Tuesday, September 1, 2009
TRĂNG HUYẾT (tiểu thuyết lịch sử)
TRĂNG HUYẾT
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=8575
ANTHONY GREY & NGUYỄN ƯỚC
TRĂNG HUYẾT
Những gì quá khứ mới chỉ là khúc dạo đầu. (Shakespeare)
Tôi cảm thấy rằng được sống sót là mắc nợ người đã chết điều gì đó. Đó là nỗi ám ảnh phải nhớ đến họ, và ai không nhớ đến người đã chết là thêm lần nữa phản bội họ. ( Elie Wiesel, nhà văn Giải Nobel Hòa bình 1986)
Xin giới thiệu cuốn trường thiên tiểu thuyết như một "Chiến tranh và hoà bình" của Việt Nam do chính tác giả Nguyễn Ước gửi cho Mạng Lưới Dũng Lạc. Xin chân thành cảm ơn tác giả.
TRĂNG HUYẾT của tác giả ANTHONY GREY & NGUYỄN ƯỚC đã diễn lại cả một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử cận đại Việt nam. Tác giả hy vọng rằng tác phẩm này sẽ “góp phần hàn gắn những vết thương khủng khiếp và những đau khổ mà người dân ở mọi phía trong xứ sở Việt Nam vốn đã bị tả tơi vì một cuộc chiến quá dài, dài hơn của bất cứ xứ sở nào.”
Lời Giới Thiệu
Nội dung
Thay Lời bạt
Ðài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng vấn Nguyễn Ước
Tác giả và tác phẩm
PHẦN THỨ I: Đời Thuộc Địa Là Thế! - 1925
Tập I - Phần I - 2
Tập I - Phần I - 3
Tập I - Phần I - 4
Tập I - Phần I - 5
Tập I - Phần I - 6
Tập I - Phần I - 7
Tập I - Phần I - 8
Tập I - Phần I - 9
Tập I - Phần I - 10
Tập I - Phần I - 11
Tập I - Phần I - 12
Tập I - Phần I - 13
Tập I - Phần I - 14
TẬP I - PHẦN THỨ II: Hận Thù Của Triệu Cu-Li - 1929-1930
Tập I - Phần II - 02
Tập I - Phần II - 03
Tập I - Phần II - 04
Tập I - Phần II - 05
Tập I - Phần II - 06
Tập I - Phần II - 07
Tập I - Phần II - 08
Tập I - Phần II - 09
Tập I - Phần II - 10
Tập I - Phần II - 11
Tập I - Phần II - 12
Tập I - Phần II - 13
Tập I - Phần II - 14
TẬP II - PHẦN THỨ III: Sông Hương - 1936
Tập II - Phần III - 02
Tập II - Phần III - 03
Tập II - Phần III - 04
Tập II - Phần III - 05
Tập II - Phần III - 06
Tập II - Phần III - 07
Tập II - Phần III - 08
Tập II - Phần III - 09
Tập II - Phần III - 10
TẬP II - PHẦN THỨ IV: Chiến Tranh và Nạn Đói - 1941-1945
Tập II - Phần IV - 02
Tập II - Phần IV - 03
Tập II - Phần IV - 04
Tập II - Phần IV - 05
Tập II - Phần IV - 06
Tập II - Phần IV - 07
Tập II - Phần IV - 08
Tập II - Phần IV - 09
Tập II - Phần IV - 10
Tập II - Phần IV - 11
Tập II - Phần IV - 12
Tập II - Phần IV - 13
Tập II - Phần IV - 14
Tập II - Phần IV - 15
Tập II - Phần IV - 16
Tập II - Phần IV - 17
Tập II - Phần IV - 18
Tập II - Phần IV - 19
Tập II - Phần IV - 20
Tập II - Phần IV - 20
TẬP III - PHẦN THỨ V: Điện Biên Phủ - 1954
Tập III - Phần V - 02
Tập III - Phần V - 03
Tập III - Phần V - 04
Tập III - Phần V - 05
Tập III - Phần V - 06
Tập III - Phần V - 07
Tập III - Phần V - 08
Tập III - Phần V - 09
Tập III - Phần V - 10
Tập III - Phần V - 11
Tập III - Phần V - 12
Tập III - Phần V - 13
Tập III - Phần V - 14
TẬP III - PHẦN VI: Thái Bình Kiểu Mỹ - 1963
Tập III - Phần VI - 02
Tập III - Phần VI - 03
Tập III - Phần VI - 04
Tập III - Phần VI - 05
Tập III - Phần VI - 06
Tập III - Phần VI - 07
Tập III - Phần VI - 08
Tập III - Phần VI - 09
Tập III - Phần VI - 10
Tập III - Phần VI - 11
Tập III - Phần VI - 12
Tập III - Phần VI - 13
Tập III - Phần VI - 14
Tập III - Phần VI - 15
Tập III - Phần VI - 16
TẬP IV - PHẦN VII: Chúng Tôi Tranh Đấu Đã Ngàn Năm - 1968
Tập IV - Phần VII - 02
Tập IV - Phần VII - 03
Tập IV - Phần VII - 04
Tập IV - Phần VII - 05
Tập IV - Phần VII - 06
Tập IV - Phần VII - 07
Tập IV - Phần VII - 08
Tập IV - Phần VII - 09
Tập IV - Phần VII - 10
Tập IV - Phần VII - 11
Tập IV - Phần VII - 12
Tập IV - Phần VII - 13
Tập IV - Phần VII - 14
Tập IV - Phần VII - 15
Tập IV - Phần VII - 16
Tập IV - Phần VII - 17
Tập IV - Phần VII - 18
Tập IV - Phần VII - 19
Tập IV - Phần VII - 20
TẬP IV - PHẦN VIII: Chiến Thắng và Chiến Bại - 1972-1975
Tập IV - Phần VIII - 02
Tập IV - Phần VIII - 03
Tập IV - Phần VIII - 04
Tập IV - Phần VIII - 05
Tập IV - Phần VIII - 06
Tập IV - Phần VIII - 07
Tập IV - Phần VIII - 08
Tập IV - Phần VIII - 09
Tập IV - Phần VIII - 10
Tập IV - Phần VIII - 11
Tái Bút
Lời mở đầu của Anthony Grey
LỜI NÓI ĐẦU
Anthony Grey
Thư gửi bạn đọc Trăng Huyết
Trong mùa hè năm 2004, một người bạn Việt Nam trẻ tuổi của tôi hiện học tại Anh đã đọc Trăng Huyết, bản phóng tác bằng tiếng Việt. Cô đối chiếu các phần của cuốn ấy với cuốn tiểu thuyết nguyên bản SAIGON của tôi, là cuốn hình thành cái lõi cốt yếu của tác phẩm khuếch đại và mới của người bạn đồng tác giả Nguyễn Ước. Vì tôi không biết và không đọc được tiếng Việt nên lúc ấy, tôi không có ý niệm về những gì Nguyễn Ước đã làm đối với bản văn của tôi. Trước khi thực hiện tác phẩm ấy, anh không tham khảo ý kiến tôi, cũng không tìm cách xin phép tôi cho tới khi anh đã hoàn tất. Thậm chí khi viết thư này, tôi vẫn không biết thật cặn kẽ những gì chứa đựng trong 400 trang mà anh thêm vào — ngoài việc biết rằng những thay đổi trong giai đoạn sau năm 1945 thì nhiều hơn trong phần đầu của cuốn truyện.
Trước đây, tôi biết qua lời của chính Nguyễn Ước giải thích với tôi rằng anh nồng nhiệt tin tưởng cuốn tiểu thuyết của tôi với những đoạn thông tin và diễn dịch do anh thêm vào là “bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình mà người dân Việt Nam đang trông đợi”. Trong lần liên lạc thứ nhất, anh nói với tôi rằng anh cảm thấy nó có sức mạnh “hòa giải và giải phóng” người dân Việt Nam khỏi những xung khắc thời quá khứ. Nhận thấy mình xúc động bởi niềm xác tín đó, tôi bất giác quyết định không chống lại cũng như không phản đối tức thời việc Nguyễn Ước đã làm.
Tuy thế, tôi cảm thấy nhẹ nhỏm khi người bạn sinh viên Việt Nam trẻ tuổi tại Anh ấy nói với tôi rằng cô rất xúc động qua những gì cô đã đọc. Cô nói, “Tôi xin cám ơn ông đã viết cuốn sách này. Tôi đã biết được rất nhiều về xứ sở và dân tộc của tôi mà trước đây tôi chưa hề biết. Tôi nghĩ rằng giá trị lớn lao nhất của cuốn truyện này là nó bảo tồn ký ức lịch sử cho những thế hệ mới của người Việt trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Tôi cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết rất quan trọng cho dân tộc Việt Nam — và cũng cho mọi người khác nữa.”
Vào năm 2005 này, ba mươi năm sau ngày Sàigòn thất thủ, dường như thế giới của chúng ta đang là chốn nguy hiểm hơn bao giờ hết. Cuộc chiến tranh cay đắng ở I-rắc do người Mỹ khởi động xâm lăng đầu năm 2003 đang ngày càng bị so sánh với cuộc chiến tranh Việt Nam trong hai thập niên 1960 và 1970. Dù sao, khủng bố và giết chóc vì lý do tôn giáo và chính trị đang lan rộng toàn cầu hơn bao giờ hết.
Dường như toàn thể hành tinh của chúng ta hiện sống với trạng thái đề phòng hằng ngày sẽ có thêm một hành động “khủng bố” tập thể nữa. Trong tình huống ấy, điều quan yếu là những người mà số lượng ngày càng nhiều thêm trên thế giới, đang mãnh liệt khao khát chấm dứt vĩnh viễn toàn bộ chiến tranh và tàn sát, nên tin rằng có những lý do để cảm thấy mình được khích lệ. Đối với tất cả chúng ta, điều quan trọng là có những nền tảng để tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn và để không bị ám ảnh bởi sợ hãi.
Ở cấp độ cao nhất, mục đích tái bản cuốn trường thiên tiểu thuyết khuếch đại [Trăng Huyết] này về những cuộc chiến lâu dài và cay đắng tại Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20 là để nhắc nhở chúng ta thảm kịch kinh hoàng và vô ích của mọi cuộc chiến, cách riêng các cuộc chiến xuẩn động. Cả Việt Nam lẫn I-rắc đều rơi vào bản liệt kê buồn bã đó. Mọi người đều đau khổ trong các thời kỳ bi thảm như thế và chẳng một ai thật sự chiến thắng. Chiến tranh biến hết thảy chúng ta thành nạn nhân. Lúc này, điều quan yếu cho thế giới của chúng ta là tiến tới một trạng thái sinh tồn trong đó chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề giữa các dân tộc và các quốc gia mà chẳng cần tới bạo động và giết chóc. Cũng quan yếu không kém là việc chữa trị những vết thương khủng khiếp về tâm lý và thể lý của quá khứ, để giúp tạo dựng một tương lai hòa bình và tốt lành hơn cho tất cả chúng ta.
Khi cuốn SAIGON được xuất bản lần đầu năm 1982, tôi ngạc nhiên và vui thích thấy nó trở thành sách bán chạy ở tầm quốc tế tại 15 nước, nói chín ngôn ngữ khác nhau. Thật rất hài lòng khi tại Việt Nam và Hoa Kỳ, nó được dùng trong lớp học để dạy dỗ các sinh viên sĩ quan trẻ tuổi của hải quân và quân đội — Đại học Quốc phòng của Quân đội Nhân dân tại Hà Nội và Học viện Hải quân Hoa Kỳ tại Anapolis. Nguyễn Ước đọc cuốn tiểu thuyết ấy lần đầu tiên bằng tiếng Anh lúc anh tới được trại tị nạn ở Indonesia sau khi trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền vào cuối thập niên 1980. Anh kể rằng anh đã khóc khi đọc nó hết phần này sang phần khác. Mãi về sau, anh quyết định dịch và tự chủ xướng việc khuếch đại vì anh cảm thấy cuốn truyện ấy, với sự thêm vào các sự kiện lịch sử cùng hư cấu nào đó của anh như một kẻ trong cuộc, sẽ khiến độc giả người Việt nhận ra rằng sự thật giải phóng chúng ta và hoà giải chúng ta.
Như đã nêu rõ, tôi quyết định cứ tin vào sự bảo đảm mà Nguyễn Ước đã viết cho tôi, rằng anh không phản bội hình thức và dự phóng trong cuốn tiểu thuyết nguyên bản của tôi. Tôi phải bảo lưu quyền thẩm định đầy đủ và có cân nhắc cho tới một thời điểm tôi biết chính xác từng chữ những gì anh đã viết. Trong lúc này tôi đang đi theo con đường riêng của mình để SAIGON được dịch riêng biệt ra tiếng Việt, đúng chính xác những gì tôi viết mà không có bất cứ thêm thắt nào, và để cho nó được xuất bản công khai bởi một nhà xuất bản của người Việt tại Việt Nam. Như tôi đã viết vào tháng Chạp năm 2004, hiện ở Hà Nội đang có những thảo luận bước đầu về việc đó, nhân danh tôi, và chưa có kết quả rõ ràng. Tuy thế, tôi không biêt việc xuất bản ấy sẽ xảy ra sớm hay muộn — hoặc quả thật bao giờ.
Rõ ràng Nguyễn Ước đã hết lòng với đam mê, lý tưởng và nghị lực để viết nên Trăng Huyết. Nếu anh ấy có lý và cuốn sách này có thể đóng góp đầy ý nghĩa để chữa trị và hòa giải các vết thương quá khứ, thì bằng những cách thức nhỏ bé, một tương lai hoà hợp hơn sẽ bắt đầu để làm nổi bật dân tộc Việt Nam — và việc đó chắc chắn dẫn tới kết quả là sẽ làm xúc động người dân của các quốc gia khác. Lúc ấy, mọi nỗ lực cần cù của Nguyễn Ước sẽ đáng giá. Dù xảy tới tình huống nào đi nữa, tôi vẫn ca ngợi hoài bảo, sự tự phát, những lao động tận tụy của anh và mong anh ấy gặp may mắn.
Sự ngưỡng mộ và mến cảm của tôi đối với Việt Nam và dân tộc can trường cùng độc đáo ấy ngày càng tăng kể từ khi tôi bắt đầu nghiên cứu và viết cuốn SAIGON. Sự tái tục dính líu tới Việt Nam được gây ra bởi sự xuất hiện nổi bật của Trăng Huyết và việc tái bản tại Anh ấn bản mới cuốn SAIGON bằng tiếng Anh vì thế đang là nguồn khoái cảm lớn lao cho tôi. Vậy tôi xin cám ơn tất cả những ai quan tâm và chúc cho tất cả những ai đang đọc các trang này một hoà bình lâu dài và sự hòa hợp ngày càng tăng trong cuộc sống hằng ngày.
• Bản dịch của Nguyễn Ước.
• Xin xem nguyên văn tiếng Anh ở cuối Tập IV
Foreword
A message to readers of Trang Huyet
From Anthony Grey
A young Vietnamese friend of mine now studying in England read the new augmented Vietnamese text of Trang Huyet during the summer of 2004. She compared parts of it to my original English novel SAIGON, which forms the core and essence of this new expanded work by fellow co-author Nguyen Uoc. Since I do not speak or read Vietnamese, I had no idea then what Uoc had done to my text. He did not consult me before he did the work nor seek my permission until after he had finished. Even as I write this message I still do not know in great detail what is contained in the extra 400 pages he has added — except that there are more changes in the period after 1945 than in the first half of the story.
I knew from his own explanation to me that Uoc passionately believed that my novel with his added passages of information and interpretation was ‘the War and Peace novel that the people of Vietnam have been waiting for.’ He told me in his first communication that he felt it had the power to ‘reconcile and free’ Vietnamese people from the conflicts of their past. I found myself moved by this conviction and decided on an impulse not to oppose or take any immediate exception to what Uoc had done.
I was, however, relieved when the young Vietnamese student in England told me she was very moved by what she had read. ‘I would like to thank you for writing this book,’ she said. ‘ I have learned so much about my country and its people that I never knew before. The story’s greatest value, I think, is that it preserves historical memories in a rapidly changing world for new generations of Vietnamese. I think it is a very important novel for the people of Vietnam – and everybody else too.’
In the year 2005, thirty years after the fall of Saigon, our world seems to be a more dangerous place than ever before. The bitter warfare in Iraq triggered by the American inspired invasion of early 2003 is being compared increasingly with the Vietnam war of the 1960s and 1970s. In any event terrorism and killing for political and religious reasons is more widespread globally than ever before.
The whole planet, it seems, now lives daily in anticipation of some new massive ‘terrorist’ outrage. In these circumstances it is vital that the growing number of people around the world who are wishing fervently for a permanent end to all warfare and carnage should believe there are reasons to feel encouraged. It is important for us all to have grounds for trusting in a better future and not become haunted by fear.
The purpose at the highest level of republishing this expanded novel about the long and bitter wars in Vietnam in the second part of the twentieth century is to remind us of the terrible and futile tragedy of all wars, particularly ill-judged wars. Both Vietnam and Iraq fall into that sad category. Everybody suffers in such tragic times and nobody truly triumphs. War makes us all victims. Now it is vital for our world to move forward to a state of being in which we can solve all problems among peoples and nations without recourse to violence and killing. It is equally vital to heal the terrible physical and psychological wounds of the past to help create a better peaceful future for us all.
SAIGON when first published in 1982 to my surprise and delight became an international bestseller in 15 countries and nine languages. Very gratifyingly it has already been used in classrooms in Vietnam and in the United States for educating young army and navy officer cadets – The Peoples Army Defence University in Hanoi and the American Naval Academy at Annapolis. Nguyen Uoc first read the novel in English when he found himself in an Indonesian refugee camp after fleeing by boat from Vietnam in the late 1980s. He said he wept on reading parts of it. Much later, he decided to translate and expand the novel on his own initiative because he felt that the story with the additions of historical fact and some fiction that he could make as ‘an insider’ would cause Vietnamese readers to realise that ‘the truth frees us and reconciles us.’
As I have already indicated, I have decided to take on trust Uoc’s written assurance to me that he has not ‘betrayed’ the form and intent of my original novel. I must reserve a full and measured judgement until such time as I know precisely word by word what he has written. Meantime I am pursuing my own course for SAIGON to be translated separately into Vietnamese exactly as I wrote it without any additions — and for it to be published openly by a Vietnamese publisher in Vietnam. As I write in December 2004, there have been some initial inconclusive discussions in Hanoi about this on my behalf. I do not yet know whether this will happen sooner or later — or indeed ever.
What is beyond doubt is that Nguyen Uoc has applied himself with passion, idealism and energy to produce Trang Huyet. If he is right and a book can contribute significantly to healing and reconciling past wounds, a more harmonious future will begin in small ways to emerge for the people of Vietnam – and this must also eventually touch people of other nations. Then all of Uoc’s diligent efforts will have been worthwhile. In any event I commend his ambition and his spontaneous and dedicated labours and wish him well.
My admiration and affection for Vietnam and its courageous and highly distinctive people have grown constantly from the moment I began to research and write SAIGON. Renewed involvement with Vietnam which has been triggered by the emergence of Trang Huyet and the republication in Britain of a new 2005 English edition of SAIGON has therefore been a source of great pleasure to me. So may I thank all concerned and wish those who read these pages enduring peace and growing harmony in their daily lives.
Tác giả Nguyễn Ước (và Anthony Grey)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment