Tuesday, September 15, 2009

BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CSVN KHÁCH QUAN TRÊN VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG ?

Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG VỀ CÁC TIN BÀI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐCSVN
P.V.
Đăng ngày: 15:45 15-09-2009
http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=1326
THEO THÔNG TIN MÀ CHÚNG TÔI VỪA NHẬN ĐƯỢC: TẠI BUỔI GIAO BAN BÁO CHÍ SÁNG NAY, THỨ 3 NGÀY 15/9/2009,TẠI BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, NHỮNG CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐÃ CHÍNH THỨC PHÊ BÌNH BAN BIÊN TẬP BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CÁC TIN BÀI LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ QUYỀN TẠI TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM; NHỮNG TIN BÀI ĐÃ ĐƯỢC BLOG PHAMVIETDAONV PHÂN TÍCH CHỨNG MINH LÀ VI PHẠM LUẬT PHÁP VIỆT NAM.
THEO Ý KIẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ BÁO CHÍ CỦA VIỆT NAM TẠI BUỔI GIAO BAN SÁNG15/9 THÌ: NHỮNG SAI PHẠM TRONG CÁC TIN BÀI MÀ BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, MỘT CƠ QUAN NGÔN LUẬN QUAN TRỌNG, LÀ NGHIÊM TRỌNG TẠI THỜI ĐIỂM NGHIÊM TRỌNG !
P.V.

BÁO ĐIỆN TỬ ĐCSVN KHÁCH QUAN, ĐỨNG NGOÀI CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG ?
Đăng ngày: 23:03 14-09-2009
http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=1324

Thưa các bạn,
Sau khi đưa lên blog loạt bài về bài báo đưa trên Báo điện tử ĐCSVN ngày 4/9/2009 và bài Đại sứ quán VN ở Bắc Kinh " ăn cơm nhà vác tù và" Trung Quốc, nhà văn Thái Kế Toại đã thông tin bổ sung thêm 1 bài cũng trên Báo Điện tử ĐCSVN, hiển thị ngày 29/8/2009 đã có cách đưa tin kỳ lạ của Bộ Biên tập Báo điện tử ĐCSVN.
Đọc bài này, chúng ta sẽ thấy quan điểm của Báo điện tử ĐCSVN thật sự tỏ "khách quan", đứng ngoài, dửng dưng y như các hãng thông tấn nước ngoài khi đưa tin về tranh chấp trên biển đông giữa Trung Quốc-Việt Nam và một số nước ASIAN?
Từ điểm xuất phát ngày 29/8 này, Bộ Biên tập Báo điện tử ĐCSVN tiến xa hơn về lập trường trong bái báo ngày 4/9/2009: đứng hẳn về phía Trung Quốc, khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc ?!
C
ách đặt tên bài báo ra ngày 29/8 cho thấy: Báo điện tử ĐCSVN đã sốt sắng đưa tin mà không tỏ thái độ gì trước việc:Trung Quốc, kẻ đang bành trướng, lấn chiếm chủ quyền trên biển Đông; kẻ đang đòi được ngang hàng, bình đẳng với Việt Nam và một số nước ASIAN, nạn nhân bị lấn chiếm trong việc chia chác biển Đông theo sự phân định của họ? Nếu 5 nước này không chịu nghe họ thì họ sẽ sử dụng vũ lực ?
Báo điện tử ĐCSVN tỏ ra điềm nhiên, dửng dưng khi đưa tin về các tuyên bố kiểu:
" Tranh chấp biển Đông - Trường Sa cần có khung giải quyết nhiều bên, tuy nhiên, Trung Quốc phải tự tìm con đường riêng để có những bước đi ''đột phá'' trong tiến trình thăm dò, khai thác ở biển Đông."( Muốn đột phá thì chỉ có cách dùng tới vũ lực?);
Hoặc: "Theo ông Tiết Lực, mặc dù vấn đề biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực, nhưng Trung Quốc vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể giải quyết tranh chấp khi cần thiết, đặc biệt trong tình huống Trung Quốc tự tiến hành khai thác dầu, khí tại khu vực Trường Sa..."
( Hai ý kiến trên trích dẫn từ trong bài đăng ngày 29/8...)
Qua 2 bài báo cho thấy: Ban biên tập Báo điện tử ĐCSVN không đứng về cùng một phía với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển, hiện đang bị Trung Quốc đang sử dụng vũ lực và đang đe doạ dùng vũ lực đế tranh cướp ?
Qua 2 bài báo này cho thấy quan điểm của Bộ Biên tập Báo điện tử ĐCSVN về vấn đề biển Đông là rõ ràng, nhất quán; các bài báo này được đưa lên không phải là tình cờ hay do lỗi kỹ thuật?

Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài báo thứ 2 đã đưa trên Báo điện tử ĐCSVN :


CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC 5 NƯỚC, MỘT BÊN ( TỨC TRUNG QUỐC ) TỔ CHỨC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN ĐÔNG-TRƯỜNG SA ? (Hiển thị trên Báo điện tử ĐCSVN: 15:02 29/08/2009 )
(ĐCSVN) – Ngày 21/8/2009, báo Điện tử Hải quân Trung Quốc đăng bài viết ''Cùng tổ chức khai thác tài nguyên khu vực biển Nam Sa'' (Trường Sa) của Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Tiết Lực.
Theo chuyên gia Tiết Lực, cho đến nay, Trung Quốc chưa hình thành được chiến lược biển nên vẫn tỏ ra chần chừ trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên ở biển Đông.
Sở dĩ Trung Quốc còn do dự trong thăm dò, khai thác tài nguyên tại biển Đông bởi các nguyên nhân sau: (1) Biển Đông là một trong những vẫn đề có liên quan đến nhiều nước trong khối ASEAN, dó đó, Trung Quốc cần phải thận trọng xem xét vấn đề này trong khung quan hệ tổng thể và song phương; (2) Chiến lược biển của Trung Quốc còn chưa rõ ràng, chưa xác định rõ Trung Quốc sẽ phải làm gì tiếp theo. Chiến lược biển ''ném đá dò sông'' của Trung Quốc đã tạo ra nhiêu vấn đề phức tạp trong quan hệ với các nước; (3) Khả năng khai thác biển của Trung Quốc còn yếu kém trong khi đó, các nước phương Tây luôn dẫn đầu về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở khu vực biển sâu. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ đủ khả năng khai thác tài nguyên biển gần bờ, nếu khu vực biển có độ sâu vượt quá 3.000 m thì kỹ thuật của Trung Quốc không có khả năng vươn tới.
Tranh chấp biển Đông - Trường Sa cần có khung giải quyết nhiều bên, tuy nhiên, Trung Quốc phải tự tìm con đường riêng để có những bước đi ''đột phá'' trong tiến trình thăm dò, khai thác ở biển Đông.
Theo ông Tiết Lực, Trung Quốc cần có ý tưởng cùng nhau tổ chức khai thác tài nguyên'' tại khu vực biển đang tranh chấp cho các bên liên quan. Vấn đề trọng tâm của quan điểm này là: thứ nhất, Trung Quốc chưa đủ khả năng thì tạm dừng lại; thứ hai, Trung Quốc cần phải tham gia vào khai thác; thứ ba, trong khi khai thác, Trung Quốc cần phải tận dụng cơ hội “cùng có lợi'' và nếu các nước khác không muốn có kết quả cùng có lợi thì Trung Quốc phải tự chủ động.
Tại khu vực biển Hoàng Sa, Đông Sa, Trung Sa chỉ liên quan đến 2 nước và 1 bên, còn khu vực biển Trường Sa lại liên quan đến 5 nước, l bên. Cùng với việc năm 1994, khối ASEAN đã tuyên bố ''sẽ không lấy danh nghĩa song phương, mà lấy danh nghĩa tập thể để tiến hành (đàm phán về vấn đề Trường Sa'', việc Trung Quốc xem xét đến phương án giải quyết trong khung đa bên tham gia vào tổ chức cùng nhau khai thác tài nguyên tại Trường Sa là phù hợp.
Về tính khả thi của ý tưởng, xét từ thực tế, nguyên tắc xác định biên giới biển còn có nhiều chỗ không thống nhất, nên các nước đều có thể đưa ra lý do hay chứng cứ khẳng định chủ quyền. Khu vực phức tạp nhất biển Đông là khu vực Trường Sa (có những nơi tồn tại tới 6 đường biên giới các nước chồng lên nhau). Do đó, đây là các bên cần tiến hành tổ chức cùng nhau khai thác theo hướng cùng có lợi. Trước mắt, tìm vài địa điểm thích hợp ở khu vực Trường Sa để tiến hành thăm dò, khai thác mang tính thử nghiệm. Nếu có dầu, khí thì sẽ tiến hành phân chia lợi ích cho các bên liên quan. Ngược lại, nếu các nước liên quan không đồng ý, Trung Quốc sẽ tự làm lấy. Tuy nhiên, xét về khả năng thực tế hiện nay, Trung Quốc cũng chỉ có thể tiến hành các cuộc thăm dò mang tính sơ lược khu vực nước sâu.
Theo ông Tiết Lực, mặc dù vấn đề biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực, nhưng Trung Quốc vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể giải quyết tranh chấp khi cần thiết, đặc biệt trong tình huống Trung Quốc tự tiến hành khai thác dầu, khí tại khu vực Trường Sa.



No comments: