Thursday, September 10, 2009

BỨC TRANH NHIỀU MẶT CỦA CHXH ĐỘC ĐẢNG TRUNG QUỐC


Bức tranh nhiều mặt của CNXH độc đảng Trung Quốc:
Về tình trạng cán bộ Trung Quốc hiện nay

09:30 ngày Thứ Năm, 10/09/2009
http://bauxitevietnam.info/c/8161.html
Trung Quốc đại lục hiện có bao nhiêu cán bộ? Sợ rằng khó ai – dù là cơ quan chính thức – có thể trả lời chính xác. Bản thân từ “cán bộ” có nghĩa là có đặc quyền. Ở nông thôn Trung Quốc khi “nói vui” ngưòi ta thường bảo: “đừng có nghĩ là trưỏng thôn không phải là cán bộ”, ý ngoài lời của câu này là: trưởng thôn quyền uy không vừa đâu. Ông ta có quyền phê duyệt đất làm nhà, có được đẻ con thứ hai hay không, không thể qua tay ông ta, v.v. Trung Quốc hiện đang có hàng vạn quan thôn được chuyển làm công vụ viên, được đãi ngộ chính trị như cấp Phó Bí thư làng, trấn.

Về tỷ lệ giữa quan và dân, các học giả càng cãi nhau càng hồ đồ, Giáo sư Chu Thiên Dũng, Phó chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Trường đảng trung ương, trong báo cáo công bố năm 2005 nói là 1/18 (tức 1 cán bộ 18 dân) thì năm sau Giáo sư Hứa Gia Lộ, Phó trưởng ban thường vụ Quốc hội, suy đoán là 1/198 (tức 1 cán bộ 198 dân). Số liệu của hai vị chênh nhau 10 lần, đó là một ví dụ điển hình rằng số liệu chính thức không thể tin được.

Hơn 100 triệu chưa phải là nhiều, ngoài biên chế đông như kiến
Tỷ lệ 1/198 mà Hứa Gia Lộ đưa ra, căn cứ vào con số công vụ viên năm 2003 là 6,53 triệu người và toàn bộ nhân khẩu là 1292 triệu nguời. Còn con số của Chu Thiên Dũng là căn cứ vào số công vụ viên và chuẩn công vụ viên mà nhà nước phải nuôi dưỡng năm 2005 là trên 70 triệu người. Kết quả này hợp lý hơn của Hứa Gia Lộ một chút, mặc dù cả hai chưa ai chịu ai.

Ngoài ra tờ Quốc tế tiên khu đạo báo ngày 15 tháng 3 năm 2005 đưa ra tỷ lệ 1/26 (tức 1 cán bộ 26 dân). Tờ báo này nói, nếu theo tiêu chuẩn “cán bộ” của Mỹ (tức công vụ viên của Mỹ không chỉ bao gồm nhân viên công chức trong liên bang và chính quyền địa phương mà còn bao gồm nhân viên công tác trong các đơn vị sự nghiệp công cộng, nhân viên quản lý doanh nghiệp quốc doanh, thậm chí các bác sĩ, kỹ sư, nhân viên làm công tác thu rác, v.v. trong cơ quan chính quyền) thì số công vụ viên của Trung Quốc sẽ vượt quá 50 triệu người. Từ đó tính ra tỷ lệ 1/26. Chính vì thế dân gian mới xuất hiện câu nói “một trăm triệu không phải là nhiều, ngoài biên chế nguời đông như kiến”.

Cán bộ nhiều như vậy, hiệu suất công tác ra sao?
Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, dân gian có câu “ngàn triệu nhân dân chín trăm triệu đánh bạc, còn lại một trăm triệu thì nhảy múa”. Câu nói này cho thấy từ khi cải cách mở cửa, phong trào cờ bạc được phục hồi và có sự phát triển ghê gớm. Nhưng đến nay, cờ bạc đã bắt đầu tập trung vào cơ quan đảng chính, người ta lại có câu nói: “trăm triệu cán bộ một nửa đánh bạc, còn lại một nửa… vừa làm vừa chơi”. Câu nói này hơi phóng đại nhưng không phải là không có căn cứ (trên báo chí công khai không thiếu tin về việc cán bộ các cấp đánh bạc công khai tại trụ sở trong giờ làm việc, hoặc lợi dụng danh nghĩa công tác, ra Ma Cao đánh bạc…) ngoài đánh bạc ra không ít cán bộ còn mê mải chơi game (trung bình 12 triệu lượt người/ngày).
Có người đã khái quát tình trạng trên là: vui chơi giải trí đối với đa số cán bộ đã là việc hàng ngày.
Thúc Bá (gt)
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
.
Nguồn:
http://www.secretchina.com/news/305948.html


Bức tranh nhiều mặt của CNXH độc đảng Trung Quốc:
Chuẩn hóa tiêu dùng theo chức vụ của cán bộ lãnh đạo Trung Quốc
09:34 ngày Thứ Năm, 10/09/2009
http://bauxitevietnam.info/c/8163.html
Tiêu dùng theo chức vụ cán bộ lãnh đạo đang là một vấn đề khó trong việc xây dựng đảng phong liêm khiết của Trung Quốc hiện nay, và cũng là một vấn đề nóng được đông đảo quần chúng nhân dân nước này quan tâm chú ý.
Tiêu dùng chức vụ hợp lý là một điều kiện quan trọng của mỗi nhân viên công vụ khi thi hành chức trách, là giá thành phải trả trong quản lý công và dịch vụ công, nhân dân quần chúng không những hiểu được mà còn vui lòng gánh vác. Thế nhưng tiêu dùng quá độ trong tiêu dùng chức vụ, lãng phí xa xỉ, lấy công làm tư, dùng quyền mưu việc riêng thì nhân dân quần chúng không thể chấp nhận, và từ đó sinh ra bất mãn và có ý kiến, điều này mấy năm gần đây đã trở nên ngày càng mạnh mẽ.

Tiêu dùng chức vụ có “hố đen” lớn
Phải nói thẳng ra là tiêu dùng chức vụ tại Trung Quốc đã hao tiền tốn của đến mực độ kinh ngưòi, hơn nữa còn có xu thế ngày càng tăng lên. Theo các tài liệu có liên quan, tại Trung Quốc một năm ăn uống do công quỹ chi trả khoảng 200 tỷ NDT (nếu tính 1 NDT bằng 2500 VND thì là 500.000 tỷ VND), chi trả cho ô tô công khoảng 300 tỷ NDT (khoảng 750.000 tỷ VND), chi trả cho đoàn ra nước ngoài tham quan khảo sát khoảng 300 tỷ NDT (khoảng 750.000 tỷ VND). Chỉ riêng 3 khoản chi này đã bằng 4 lần số tiền đầu tư cho công trình thủy lợi Tam Hiệp (công trình thủy lợi thủy điện lớn nhất Trung Quốc hiện nay). Con số này không nhất định chính xác nhưng đủ để nói lên tính nghiêm trọng của vấn đề
Trong tiêu dùng chức vụ hiện nay, có một số khoản là bình thường cần thiết, nhưng cũng có một số là không bình thường không cần thiết, và còn có một số khoản có hiện tượng hủ bại nghiêm trọng. Như trong ăn uống do công quỹ chi trả, có một số cán bộ muốn ăn là ăn, muốn ăn cái gì thì ăn thức nấy, ăn vì việc công và cũng ăn vì việc riêng, có tiền là ăn, không có tiền thì ăn ghi sổ, lãnh đạo ăn, đồng sự ăn, thân thích, bạn bè cũng ăn, một bàn ăn một con bò là chuyện thưòng có. Lại như trong chi phí dùng cho ô tô công, có địa phương hoặc bộ môn, mua xe vượt tiêu chuẩn, xe công dùng cho việc riêng trở thành hiện tượng phổ biến, hoặc là 1/3 dùng cho việc công, 1/3 lãnh đạo dùng riêng, 1/3 lái xe dùng riêng đã trở thành điều bí mật công khai. Trong việc dùng công quỹ để ra nước ngoài khảo sát, bồi dưỡng, tham quan học tập cũng có nhiều vi phạm nghiêm trọng, nhiều khi chỉ là mượn danh nghĩa, trên thực tế là kéo nhau đi du lịch, ăn chơi đàn đúm, v.v.

Mấy biện pháp giải quyết nhìn theo quan điểm chính thống của các nhà cải cách Trung Quốc
Trong tiêu dùng chức vụ xuất hiện rất nhiều vấn đề, có nhiều nguyên nhân đan xen phức tạp, tuy vậy nguyên nhân chủ yếu là chế độ chưa qui phạm, vận tác không minh bạch, quản lý không nghiêm. Muốn khắc phục hiện tượng trên cần thực hiện tốt ba mặt sau:
Một là tăng cường giáo dục. Khống chế tiêu dùng chức vụ không thể chỉ dựa vào đạo đức lương tâm cán bộ, thế nhưng phải có đảng tính, tác phong tương ứng. Thực tế chứng minh, những cán bộ có đảng tính mạnh, tác phong tốt đều có thể vượt qua mọi cám dỗ, xứng đáng là “đầy tớ của nhân dân”, một xu tài sản nhà nước cũng không lãng phí… Muốn thế cần tăng cưòng giáo dục cán bộ về mọi mặt.
Hai là đi sâu cải cách, kiện toàn cơ chế chế độ. Cần chế độ hóa, công khai hóa, dân chủ hóa chế độ tiêu dùng theo chức vụ. Phạm vi tiêu dùng phải có qui định rõ rệt, cái gì có thể tiêu, cái gì không thể tiêu đều phải qui định chặt chẽ. Nói chung phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, với mức sống của người dân bình thưòng.
Ba là phải giám sát kiểm tra mạnh mẽ, giữ nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật của đảng.
Nói chung, để làm tốt việc trên cần phải có quyết tâm thép và kỷ luật thép, trước mắt phải thẳng tay trừng trị một số vụ điển hình

D.Q.A. (gt)
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Nguồn: Tạp chí Liêu vọng số 22 ra ngày 1 tháng 6 năm 2009



No comments: