Quyết định 97 hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam
Thanh Phương
Bài đăng ngày 17/08/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 17/08/2009 11:47 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4599.asp
Tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/8 vừa qua loan tin là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định 97 ngày 24/7, liên quan đến việc tư nhân tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/9 xác định những lĩnh vực mà tư nhân được tham gia thành lập các tổ chức khoa học công nghệ.
Nhưng Quyết định này lại ghi rõ '' Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cần phải gởi ý kiến phản biện đó cho các cơ quan Đảng và Nhà nước có thẩm quyền, chứ không được công bô công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học công nghệ.
Ngay khi vừa được công bố Quyết định 97 đã gặp nhiều phản ứng không đồng tình từ giới nghiên cứu. Chẳng hạn như trên báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh online, ông Phạm Bích San, Giám đốc văn phòng tư vấn phản biện và giám định xã hội, đã nhấn mạnh rằng '' Bản chất của khoa học là công khai. Chỉ có công nghệ là bí mật chứ các kết quả nghiên cứu khoa học thì cần được công bố rộng rãi. Các tổ chức khoa học công nghệ tư nhân có kết quả nghiên cứu thì họ có thể công bố, đúng hay sai thì giới khoa học sẽ bàn luận, đánh giá''.
Còn tiến sĩ Hồ Hữu Nhựt, một chuyên gia nghiên cứu về khoa học xã hội, thì có ý kiến dung hòa hơn, vì theo ông, ''nên dựa vào tính chất nghiên cứu để áp dụng điều này, tức là đối với những ý kiến mang tính nhạy cảm cao và có liên quan đến an ninh quốc gia thì nên chuyển cho các cơ quan Nhà nước xem xét trước mà không nên tự ý công bố. Còn các vấn đề mang tính khoa học thuần túy hoặc các vấn đề mang tính dân sinh khác thì hãy để các tổ chức tư nhân công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nghiên cứu của mình''.
Riêng đối với tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển (IDS), quyết định 97 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không những hạn chế việc tư nhân tham gia nghiên khoa học công nghệ, mà còn trái với quyền tự do ngôn luận của người dân, được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam. Mặt khác, theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, với quyết định 97, những viện nghiên cứu độc lập có nguy cơ bị đóng cửa.
Xin nhắc lại, Viện nghiên cứu phát triển ( IDS ) của ông Nguyễn Quang A là viện nghiên cứu chính sách độc lập đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập vào tháng 9 năm 2007. Phương châm của Viện này là Nghiên cứu- Phản biện- Phát triển. Sau đây mới quý vị theo dõi phần phỏng vấn với tiến sĩ Nguyễn Quang A
Phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A
17/08/2009
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4599.asp
--------------------------------------------------
Quy định mới về phản biện chính sách
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ ba, 18 tháng 8, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090818_phanbien_newrule.shtml
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định về tổ chức khoa học-công nghệ, trong có quy định mới về ý kiến phản biện.
Quyết định 97/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) được ông Thủ tướng ký hôm 24/07 và bắt đầu có hiệu lực ngày 15/09 tới.
Ngay sau khi nội dung quyết định này được công bố, nó đã gặp nhiều phản đối khá dữ dội của giới trí thức ở trong nước.
Một trong những điểm bị chỉ trích nhiều nhất là trong Điều 2, nói về phản biện.
Điểm này quy định trách nhiệm cá nhân thành lập tổ chức KH&CN là "Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, cần gửi ý kiến phản biện đó cho cơ quan Đảng, nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học công nghệ".
Có ý kiến thậm chí gọi đây là "bịt miệng" phản biện xã hội.
'Chặn phản biện'
Điều 4 của Quyết định 97 thì viết cơ quan chức năng sẽ "Rà soát lại các tổ chức KH&CN do cá nhân đã thành lập để hướng dẫn đăng ký lại hoạt động theo quyết định này."
"Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN và tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật đối với tổ chức KH&CN tư nhân có vi phạm."
Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một số tổ chức KH&CN đóng vai trò tích cực trong nghiên cứu và phản biện xã hội.
Một trong số đó l̀a Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) với những tên tuổi trí thức như Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc...
Đây là cơ quan nghiên cứu chiến lược theo mô hình think-tank của nước ngoài, nhưng bị một số cơ quan quản lý chuyên môn của Việt Nam cho là "hoạt động vượt qua chức năng đăng ký được cho phép".
Lãnh đạo IDS cho hay đang tiến hành các thủ tục yêu cầu xem xét lại quyết định 97, nên tạm thời "ngừng bình luận".
Tuy nhiên quan điểm của IDS, đã đăng tải trên nhiều trang mạng, là quyết định này vi phạm luật về mặt thủ tục, gây cản trở và hạn chế quyền tự do nghiên cứu của các chuyên gia, trí thức.
Việc quy định danh mục chi tiết các lĩnh vực được thành lập tổ chức KH&CN cũng bị cho là bó buộc và không phù hợp với thực tế, vì KH&CN ngày nay đã trở nên liên ngành và bổ sung cho nhau.
'Có thể phản biện với tư cách cá nhân'
Để rộng đường dư luận, đài BBC đã nói chuyện với một trong các thành viên Ban Soạn thảo Quyết định 97.
Ông Hoàng Ngọc Doanh, phó ban Chính sách Nhân lực và Hệ thống Tổ chức KH&CN thuộc Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (Bộ KH&CN) nói:
Ông Hoàng Ngọc Doanh: Thực ra quyết định này ra đời vì Luật KH&CN (2000) đã có quy định cá nhân được thành lập tổ chức KH&CN. Theo Nghị định số 81 (2002), Bộ KH&CN phải trình Thủ tướng Chính phủ quy định về những lĩnh vực cụ thể mà cá nhân được thành lập tổ chức KH&CN.
Trước đây chưa soạn thảo, gây khó khăn cho cơ quan tiếp nhận đăng ký vì nhiều khi không biết đăng ký vào lĩnh vực nào. Vậy cho nên mới có quyết định này.
Cá nhân có thể phát biểu ý kiến phản biện, với điều kiện tuân thủ các luật lệ như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật KH&CN... Tuy nhiên, cá nhân thì công bố với danh nghĩa cá nhân và tự chịu trách nhiệm, chứ lấy danh nghĩa tổ chức thì không ổn.
Cần phải nói rõ rằng cá nhân (ở đây có thể hiểu là một người hay một nhóm người) không phải xin giấy phép thành lập tổ chức KH&CN, mà chỉ cần thành lập theo đúng luật là được đăng ký.
BBC: Vâng thưa ông, nhưng khi quyết định được công bố, đã có nhiều chỉ trích, nhất là về việc tổ chức KH&CN tư nhân không được công bố công khai phản biện. Thậm chí có người còn nói đây là hành động "bịt miệng phản biện".
Ông Hoàng Ngọc Doanh: Luật KH&CN và Nghị định 81 đã quy định rõ từ trước là các tổ chức tư nhân có quyền phản biện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng phải gửi đến các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản.
Đó là quy định đã có rõ ràng từ trước.
Về cá nhân, thì cá nhân vẫn có thể phát biểu ý kiến phản biện, với điều kiện tuân thủ các luật lệ như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật KH&CN... Tuy nhiên, cá nhân thì công bố với danh nghĩa cá nhân và tự chịu trách nhiệm, chứ lấy danh nghĩa tổ chức thì không ổn.
Và khi công bố phản biện của cá nhân lên phương tiện thông tin đại chúng, thì tổng biên tập sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung đó.
Hoàn toàn không có chuyện "bịt miệng".
BBC: Thưa ông còn về điều 4, nói về việc đăng ký lại các tổ chức KH&CN để tránh vi phạm thì thực chất là như thế nào?
Ông Hoàng Ngọc Doanh: Thực chất là để bảo đảm các tổ chức hoạt động đúng lĩnh vực mình đăng ký. Đăng ký cái gì thì làm đúng cái đó. Nếu không rất dễ xảy ra việc thành lập nhiều hoạt động, không ai quản lý được.
Phải quy định chặt chẽ, nước nào cũng làm như vậy thôi.
Bấm Quý vị bấm vào đây đề xem phản hồi của độc giả.
TIN LIÊN QUAN :
DÂN CHỦ và PHẢN BIỆN XÃ HỘI
NGUYỄN TẤN DŨNG DỐI TRÁ và ĐỘC TÀI
CÓ NÊN BÍ MẬT "PHẢN BIỆN XÃ HỘI" ?
Giới trí thức VN nói về quyết định 'cấm phản biện' của chính phủ
No comments:
Post a Comment