Tuesday, September 8, 2009

DI SẢN HỒ CHÍ MINH : 12 CHỮ VÀNG


Việt Cộng thi đua ca tụng “di sản Hồ Chí Minh: Mười hai chữ vàng”
Nguyễn Ðạt Thịnh
07/09/2009

Tờ báo quốc nội on line Tuần Việt Nam đăng bài “Di sản Hồ Chí Minh: Muời hai chữ vàng” của ông Nguyễn Ngọc Lanh vào đúng ngày 9/02/09 –ngày quốc khánh của chúng. Ông Lanh không phải là biên tập viên của Tuần Việt Nam, nên, để bớt trách nhiệm, tờ báo rao ngay trên đầu bài “đây chỉ là quan điểm riêng” của ông này.

Ông Linh bắt đầu bài báo bằng câu “Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa”, câu này được ông Lanh gán vào miệng Hồ Chí Minh.
Bài báo viết, “Câu nói này cho thấy một điều khá minh bạch: "Độc lập" là quyền của cả một nước, cả một dân tộc; còn "tự do" là quyền của mỗi người dân, của từng cá nhân trong dân tộc đó. Khác nhau lắm!
“Đấu tranh cho độc lập thể hiện tính yêu nước của một đoàn thể; đấu tranh cho tự do thể hiện tính yêu dân của đoàn thể đó. Khác nhau lắm!”

Ðồng ý với ông Lanh là độc lập và tự do khác nhau lắm. Tách bạch hai tình trạng “độc lập” của một nước và “tự do” của con dân nước đó có thể vô nghĩa nếu bài báo đăng tại Nhật, Pháp, Anh, hay Hoa Kỳ, vì công dân tại đa số những quốc gia độc lập này đều có quyền tự do.

Tuy nhiên phân tách này lại rất có ý nghĩa tại Việt Nam, một quốc gia tạm gọi là độc lập, nhưng người Việt Nam lại hoàn toàn không có bất cứ một quyền tự do nào cả: tự do ngôn luận nằm trong tay “nhân dân”, mà nhân dân lại là Việt Cộng, nên toàn thể đài và báo trong nước đều là báo chính phủ, đài truyền thanh, truyền hình chính phủ.
Tự do bầu cử để lựa chọn chính phủ cũng lại nằm trong tay “nhân dân”; “nhân dân” cử sẵn đại biểu cho công dân cử tri bầu.
Trong tình trạng mất tự do toàn diện đó, tác giả nhắc lại câu nói của Hồ Chí Minh “Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa”thì lời nhắc nhở đó chỉ có thể có nghĩa là xỉ vả bọn hậu duệ họ Hồ (hay họ Nguyễn [Ái Quốc]) đang đi sai đường hướng Hồ đề ra.

Tác giả còn phân tách 2 cuộc đấu tranh: một là đấu tranh giành độc lập, cuộc đấu tranh đã qua mà ông cho là bổn phận của “cả một nước”; và cuộc đấu tranh hiện đang diễn ra cho “tự do”, cuộc đấu tranh mà ông cho là “của mỗi người dân, của từng cá nhân trong dân tộc đó.” Phân tách như vậy rồi, ông Lanh viết, “Khác nhau lắm!”
Ông chỉ chưa viết rõ ra tên những chiến sĩ tự do là Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung …

Nhắc lại bản “tuyên ngôn độc lập” của Việt Cộng, ông Lanh viết, “Khi ra Tuyên ngôn độc lập, có nghĩa là nước ta có độc lập. Khi một nước đã độc lập rồi, thì nổi lên hàng đầu là quyền tự do của mỗi người dân. Không phải ngẫu nhiên hay tuỳ tiện mà trong lời tuyên bố kết thúc bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đặt “tự do” trước “độc lập”. Giữa hai từ, cụ Chủ tịch đặt chữ “và” hoặc dấu phẩy. ‘...chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy’.” (trích Tuyên Ngôn Độc Lập).

Ông Lanh không nói rõ những ai đang tranh đấu cho tự do, mà chỉ tiếp tục “ca tụng” Hồ Chí Minh thuổng một câu trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Ðể vuốt nhẹ những lời “khen” Bác, tác giả tâng bốc Bác, “Với tầm uyên bác của mình, Hồ Chí Minh không thiếu danh ngôn Đông, Tây, kim, cổ để trích dẫn. Nhưng khi soạn thảo một văn bản lập quốc - mang tính trường tồn - hẳn là vị Chủ tịch đã cân nhắc đầy đủ khi chọn một câu trích mà ông đánh giá là bất hủ.” Câu đó trích trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ.

Ông Lanh nhận định về câu tuyên ngôn này, “Nó bất hủ vì bao quát được những ước vọng lớn nhất, bao trùm nhất và từ nay là nóng bỏng nhất của con người - kể từ khi con người vừa xuất hiện trên trái đất, cho đến muôn đời sau. Nó phân biệt một con người với một con vật. Quyền sống, quyền tự do và quyền tư hữu của con người đã được triết gia John Lock nêu từ thế kỷ 16, trong đó quyền tư hữu được Jefferson nâng lên thành quyền mưu cầu hạnh phúc khi ông soạn Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ.
Hạnh phúc phải do mưu cầu mà có, chứ không thể ăn sẵn; một chế độ tốt đẹp phải tạo cơ hội để mỗi người có thể mưu cầu hạnh phúc cho mình. Muốn mưu cầu hạnh phúc, con người phải có tư hữu: tư hữu thể chất, tư hữu kỹ năng lao động chân tay và trí óc, tư hữu phương tiện sản xuất
(nông dân tư hữu đất đai, nhà tư bản tư hữu vốn, trí thức tư hữu năng lực tư duy...); và cuối cùng là tư hữu của cải kiếm được. Một con người không tư hữu gì, chỉ còn cách trông vào sự cưu mang của đồng loại.


Chỉ 6 chữ “nông dân tư hữu đất đai” cũng đủ thấy tác giả chĩa thẳng mũi dùi chỉ trích vào bọn nhà nước Việt Cộng và chính sách “toàn bộ đất đai là sở hữu của nhân dân” chúng đem ra để vô sản hoá nông dân.

Ngày thường người trong nước cũng đã ra rả “chửi” Vẹm trên blog; ngày quốc khánh của chúng, họ đem những lời nguyền rủa này đăng trên báo Vẹm làm chủ.

Tôi đồng ý với ông Lanh hai điều: một là giai đoạn đấu tranh mới, giai đoạn đang diễn tiến, là đấu tranh cho dân chủ, cuộc đấu tranh của từng người Việt Nam, và toàn thể người Việt Nam; điều thứ nhì là ông Lanh lanh lắm, lanh đúng như cái tên Lanh của ông.

Nguyễn Ðạt Thịnh

No comments: