Tuesday, September 22, 2009

ĐẤT ĐAI và CƠ SỞ của CÁC TÔN GIÁO


Đất đai và cơ sở của các tôn giáo
VietCatholic News (21 Sep 2009 23:19)
http://vietcatholic.net/News/Html/71355.htm
Mới đây trên nhiều báo chí Việt Nam đã đăng tải yêu cầu của Thủ Tướng Chính Phủ về việc báo cáo đất đai và cơ sở của các tôn giáo.
Theo các bài báo đó, còn có nhiều Tỉnh Thành chưa báo cáo như được yêu cầu.

Trước đó, Chính Thủ Tướng đã ra một Chỉ Thị về vấn đề đất đai và cơ sở của các tôn giáo. Qua đó, Thủ Tướng yêu cầu các Tỉnh Thành phải điều chỉnh việc sử dụng đất đai và cơ sở của các tôn giáo để phục vụ công ích.

Thiết nghĩ, những yêu cầu đó xuất phát từ nhiều bức xúc khác nhau, trong đó có bức xúc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trước đó có bức xúc của Dòng Chúa Cứu Thế và của Tổng Giám mục Hà Nội.

Hôm nay kỷ niệm một năm lời phát biểu của Tổng Giám mục Hà Nội trong cuộc gặp gỡ Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội (ngày 20-09-2009). Trong cuộc gặp gỡ đó, Tổng Giám mục Hà Nội phát biểu về nhiều vấn đề, nhất là vấn đề đất đai và cơ sở của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Ngài đã phát biểu như sau:
“Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ giám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi giám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách sạn Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc”.

Theo lời phát biểu này, Tòa Tổng Giám đã đề cập tới việc đòi lại đất của Tòa Khâm sứ, vì đã có dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại.

Trong một lá thư, Bề trên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thể cũng đề cập tới lý do tại sao Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Thái Hà đòi lại khu đất bên cạnh Nhà Dòng và Nhà Thờ Giáo xứ Thái Hà. Đó là dấu hiệu “buôn bán chia chác”, vì nó “rơi vào tay tư nhân”.

Theo tôi nghĩ, đây là mấu chốt của vấn đề đất đai và cơ sở tôn giáo đang “bị” Nhà Nước trưng dụng, nếu không muốn nói là “ăn cướp” qua Nghị quyết này hoặc qua Chỉ Thị nọ.
Chính vì thế, khi bày tỏ quan điểm của mình, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã lên tiếng về đất đai và cơ sở tôn giáo.Theo Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Luật đất đai hiện nay cần phải sửa đổi vì có nhiều bất cập

Và cũng chính vì thế, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban bố Chỉ Thị mới về vấn đề đất đai và cơ sở tôn giáo. Mới đây Thủ Tướng một lần nữa yêu cầu các Tỉnh Thành phải báo cáo về đất đai và cơ sở tôn giáo.

Qua đó, chúng ta có thể xác quyết rằng mấu chốt của vấn đề là cách sử dụng đất đai và cơ sở tôn giáo. Chính vì thế, theo tôi nghĩ, Chính Phủ phải rà soát lại việc biến đất đai và cơ sở tôn giáo thành đất đai và cơ sở cá nhân, của những người có chức có quyền, để đưa họ ra tòa án và kết án họ, cầm tù họ, chớ không phải đưa 8 giáo dân của Giáo xứ Thái Hà ra tòa như đã làm. Nhục nhã thay cách hành động ô dù và bao che của cấp trên đối với cấp dưới.

Có lẽ để sửa lại những việc sai trái của mình, Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã vội vàng quyết định xây dựng hai công viên trên hai khu đất đang “bị” tranh chấp.
Thực tế là như vậy. Nhưng Ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội và sau đó các Báo Đài Nhà Nước đều đồng loạt bóp méo lời phát biểu của Tổng Giám mục Hà Nội để tìm cách kết tội ngài, khai trừ ngài. Theo tôi nghĩ, người đáng bị khai trừ khỏi Hà Nội, khỏi Đảng, khỏi Chính Quyền là những người đã, đang và sẽ lợi dụng chức quyền để biển thủ khu đất này, khu đất nọ, nhất là đất đai của các tôn giáo và người nghèo, qua nhiều thứ quy hoạch khác nhau.

Mong sao Chính Phủ có những biện pháp và hành động can đảm trong vấn đề đất đai đối với những người có chức có quyền từ cấp địa phương cho đến cấp Trung Ương.

Hà Nội, ngày 20-09-2009
Nguyễn Trung Thành



Quyền sở hữu công dân về nhà đất và cách ứng xử của Nhà nước
VietCatholic News (20 Sep 2009 08:40)
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=71307

1. Bắt nguồn từ một bản tin

"Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai" của Stefan Bos đài VOA ngày 19/09/2009 (tinhttp://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)"
"Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chính phủ ông sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa thánh Vatican đòi giao hoàn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam những tài sản bị tịch thu. Ông Dũng đã cho biết như thế tại Budapest hôm thứ 6, sau cuộc thảo luận về vấn đề thương mại với Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai."

2. Một nhận định sơ khởi

Từ nguyên tắc cao đẹp công minh
Ở bất cứ quốc gia hay lãnh thổ nào, trong suốt dòng lịch sử, người công dân một nước có quyền tự nhiên được cư ngụ ổn định một cách có tính có lý trên một miểng đất mình sở hữu từ gia đình do kế thừa, mua bán hay khai thác hợp pháp nhân bản của quốc gia ấy.
Trong một quốc gia độc lập, thì quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân của quốc gia ấy, nhưng nhà nước quản lý nhân dân phải uyển chuyển phân bố lại đất đai ấy theo hoàn cảnh cụ thể của từng thành phần.
Nhà đất theo truyên thống và tập quán của từng nơi có nhiều cách phân bố theo chế độ sỡ hữu tư nhân, sở hữu công điền thố hay chế độ sở hữu hỗn hợp uyển chuyển theo thời gian, diện tích, loại đất đai, và nhu cầu thực tế, được phân bố cho người sở hữu.

Trước khi Phương Tây có quan hệ với Việt Nam, toàn thể đất đai của quốc gia đều theo lệ công điền thổ theo quân cấp từ làng xã, tổng, huyện, tỉnh hay triều đình. Truyền thống chế độ công điền thổ về nguyên tắc, rất hợp lý, vì ai có nhu cầu nhiều thì được cấp nhiều, nhưng có rất nhiều bất công vì các quan lại va địa chủ thâm lạm khiến cho kế hoạch quân cấp điền thổ rất bất bình đẳng.

Đến Thực Trạng Đất Đai Đầy Bất công và bất ổn Ở Việt Nam hiện nay
Trong chế độ hiện nay, chính quyền giành quyền độc lập lý luận đât đai là thuộc chủ quyền quốc gia, và người quản lý quốc gia có toàn quyền phân phối ruộng đất theo nguyên tắc về nhu cầu công ích phối hợp với quyền sống và lao động của công dân (mật độ, lao động, đặc tính xử dụng).

Nguyên tăc chỉ đúng khi những người nắm quyền quản lý luôn luôn có phán đoán chính xác và có đạo lý công tâm, nhân bản trong việc xử dụng và phân phối đất đai. Nhưng trong quá trình đấu tranh giành độc lập, lực lượng kháng chiến đã áp dụng nhiều biện pháp giành quyền kiếm soát đất đai theo chế độ “cái cách ruông đất theo kiếu đấu tố” đầy tàn ác và phi nhân, bất công. Sau này áp dung chính sách “người cày có ruộng” một cách nghiệt ngã khiến người dân bám vào đất đai mà không đủ sống và không có phương tiện phát triển cuộc sống được. Thực trạng đó đã được nhiều nhân chứng phanh phui quá hiển nhiên.

Chính vì thực tế và lập luận mâu thuẫn đó, mà không chỉ một mình Công Giáo mà tất cà các tôn giáo và nhân dân bị hàm oan ở Việt Nam hiện đang nổi lên ở hầu như tại khắp nơi, phản ứng lại nhà nước. Mới nhất là vụ Bát Nhã, Tam Toà, Loan Lý Nhưng khi nắm được chính quyền thì nhà nước đã cấu kết với tự bản nước ngoài ký những hợp đồng giả mạo để chia chác tiền đầu tư, đầu cơ bán đất lại cho người khác làm lợi riêng cho bản thân và gia đinh hay phe nhóm.

Những vụ án đầu cơ đủ loại tham nhũng về đất đai bị báo chí phanh phui nhưng đã bị nhà nước dùng bạo lực, công an và quân đội toà án và du côn trấn áp đáng đập, ngăn chặn…
Đỗ Hữu Nghiêm

------------------------------

Giải quyết các rắc rối về nhà đất tôn giáo
Lữ Giang (16-Sep-2009 10:54)

Tìm hiểu Luật Đất Đai tại Việt Nam
Đỗ Thuý Hường (01-Aug-2009 18:26)

Vụ Tam Tòa Đồng Hới, một điển hình khác về mâu thuẫn trong vấn đề đất đai giữa Nhà Nước và Nhân Dân
Đỗ Hữu Nghiêm (22-Jul-2009 19:18)

Nhửng điều trông thấy mà đau đớn lòng: Những sân Golf nổi tiếng ở Việt Nam
Hoàng Dung (25-May-2009 21:59)

Quyền tư hữu đất đai
Hữu An (19-Oct-2008 23:40)

Đường lối nhà cầm quyền Hà Nội chiếm đoạt tài sản đụng độ người Công giáo
Andrew Symon/Khánh Đăng dịch (16-Oct-2008 07:23)


No comments: