Tuesday, September 8, 2009

HOẠT ĐỘNG của TRUNG QUỐC trong BIỂN ĐÔNG


Trung Quốc bắt đầu khai thác mỏ khí Ledong (LD) 22-1 trên biển Đông
Thứ ba, 08/09/2009, 02:03(GMT+7)
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA65748/default.htm
VIT - Ngày hôm nay (07/9), Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết, một mỏ khí của tập đoàn này trên biển Đông đã bắt đầu đi vào sản xuất với sản lượng hàng ngày hiện tại đạt 30.000 feet khối.
Mỏ khí này, mang tên Ledong (LD) 22-1, do một mình Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc sở hữu 100%.
Mỏ khí LD 22-1 nằm ở độ sâu khoảng 93,5 mét tại Vịnh Yinggehai thuộc phía tây biển Đông, cách mỏ khí Yacheng 13-1đang sản xuất 47 km về phía đông và cách mỏ khí LD 15-1, một mỏ khí khác của Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc, khoảng 20 km về phía tây.
Mỏ khí LD 22-1 được phát triển chung cùng với mỏ khí LD 15-1. Khí ga tự nhiên từ hai mỏ khí này sẽ được bơm vào cho các khách hàng, bao gồm cả các nhà máy lọc dầu, các nhà máy hoá chất và các doanh nghiệp cung cấp ga, tại Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Các cơ sở sản xuất của mỏ LD 22-1 bao gồm một giàn khoan 8 chân và 13 giếng sản xuất. Mỏ LD 15-1 sẽ hút dầu từ 8 giếng thông qua một giàn khoan 8 chân.
Mỏ khí LD 15-1 sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tập đoàn này cho biết.
Sản phẩm đỉnh điểm của hai mỏ khí LD 22-1 và LD 15-1 này có thể đạt khoảng 150 triệu feet khối một ngày.
Ông Yuan Guangyu, Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc cho biết biển Đông từ lâu đã trở thành khu vực sản xuất khí tự nhiên quan trọng của Tập đoàn này và họ sẽ tiếp tục phát triển sản xuất khí ga tại khu vực này.
Bất chấp mọi sự thật lịch sử, Trung Quốc hiện ngang nhiên coi biển Đông nơi có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là ao riêng nhà mình. Ngoài việc tự ý khai thác tài nguyên dầu khí, phía Trung Quốc còn bắt giam ngư dân trên các tầu cá của Việt Nam vẫn đánh bắt cá ở vùng biển truyền thống của Việt Nam. Những việc làm hiện nay của Trung Quốc khiến cho tình hình an ninh khu vực biển Đông trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, đẩy tất cả các khái niệm quan hệ quốc tế hiện hành tới sự bế tắc hoàn toàn.
Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2
Quyết Thắng (Theo THX)

----------------------------------------

Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông
16:58 04/09/2009
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=358460
(ĐCSVN) - Ngày 16.8.2009, đội tàu hộ tống của Trung Quốc sau khi thực hiện nhiệm vụ hộ tống hàng hải đã đi vào khu vực biển Đông và tiến hành diễn tập với khoa mục tiếp tế theo đội hình hàng ngang. Theo tinh thần hoạt động ”đi một bước, luyện tập một bước, nghiên cứu một bước”. Đội tàu hộ tống trên đường quay trở về căn cứ đã tiến hành các cuộc diễn tập và nghiên cứu đấu pháp quân sự, tập trung thử nghiệm và nâng cao khả năng chỉ huy tác chiến, khoảng cách bảo đảm, phòng vệ cơ động.
Ngày 18.8.2009, đội tàu hộ tống gồm hơn 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiến hành tiếp tế, hậu cần, thăm quan cơ sở công tác và sinh hoạt của binh lính trên đảo, đồng thời đưa 2 tàu chở trực thăng là ”Thâm Quyến” và ”Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không.
Phát biểu với binh lính trên đảo, chỉ huy đội tàu hộ tống Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: ”Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo, đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía nam Tổ quốc”. Đến 9 giờ 30′ ngày 18.8.2009, đội tàu đã rời đảo, tiếp tục hành trình quay trở về căn cứ.
Ngày 24.8.2009, lực lượng Hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài 2 tháng, các hoạt động huấn luyện này được bắt đầu từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa. Đây được coi là một hoạt động tập dượt kịch bản đổ bộ bằng đường không của Hải quân Trung Quốc. Một trong những nội dung mới đáng lưu ý trong các hoạt động huấn luyện quân sự năm 2009 là hoạt động huấn luyện nhảy dù từ máy bay trực thăng và từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa.
Theo báo Hoàn Cầu, Phượng Hoàng (Trung Quốc)

Bài đăng trên báo điện tử của Đảng CSVN nhưng đã bị lấy xuống, xem bản lưu tại :
http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8071

Xem bình luận :
Nghiệp vụ kém hay vô cảm trầm trọng? (blog Nguyễn Vạn Phú)
Tin Lạ. (blog Osin)

------------------------------------------------------


Đâu là mục đích diễn tập quân sự trên biển Đông của Trung Quốc?
25-08-2009 12:44
http://vietinfo.eu/737/30927/dau-la-muc-dich-dien-tap-quan-su-tren-bien-dong-cua-trung-quoc.htm
(Vietinfo) Ngày 24/8, trang tin quân sự Trung Quốc cho biết, lực lượng Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài 2 tháng, các hoạt động huấn luyện này được bắt đầu từ một sân bay trên biển Đông. Đây được coi là một hoạt động tập dượt kịch bản đổ bộ bằng đường không của Hải quân.
Một số năm gần đây, lực lượng Hải quân Trung Quốc đã liên tục gia tăng nhiều những hoạt động tập dượt cho binh lính như: hoạt động tác chiến đặc biệt, tìm kiếm và cứu hộ, cứu trợ thảm họa và giảm thiểu thiên tai.
Nhưng một điều đáng lưu ý nhất trong các hoạt động huấn luyện của năm 2009 là hoạt động huấn luyện nhảy dù từ máy bay trực thăng, đây là một trong những nội dung mới được diễn ra trong khoảng 2 tháng và được bắt đầu từ một sân bay trên biển Đông.
Tuy nhiên, những hoạt động diễn tập và huấn luyện của lực lượng Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông (Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc) chỉ là một biện pháp trong kế sách phô trương sức mạnh, một phần muốn để các quốc gia láng giềng thấy rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới khu vực này cũng như sự hiện diện tại đây.
Kể từ khi xảy va vụ va chạm giữa các tàu của Trung Quốc và tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ trên biển Đông (08/3). Lực lượng hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã ráo riết gia tăng các hoạt động cũng như tăng cường lực lượng Hải quân và lực lượng tàu giám sát ngư trường tới biển Đông. Điều này đã được giới phân tích chính trị và quân sự cho rằng, đây là một trong những ý đồ muốn đẩy vai trò của Mỹ ra khỏi khu vực này.
Điều này đã được minh chứng qua việc Trung Quốc đã lên tiếng phản đối những công ty nước ngoài và của Mỹ khi hợp tác với Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông. Qua đó cho thấy rằng, Trung Quốc không muốn Mỹ và những đối tác nước ngoài khác có dính dáng tới khu vực này.
Trong hành động Trung Quốc vô cớ bắt giữ ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc. Trong ngoại giao, Trung Quốc đã luôn tuyên truyền cần có giải pháp hòa bình đối với khu vực Trường Sa và biển Đông và đã đưa ra lời kêu gọi đối với các nước trong khu vực hãy “gác tranh chấp cùng khai thác”. Điều này chỉ là một vỏ bọc cho chiến lược thâu tóm biển Đông, tạo cửa ngõ vươn rộng ra Thái Bình Dương, qua eo biển Malacca và sang Ấn Độ Dương, tạo một vành đai chiến lược trong ý đồ bá chủ trong tương lai.
Theo VIT


-------------------------------

Biển Đông đâu phải là 'ao nhà' của Trung Quốc
08-09-2009 02:40
http://vietinfo.eu/737/32755/bien-dong-dau-phai-la-ao-nha-cua-trung-quoc.htm
(Vietinfo) "Với 'đường lưỡi bò', Trung Quốc mặc nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình và muốn biến biển Đông thành sân sau, ao nhà", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ trao đổi
- Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc, đi kèm một bản đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên biển Đông. Ông có thể giải thích về lịch sử hình thành đường yêu sách này?
- Đường yêu sách 9 đoạn hay đường chữ U, "đường lưỡi bò" ra đời năm 1947 do một công dân Trung Hoa Dân quốc vẽ. Năm 1948, dựa theo đó, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã cho in bản đồ có "đường lưỡi bò". Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc gồm 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các quần đảo, bãi ngầm trên biển Đông. Đường này được vẽ tùy tiện, không có tọa độ cụ thể.
Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng nối tiếp chính quyền trước đó trong việc xuất bản bản đồ có "đường lưỡi bò". Tới năm 1953, bản đồ có "đường lưỡi bò" do Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn, bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Theo bản đồ này, đường yêu sách hình chữ U "nuốt" tới 80% diện tích Biển Đông.
Mặc dù xuất bản bản đồ có "đường lưỡi bò", nhưng cả chính quyền Trung Hoa Dân quốc trước đó lẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau này đều chưa bao giờ chính thức tuyên bố yêu sách hay giải thích gì.
- Ông đánh giá như thế nào về tính khoa học và giá trị pháp lý của "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc vừa đưa ra?
- Về hình thức thể hiện, bản đồ vẽ đường biên giới 9 đoạn hay 11 đoạn, Trung Quốc đều dùng ký hiệu thể hiện theo đúng tiêu chuẩn chung của đường biên giới quốc gia. Với cách thể hiện của "đường lưỡi bò" ôm lấy 80% biển Đông, người ta hiểu rằng phạm vi biển ở trong đó là vùng nội thủy và lãnh hải hay "vùng nước lịch sử" thuộc chủ quyền hoàn toàn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong các tuyên bố đưa ra suốt từ năm 1958, Trung Quốc không hề nêu lên quy chế "vùng nước lịch sử" hay vùng giới hạn bởi "đường lưỡi bò" hoàn toàn chỉ là vùng nội thủy, lãnh hải của mình. Ngược lại, họ thừa nhận trong phạm vi biển đó có cả vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009, tức là hơn 60 năm sau khi bản đồ "đường lưỡi bò" ra đời, Trung Quốc mới thể hiện quan điểm chính thức: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, và cả quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó".
Mặc dù việc đưa ra bản đồ có "đường lưỡi bò" không dựa trên bất cứ căn cứ khoa học, pháp lý nào, Trung Quốc vẫn thường xuyên tung bản đồ đó ở trong nước và trên một số diễn đàn quốc tế... Trung Quốc tìm mọi cách giành lấy sự mặc nhiên thừa nhận của dư luận chính thức và không chính thức đối với "đường lưỡi bò" này
- Tranh chấp trên biển Đông hiện có 2 vấn đề là chủ quyền các quần đảo và phân định biển, thềm lục địa. Việc sở hữu các quần đảo có ý nghĩa như thế nào đối với việc phân định biển, thềm lục địa?
- Với "đường lưỡi bò", Trung Quốc một mặt, mặc nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, trong khi tại đây còn diễn ra tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực. Mặc khác, với đường biên giới này, rõ ràng Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành sân sau, thành "ao nhà" của mình.
Theo Công ước Luật biển 1982, chỉ có "quốc gia quần đảo" mới được phép áp dụng các quy định của Công ước trong việc vạch đường cơ sở để tính chiều rộng các vùng biển, thềm lục địa của cả quần đảo cấu thành "quốc gia quần đảo". Hoàng Sa và Trường Sa không phải là quốc gia quần đảo mà là các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, vì thế không được áp dụng các quy định đối với quốc gia quần đảo nói trên.
Hơn nữa, các đảo trong hai quần đảo này có diện tích rất nhỏ, điều kiện môi sinh môi trường cực kỳ khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống con người, không có đời sống kinh tế riêng. Vì vậy, chúng cũng chỉ có thể được phép có vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh mỗi đảo nổi tính từ đường cơ sở của chúng. Rõ ràng không thể dựa vào sự tồn tại của 2 quần đảo này, mặc dù đây không phải là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc, để nước này mở rộng phạm vi vùng nội thủy, lãnh hải đến 80% diện tích biển Đông.
- Tại cuộc họp Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc ngày 27-28/8, Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc Biển Đông và đề nghị thành lập tiểu ban xem xét vấn đề này. Động thái này của Việt Nam nên hiểu như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng Việt Nam đang muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Nhưng theo tôi không phải như vậy. Việc nộp hồ sơ cho thấy chúng ta đang tuân thủ một cách nghiêm túc thủ tục pháp lý đúng theo Công ước Luật biển 1982. Hồ sơ của chúng ta có căn cứ khoa học, pháp lý để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.
Tôi được biết, Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn đàn đàm phán song phương hằng năm để xử lý, giải quyết các tranh chấp. Chỉ khi các nước không thỏa thuận được với nhau thì mới tính đến khả năng đưa ra cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc.
Với vấn đề chủ quyền biển, đảo từ lâu Việt Nam đã lên tiếng và có những hoạt động thực tế như tổ chức đàm phán, công hàm phản đối, công trình nghiên cứu đồ sộ... Các chính quyền từ thời trước như thời nhà Nguyễn, chính quyền miền Nam Việt Nam trước đây đã có những hoạt động thực hiện chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách Nhà nước một cách liên tục và hòa bình.
- Quan điểm của các nước trong khu vực về vấn đề biển Đông như thế nào?
- Qua những kênh thông tin chính thức thì không những các nước trong khu vực mà cả các nước châu Á, phương Tây đều rất quan tâm. Quan điểm của Việt Nam về cơ bản phù hợp với quan điểm của các nước là muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hợp tác, phát triển ổn định, bền vững.
- Là người có thâm niên trong lĩnh vực phân định biên giới, theo ông, Việt Nam cần tiếp tục làm những gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mình?
- Theo tôi, những gì chúng ta đã làm thì nên tiếp tục. Trong đó, phải tìm cách chứng minh, khẳng định quan điểm rõ ràng với từng loại việc khác nhau. Ví dụ, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, cần nghiên cứu, sưu tầm chứng cứ để khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo này.
Với vùng biển và thềm lục địa, theo Công ước luật biển 1982, cần có giải pháp để giải quyết các khu vực chồng lấn, vùng tranh chấp để đi đến kết quả như mình đã có với Indonesia (ký được thỏa thuận sau hơn 10 năm đàm phán), với Malaysia, với Thái Lan. Với Trung Quốc và Campuchia chúng ta cũng đang đàm phán. Việt Nam cũng đã giải quyết phân định ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ và đang duy trì diễn đàn đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển với Trung Quốc.
Trước những động thái thực tế của một số nước động chạm đến quyền lợi quốc gia thì nhất quyết phải có tiếng nói đúng thủ tục pháp lý. Nếu chúng ta không lên tiếng, tức là đã mặc nhiên thừa nhận quyền của nước khác. Nhiều nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước hiện rất quan tâm tới vấn đề này, họ có rất nhiều kiến thức, đóng góp ý kiến hay.
Đây không phải là vấn đề ngày một, ngày hai. Bên cạnh cuộc đấu tranh pháp lý, ngoại giao thì chúng ta phải xây dựng thực lực của mình: đẩy mạnh khai thác, bảo vệ các lợi ích, tăng cường sức mạnh trên biển. Ngoài ra, nên thành lập một cơ quan điều phối, quản lý chung hoạt động trên biển. Cơ quan này sẽ tập trung sức mạnh đang phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương.
Theo VNE

Tiến sĩ Trần Công Trục có gần 30 năm công tác tại Ban biên giới Chính phủ và giữ chức Trưởng ban trong 10 năm. Ông từng trực tiếp tham gia đàm phán giải quyết biên giới trên bộ, biên giới trên biển trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; đàm phán phân chia thềm lục địa với Indonesia và Campuchia.

---------------------------------------------

Trung Quốc là cội nguồn của những tranh chấp ở biển Đông
04-09-2009 04:08
http://vietinfo.eu/737/32259/trung-quoc-la-coi-nguon-cua-nhung-tranh-chấp-o-bien-dong.htm
(Vietinfo) Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ khu vực biển Nam Trung Hoa và đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ. Vào năm 1974, Trung Quốc lợi dụng sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam đã tấn công hải quân Nam Việt Nam và chiếm đóng các hòn đảo ở Quần Đảo Hoàng Sa.
Chính phủ Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục duy trì các tuyên bố chủ quyền của chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1988, hơn 70 lính hải quân Việt Nam đã tử trận do đụng độ với tàu Trung Quốc gần rặng đá ngầm Johnson thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Năm 1995, Trung Quốc chiếm giữ thêm các dãy san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, cách Palawan của Philippines 130 hải lý, hoàn toàn nằm trong khu vực đặt quyền kinh tế của Philippines theo Công Ước 1994, trong khi nằm cách Trung Quốc đến 620 hải lý.
Sự kiện năm 1995 ở dãy đá ngầm Mischief đã kích hoạt đồng loạt những phản ứng của các nước Asean khiến cho Trung Quốc phải ngạc nhiên. Kết quả là TQ đã phải hứa hẹn hợp tác khai thác chung nguồn tài nguyên dưới biến cho đến khi các bất đồng được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc thật ra vẫn đang từ chối đàm phán đa phương với các nước có liên quan và đơn phương dùng sức mạnh vượt trội để tranh giành chủ quyền.
Những hoạt động vượt quá giới hạn của Trung Quốc là việc nhiều lần khoan thăm dò dầu và khí đốt ở vịnh Bắc Bộ và các khu vực lân cận ở biển Đông, nơi xét theo những điều luật của UNCLOS về hoàn cảnh cư trú lịch sử, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cũng ngăn cấm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam và các nước láng giềng hoạt động trong vùng lãnh hải do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Hiện nay, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức Hải quân Hoa Kỳ. Vào tháng 3-2009, 5 tàu nhỏ của Trung Quốc đã can thiệp vào các hoạt động của tàu thăm dò Impeccable Hoa Kỳ, ở vị trí cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoãng 75 hải lý.
Trung Quốc cho rằng tàu Impeccable đã vi phạm những điều luật về vùng đặc quyền kinh tế của UNCLOS qua việc tiến hành các hoạt động khảo sát dưới đáy biển. Ngay cả khi tàu của Hoa Kỳ dùng các vòi cứu hỏa xịt nước sang boong tàu của Trung Quốc, họ vẫn tiếp tục ngăn cản bằng cách chắn ngang đường tiến của tàu Impeccable. Trung Quốc cũng đã đe dọa đưa tàu vũ trang đến để bảo vệ các tàu nhỏ đang quấy rối hoạt động của tàu Hoa Kỳ và tăng cường quyền quản lý khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các Tranh Chấp Khác ở Biến Đông
Một số các tranh chấp chưa được giải quyết bao gồm những tranh chấp giữa các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số các tranh chấp trong đó có liên quan đến cả chủ quyến biến và đất liền. Những tranh chấp nổi bật bao gồm:
- Thailand và Cambodia, gồm có tranh chấp quyền sở hữu đền Preah Vihear nằm trên dãy núi giắt ngang biên giới của hai nước, cũng như tranh chấp về đường lãnh hải. Việc giành quyền sở hữu đền Preah Vihear là vấn đề nóng hiện nay giữa hai nước do Cambodia dự định sẽ đơn phương yêu cầu Liên Hiệp Quốc công nhận ngôi đền và khu vực lận cân là Khu vực Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Của Thế Giới.
Quân đội giữa hai nước đã có các cuộc giao tranh lẫn nhau. Tranh chấp lãnh hải bao gồm khu vực chồng lấn có nguồn tài nguyên dầu và khí đốt, đang được Chevron và ConocoPhillips cùng với các Hãng khác tiến hành thăm dò và khai thác. Việc giải quyết vấn đề này của chính phủ tiền nhiệm Thailand đóng vai trò quan trọng đến tình trạng rối loạn chính trị đang diễn ra ở Thailand hiện nay.
- Thailand và Việt Nam cũng có những xung khắc lợi ích ở Vịnh Thanland, nơi rất giàu nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt. Rất khó để phân ranh Vịnh Thailand do khu vực này được bao quanh bởi Cambodia, Malaysia, Thailand, và Việt Nam. Sẽ không thể vẽ một đường ranh giới sao cho có thể đãm bảo mỗi nước có được 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Cambodia đã phản đối những dàn xếp riêng về lãnh hải giữa Thailand và Việt Nam.
- Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền một phần của biển Đông, khu vực mà Thailand, Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Một ký thư tuyên bố chủ quyền chung giữa Thailand và Malaysia gởi cho UNCLOS hồi đầu năm đã kích hoạt một phản ứng giận dữ của Trung Quốc và một quốc gia khác vốn không được hổ trợ bởi Luật Biển.
Theo Vietlist



No comments: