Saturday, September 19, 2009

VIỆT NAM BẮT CHƯỚC 100% MÔ HÌNH TRUNG QUỐC


Bắc Kinh khen Hà Nội 'bắt chước giỏi'
Friday, September 18, 2009

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=101482&z=1

Phải 'thực sự nhớ ơn mô hình Trung Quốc'

BẮC KINH - Nhân Dân Nhật Báo hôm 18 Tháng Chín đăng một bài nhận định trên trang báo điện tử, nói rằng Việt Nam “bắt chước 100%” mô hình Trung Quốc, và rằng Việt Nam “cần thực sự nhớ ơn mô hình” này.

Một trích đoạn của bài báo bằng tiếng Anh trên Nhân Dân Nhật Báo, nói rằng Hà Nội bắt chước mô hình Bắc Kinh 100%.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/101482-medium_A1-BatchuocTrungQuoc.jpg

Bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, có tựa đề “Có thể bắt chước mô hình Trung Quốc được không?”
Bài báo mở đầu rằng mô hình Trung Quốc là “độc nhất vô nhị.” Trong nhiều năm qua, mô hình này được xem là “đề tài nóng.” Và, vẫn theo bản tin, mặc dầu chưa ai có định nghĩa rõ ràng thế nào là “mô hình Trung Quốc,” nhìn chung, mô hình này liên hệ đến sự phát triển, vốn được xây dựng trên điều kiện cụ thể của quốc gia, gắn liền với hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa, hấp thu vốn và kinh nghiệm các quốc gia Tây Phương, mở cửa ra thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp tư, chứng minh hiệu quả cao về quản lý hành chánh, và thụ hưởng nhiều năm tăng trưởng kinh tế liên tiếp.
Mô hình như vậy thì, theo tiểu tựa của bài viết, có tính “độc nhất vô nhị.”

Thế nhưng, tính “độc nhất vô nhị” vẫn có thể bắt chước được. Bài viết kể ra, có ba nước bắt chước Trung Quốc, là Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn.
Bài viết cũng nói rõ, Cu Ba và Bắc Hàn chỉ “bắt chước một phần.” Việt Nam “bắt chước 100%” từ năm 1986.

Nhân Dân Nhật Báo còn viết rõ như thế này: Một học giả kỳ cựu về nghiên cứu Trung Quốc của Việt Nam nói với báo chí Hồng Kong năm 1997, rằng bà ta được yêu cầu nghiên cứu tất cả mọi bước cải cách và mở cửa của Trung Quốc, rồi báo cáo lại cho Ủy Ban Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Báo cáo này đóng vai trò “kim chỉ nam” cho quyết định của Việt Nam vào năm 1986.

Chưa hết, vẫn theo bài báo: Tháng Mười vừa qua, khi tham dự một hội thảo tại Hà Nội về kinh nghiệm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, một nhà báo được nói cho biết, là “Việt Nam không chỉ học kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc, mà còn học cả lý thuyết xây dựng Ðảng, lý thuyết cùng kinh nghiệm chống tham nhũng của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.”

Bài báo cũng nói là chính Ðào Duy Quát, tổng biên tập báo Ðiện Tử Ðảng Cộng Sản Việt Nam, gần đây tự có kết luận về kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc. Kết luận của ông Quát như sau: tìm một lộ trình phát triển phù hợp hoàn cảnh đất nước, duy trì sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, và giữ sự thống nhất của mọi sắc tộc thiểu số.

Và bài báo kết luận, “Việt Nam cần phải thực sự nhớ ơn mô hình Trung Quốc, nhờ mô hình này mà Việt Nam có sự phát triển kinh tế nhanh và nền chính trị thì ổn định.”

Bài báo cũng nhắc đến trường hợp Ấn Ðộ. Liệu Ấn Ðộ có “bắt chước” Trung Quốc không? Nhân Dân Nhật Báo viết rằng, Trung Quốc có lịch sử lâu đời, và là nước lớn duy nhất có tiến trình văn minh không bao giờ gián đoạn. So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Ðộ thì, Ấn Ðộ có dân số đông thứ nhì thế giới; có một khoảng trống văn minh giữa nền văn minh cổ và văn minh hiện đại; được truyền thông Phương Tây gọi là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới; “một vài kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc được đánh giá cao và được áp dụng tại Ấn Ðộ.”
Thế nhưng: điều kiện riêng biệt của Ấn Ðộ khiến cho quốc gia này “không thể mô phỏng mô hình Trung Quốc.”

-----------------------------------------------

Can Chinese model be replicated? - "Mô hình Trung Quốc có lặp lại được không", khen "người học trò giỏi" VN : "Vietnam is the country whose replication of Chinese model is the most complete and successful"….."Vietnam should really owe its rapid economic development and political stability to the Chinese model." (People's Daily 18-9-09)

No comments: