Wednesday, September 9, 2009

CƠ QUAN LIÊN HIỆP QUỐC NÓI VỀ BLOGGER VIỆT NAM


Một nhóm Công tác nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam thả nhà báo Trương Minh Đức
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 09/09/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 09/09/2009 15:58 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/117/article_4896.asp
Nhóm Công tác chống giam cấm vô cớ, bao gồm 5 chuyên gia độc lập và là một cơ quan trực thuộc Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hội đồng này sẽ bắt đầu khoá họp kéo dài trong ba tuần lễ, kể từ ngày 14 tháng 9 tới đây để xem xét vấn đề vi phạm nhân quyền trên thế giới

Theo hãng tin Reuters, Nhóm Công tác chống giam cầm của Liên Hiệp Quốc đặc biệt kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Trương Minh Đức, một ký giả độc lập, vì tình trạng sức khỏe của nhân vật này bị đã bị suy yếu đáng kể do bị cấm cố.
Bị bắt vào năm 2007, sau khi theo dõi một vụ án tham nhũng, nhà báo Trương Minh Đức đã bị kết án 5 năm tù vào tháng 8/2008.
Trong bản thông báo công bố hôm qua, ngoài ký giả Trương Minh Đức, Nhóm Công tác chống giam cầm vô cớ của Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận một số trường hợp bắt giam trái phép khác ở Việt Nam, liên quan đến các nhà báo Nguyễn Hoàng Hải (bút hiệu Điều Cày), Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng và Ngô Quỳnh.
Ngoài ra còn có hai nhà báo khác là Nguyễn Văn Hải của tờ TuổI Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên cũng đã bị bắt giam tùy tiện trước khi được thả ra.
Bao gồm 5 chuyên gia độc lập, Nhóm Công tác chống giam cấm vô cớ, trực thuộc Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hội đồng này sẽ bắt đầu khoá họp ba tuần kể từ ngày 14 tháng 9 tới đây để xem xét vấn đề vi phạm nhân quyền trên thế giới.


Cơ quan LHQ nói về blogger Việt Nam
Cập nhật: 10:45 GMT - thứ tư, 9 tháng 9, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090909_un_vietnam_bloggers.shtml
Một cơ quan theo dõi về nhân quyền của Liên hiệp quốc nêu ý kiến về các vụ nhà báo, người viết blog và người bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị bắt giữ "trái pháp luật" và kêu gọi chính quyền hãy "cải thiện tình hình".
Trong công bố ra hôm thứ Ba 8/09, Nhóm Công tác của Liên hiệp quốc chuyên theo dõi các vụ bắt giữ tùy tiện (arbitrary detention) yêu cầu thả ông Trương Minh Đức, một nhà b́ao tự do hiện trong tình trạng sức khoẻ kém.
Theo bản tin Reuters, ông Đức bị bắt tháng 5/2007 và xử 5 năm tù vào tháng 7/2008 sau khi viết bài về ṃột vụ tham nhũng.

Cơ quan của LHQ mang tên United Nations Working Group on Arbitrary Detention gồm năm chuyên gia độc lập sẽ báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền LHQ khai mạc tại Geneva ngày 14/9 năm nay về các vụ vi phạm trên toàn thế giới.
Nhóm công tác của LHQ đã thu thập báo cáo từ ngày 5/5 vừa qua nhưng chỉ công bố nội dung văn bản tám trang hôm vừa qua.
Họ cũng nói về các vụ "bắt trái phép" blogger Điếu Cày và các ông Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Hùng, Ngô Quỳnh và cô Phạm Thanh Nghiên.
Hai nhà báo khác cũng được họ cho là "bị giam giữ trái luật" sau khi đưa tin về tham nhũng là Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến.
Hai người này hiện đã được thả.

Tự do cá nhân
Cũng gần đây, chính quyền Việt Nam thả một blogger vàmột nhà báo từng có bài viết phê phán chính sách của nhà nước với Trung Quốc và vì "in ấn, phổ biến áo phông chống Trung Quốc".
Nhóm Công tác LHQ chuyên giám sát các vụ bắt giữ trái luật được Ủy ban Nhân quyền LHQ lập ra theo nghị quyết 1991/42.
Trong nhiệm kỳ hiện nay, các thành viên của Nhóm gồm ông Malick El Hadji Sow (Senegal) là báo cáo viên chính, bà Shaheen Sardar Ali (Pakistan), giữ vai trò phó, ông Roberto Garretón (Chile), ông Aslan Abashidze (Liên bang Nga) và ông Mads Andenas (Na Uy).
Các báo cáo viên thường xuyên đánh giá các vụ họ tin là tước đoạt tự do cá nhân (deprivation of liberty) của người dân ở mọi quốc gia, từ các nhân vật bất đồng chính kiến, nhà báo v.v. cho đến người tỵ nạn, di dân một khi bên gây ra vụ việc là cơ quan chính quyền.
Họ cũng có các chuyến thăm đến các nước để điều tra những cáo buộc về vi phạm quyền tự do được Hiến chương Nhân quyền LHQ bảo vệ.

LHQ TỐ CÁO HÀ NỘI BẮT GIAM PHI PHÁP NHỮNG NGƯỜI PHÊ PHÁN CHẾ ĐỘ (nhanquyen)

No comments: