Tuesday, September 1, 2009

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN và TƯ TƯỞNG HCM LÀ MÔN HỌC BẮT BUỘC Ở ĐẠI HỌC VIỆT NAM


Chủ trương đào tạo thế hệ Mác Lê với tư tưởng HCM ?
Việt Hà phóng viên RFA
2009-08-31
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/What-Vietnamese-students-think-about-compulsary-political-subjects-Mark-Lenin-study-and-HCM-Thought-08312009082322.html
Việc giảng dạy các môn chính trị khoa học Mác Lê Nin, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa xã hội khoa học và tư tưởng Hồ Chí Minh là bắt buộc tại các trường đại học tại Việt Nam. Các sinh viên muốn tốt nghiệp phải thi đậu được các môn này.
Theo quan điểm của Đảng cầm quyền thì những môn này là cần thiết để trang bị tư duy lý luận cho học sinh. Vậy quan điểm của các sinh viên về vấn đề này thế nào?


Tượng Lênin được dựng trong công viên ở Hà Nội. AFP photo
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/What-Vietnamese-students-think-about-compulsary-political-subjects-Mark-Lenin-study-and-HCM-Thought-08312009082322.html/lenin-180.jpg

Môn học bắt buộc để tốt nghiệp đại học
Trong một công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các viện, trường đại học và cao đẳng trong cả nước năm 2008, mục đích của việc đưa các bộ môn khoa học Mác Lê nin, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong chương trình giảng dạy được nhấn mạnh là ‘để cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, xây dựng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa’.
Thế nhưng, thực sự sinh viên Việt Nam hiểu được gì từ những bài học này và vận dụng được đến đâu thì lại là một vấn đề khác.

Ở trong trường đại học, lâu nay các môn chính trị mà sinh viên Việt Nam bắt buộc phải học bao gồm: triết học Mác Lê nin, Kinh tế chính trị Mác Lê nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất cả những môn học này đều nhằm nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa Mác Lê Nin, của chủ nghĩa xã hội khoa học, và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các sinh viên thường được dạy rằng chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, hay Việt Nam đã bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa và cái mốc cuối cùng nhắm đến là chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chương trình quá nặng về chính trị
Các môn học này thường được bố trí vào những năm đầu của đại học và chiếm một lượng thời gian tương đối lớn. Bạn Hoàng Thị Thanh Thảo, sinh viên năm cuối trường đại học Bách khoa Đà nẵng cho biết:
Hoàng Thị Thanh Thảo: Em học vào những năm đại cương là 1, 2, 3, còn năm 4, 5 là học chuyên ngành. Những môn đó chiếm 4 trình, chủ nghĩa xã hội chiếm 4 trình, nói chung những môn đó chiếm số trình rất cao so với những môn khác. 4 trình là cao, lịch sử đảng 3 trình, tư tưởng 3 trình, còn lại kinh tế chính trị trình rất là cao, 5 trình lận. Trong một kỳ em học khoảng 8 môn gì đó, thì có môn 3 trình, 2 trình, môn chính thì là 4 trình, thì so với các môn khác thì môn tư tưởng và chính trị là cao trình. Thực ra thì bọn em không coi đó là môn chính nhưng vì số trình cao thì phải lo mà thi điểm cho tốt.

Bạn Thảo cũng nói rằng bạn rất thích học những môn học này, mặc dù không biết tính thực tiễn của những lý thuyết này. Bạn nói:
Hoàng Thị Thanh Thảo: Đối với riêng em thì em thấy cũng thích. Em thấy những môn đó rất hay, nó phát triển tư duy lý luận mình rất nhiều. Thực ra những môn đó, môn kinh tế chính trị thì em thấy là thực tiễn, nhưng khi mình học bách khoa thì mình không thấy thực tiễn đó, mà nếu em học kinh tế thì em sẽ thấy rất rõ, vì nó liên quan đến kinh tế, quy luật chung của kinh tế chẳng hạn.
Còn bên chỗ bên bách khoa thì học để mà biết vậy thôi, nên có bạn học để mà qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ là môn cũng là lý thuyết, em nghĩ nó chỉ là tư tưởng, lý thuyết, lý luận thôi chứ còn để áp dụng thực tế thì rất là khó.

Một người lính ngồi trên tượng của Lenin bị đưa ra bãi rác ngoài thủ đô Grozny ở Chechnya, Liên Xô, năm 1991 khi chế độ Sôviết ở Nga sụp đổ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/What-Vietnamese-students-think-about-compulsary-political-subjects-Mark-Lenin-study-and-HCM-Thought-08312009082322.html/lenin-chechen-305.jpg


Một sinh viên khác học năm thứ 4 đại học Hà Nội, bạn Nguyễn Thu Hằng thì lại không thích những môn học này, bạn cho biết:
Nguyễn Thu Hằng: thực ra em chả thích môn nào cả. Em thấy những môn đấy rất là khó học, thứ hai em thấy những môn đấy là motif xã hội chủ nghĩa, cứng, khó học. Các môn như kinh tế chính trị, triết học, lịch sử đảng em thấy các ngôn ngữ, quan điểm của nó rất trừu tượng. Có một bộ phận sinh viên không yêu thích, cũng như em thôi, thì học mang tính đối phó một chút.

XHCN không xấu nhưng tư bản thực tiễn hơn
Bạn cho biết số lượng sinh viên thi trượt kiểm tra cuối kỳ các môn học này khá đông bởi vì đa số các bạn không yêu thích, không hiểu và cũng không quan tâm đến các môn học chính trị bắt buộc đó. Theo quy định của bộ giáo dục, nếu sinh viên nào không thi đậu các môn học này thì sẽ không được tốt nghiệp đại học dù điểm thi môn chuyên ngành có cao thế nào đi chăng nữa.

Mặc dù mục đích việc dạy các môn học này đã được Ban bí thư trung ương Đảng nhấn mạnh là để ‘xây dựng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa’, nhưng không phải các sinh viên sau khi được học những lý thuyết này đều hiểu như vậy. Bạn Hằng nói:
Nguyễn Thu Hằng: Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nên việc đưa các môn học này vào giảng dạy cho sinh viên thì em nghĩ nó cũng là cần thiết. Một số sinh viên ngày nay có vẻ hướng tới tư bản hơn. Cá nhân em thì em thích tư bản, mặc dù em không nói là xã hội chủ nghĩa là xấu, nhưng sự phát triển của tư bản thì em rất thích.

Vào niên học 2008, Bộ Giáo dục đào tạo có một thông báo giảm tải giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Sinh viên từ niên học 2008 trở đi sẽ học 3 môn lý luận chính trị là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam, thay cho 5 môn trước kia. Tuy nhiên, Bộ cũng khuyến khích các trường xây dựng các môn lý luận chính trị còn lại là môn tự chọn.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

-----------------------------


Quyết định ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ ĐH, CĐ dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Cập nhật ngày 24-09-2008
http://www.moet.gov.vn/?page=6.11&view=617&opt=brpage



No comments: