Friday, August 28, 2009
VUA NÀO NGON LÀNH HƠN VUA CHÚA CÁC TRIỀU ĐẠI CỘNG SẢN ?
Vua nào ngon lành hơn vua chúa các triều đại cộng sản?
Lê Diễn Đức
28/08/2009 1:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=9459
Từ 2008 đến năm 2009 những vua chúa giàu nhất trên thế giới đã mất đi một số tiền là 23 tỷ đôla.
Thế nhưng, các nhà tài chính lớn nhất của thế giới không nhất thiết phải đội vương miện. Trong thực tế, các vị vua hay quốc vương, hoàng tộc nếu đặt trong giới tài phiệt giàu có thì họ là những… người nghèo.
Điều này có lẽ là dấu hiệu phản ánh thời đại chúng ta. Trong một giai đoạn nào đó, những người giàu có nhất thuộc vào tầng lớp cai trị. Ngày nay, sự giàu có không còn chỉ thuộc về vua chúa, mà là các tập đoàn kinh doanh lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều điều giống nhau giữa vua chúa từ xưa với chủ tịch các tập đoàn hôm nay. Của cải của họ có thể xem như một cái gì đó rất ảo. Nữ hoàng Anh, sống rất sung túc, nhưng không thể bán tài sản của mình. Nữ hoàng không thể, bởi vì trong thực tế bà không phải là chủ sở hữu hoàn toàn số tài sản đó.
Tương tự với chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft, Bill Gates. Trong nhiều năm ông đã được công nhận là người giàu nhất trên thế giới. Nhưng vấn đề ở chỗ là, nếu như Bill Gates muốn bán cổ phần của mình trong công ty, sự giàu có của ông sẽ teo đi rất nhanh. Tất nhiên ông không phải là người nghèo, nhưng tiềm năng tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Rốt cuộc, cũng chính xác như thế với tình trạng tài chính của công ty. Luật của các tập đoàn thương mại được thiết lập theo cách mà ngay cả các chủ sở hữu cũng không phải là các ông chủ hoàn toàn của chính những gì mình có.
Tạp chí Hoa Kỳ Forbes, nổi tiếng về các thăm dò xếp hạng mức giàu có, đã công bố một danh sách 15 người giàu nhất thế giới. Nó cho thấy những gì? Thậm chí các vua chúa giàu có nhất của thế giới nằm vị trí cách xa những người giàu nhất (cũng được công bố bởi Forbes). Vua được coi là giàu nhất năm 2009 là vua Thái Lan – Bhumibol Aduljadedez. Mặc dù tài sản của ông được đánh giá khoảng 30 tỷ đôla cũng chưa đủ để nhập vào hàng đầu, ngay cả mười người đầu tiên.
Trong năm 2007, tài sản chung của các vua chúa, quốc vương giàu nhất thế giới trị giá 95 tỷ đô la. Con số này ít hơn hai người đầu tiên trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Trong vòng một năm, ngoại trừ Quốc vương Brunei và Vua Maroc, tất cả các vua và quốc vương còn lại đều giàu thêm, tài sản chung của họ đã tăng lên mức 131 tỷ đô la. Khủng hoảng kinh tế không chỉ tác động tới người nghèo mà họ cũng bị ảnh hưởng lớn. Từ 2008 đến năm 2009 giới vua chúa giàu có mất đi 23 tỷ đôla. Mất nhiều nhất là Giáo trưởng Hồi giáo Dubai Mohammed bin Rashid al-Maktoum. Tài sản của ông ta mất đi 6 tỷ đôla. Trong khi đó, tuy vào thời khủng hoảng nhưng Quốc vương Brunei và Vua Maroc đã không mất một xu nào, ngược lại mỗi người còn kiếm thêm được khoảng 1 tỷ đôla. Điều thú vị là họ kiếm được tiền khi khủng hoảng, nhưng lại mất đi vào thời phát triển.
- Bhumibol Aduljadedź, 81 tuổi – Vua Thái Lan. Tài sản: $ 30 tỷ.
Nhà vua cai quản một quỹ (fundation) thuộc về quốc gia. Năm ngoái đã xảy ra tranh chấp giữa Hoàng gia và Chính phủ về các tài sản của quỹ. Trong những tháng gần đây vì lý do khủng hoảng kinh tế, trị giá quỹ đã “bay hơi” mất 5 tỷ đôla. Tất cả là do giá giảm trên thị trường bất động sản. Bhumibol Adulyadej là đại diện của triều đại Chakri liên tục từ 600 năm nay.
- Darussalam Haji Hassanal Bolkiah, 62 tuổi – Quốc vương Brunei. Tài sản: $ 20 tỷ.
Brunei nằm ở phía bắc đảo Borneo ở Đông Nam Á. Quốc vương có quyền hạn tuyệt đối. Tài sản làm ra từ khai thác dầu mỏ. Cung điện của Quốc vương ở Istana Nurul Iman là cung điện thứ hai lớn nhất trên thế giới (sau Cung vua tại Bắc Kinh), có gần 1.800 phòng và 257 phòng tắm. Tổng diện tích lâu đài là 200 ngàn m2. Quốc vương Brunei đam mê máy bay. Ông có mười mấy chiếc, chiếc lớn nhất là Boeing 747 có một số thiết bị làm bằng vàng.
- Khalifa bin Zayed al-Nahayan , 61 tuổi – Giáo trưởng, Tổng thống Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất. Tài sản: $ 18 tỷ.
Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất sống nhờ dầu mỏ. Kể từ năm 2004 quốc gia này bắt đầu chuyển từ từ theo phương Tây.
- Abdullah bin Abdul Aziz al-Saud, 85 tuổi – vua Saudi Arabia. Tài sản: $ 17 tỷ.
Nền kinh tế của A-rập Xê-út trong nhiều năm qua ngày mỗi xấu đi. Tình hình chính trị cũng trở nên phức tạp. Nhưng nó không ảnh hưởng đáng kể tới tài sản của hoàng gia. Nhà vua có bốn bà vợ với bảy con trai và mười lăm con gái.
- Mohammed bin Rashid al-Maktoum, 59 tuổi – Giáo trưởng Hồi giáo Dubai. Tài sản: $ 12 tỷ.
Dubai là nơi mà người ta đã bỏ ra số tiền là 60 tỷ đôla xây dựng hòn đảo nhân tạo có hình dạng cây cọ với tổ hơp khách sạn siêu sang trọng. Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản đã làm cho sự đầu tư này bội chi rất nặng. Nhà nước đang nợ 80 tỷ đôla. Quốc vương được xem là người thất bại lớn nhất trong năm nay.
- Hans-Adam II, 64 tuổi – Thái tử Liechtenstein. Tài sản: $ 3,5 tỷ.
Gia đình hoàng gia là chủ sở hữu ngân hàng LGT, mà chính phủ Đức đang cáo buộc gian lận. Ngân hàng này đã hỗ trợ người giàu châu Âu (chủ yếu là người Đức) trốn thuế.
- Mohammed VI, 45 tuổi – vua Maroc. Tài sản: $ 2,5 tỷ.
Tại sao khi tất cả mọi người mất đi, mà vua Maroc lại giàu thêm? Bởi vì đây là quốc gia rất giàu có có về phốt-pho. Đây là khoáng chất cần thiết cho sản xuất phân bón hóa học và nhu cầu về nó vẫn luôn tăng.
- Hamad bin Khalifa Al-Thani, 57 tuổi – Giáo trưởng Hồi giáo Qatar. Tài sản: $ 2 tỷ.
Qatar là Tiểu vương quốc trong đó Giáo trưởng là người thành lập chính phủ, không có quốc hội và các đảng phái chính trị. Hầu hết thu nhập thu từ mỏ và chế biến xăng dầu và… các ngân hàng. GDP bình quân đầu người hơn 106 nghìn đôla (so sánh GDP bình quân đầu người của Mỹ là 46 ngàn đôla).
- Albert II, 51 tuổi – Thái tử Monaco. Tài sản: $ 1 tỷ.
Monaco là một quốc gia thành phố mà nguồn thu nhập được trong thực tế là nhờ vào… thiên đường thuế. Albert II được biết là như là con người của tình yêu. Ông có hai con ngòai giá thú (mỗi con có một bà mẹ khác nhau). Tài sản của gia đình hoàng gia trong năm gần đây bị teo đi, bởi vì ông đã đầu tư vào bất động sản và các tác phẩm nghệ thuật, trong khi giá cả bị giảm xuống do khủng hoảng.
- Karim Al Husseini, 72 tuổi, Thái tử Imam aga Khan. Tài sản: $ 0,8.
Aga Khan được xem là một trong những nhóm Hồi giáo tiến bộ nhất. Karim Al Husseini không phải là người đứng đầu một quốc gia cụ thể nào, mà chỉ là lãnh tụ tôn giáo của nhóm Hồi giáo Imam aga Khan.
- Qaboos bin Said, 68 tuổi – Giáo trưởng Hồi giáo Oman. Tài sản: $ 0,7.
Oman sống nhờ dầu mỏ. Giáo trưởng, sau khi lật đổ cha, là lãnh đạo cao nhất của đất nước, kiêm Thủ tướng Chính phủ và kiêm Bộ trưởng của một số bộ, ngành, Đô đốc Hải quân, Nguyên soái không quân và là tướng danh dự của… quân đội Anh quốc.
- Elizabeth II, 83 tuổi – Nữ hoàng Anh. Tài sản: $ 0,45 tỷ.
Nữ hoàng Anh sẽ được xếp hạng cao hơn, nếu tài sản cộng thêm vương miện và trang sức dành riêng cho Nữ hoàng. Tuy nhiên, tài sản này thuộc về quốc gia. Nữ hoàng có gì? Bất động sản, các tác phẩm nghệ thuật và… bộ sưu tập tem rất có giá trị từ thời ông bà của mình. Elizabeth II, Nữ hoàng Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, cũng là người đứng đầu của 15 quốc gia khác như: Australia, Canada, New Zealand và Jamaica.
- Sabah al-Ahmed al-Sabah, 80 tuổi – Giáo trưởng Hồi giáo Kuwait. Tài sản: $ 0,4.
Kuwait có hơn 92 phần trăm diện tích lãnh thổ là sa mạc, nhưng dưới cát có nguồn dầu và khí đốt phong phú.
- Wilhelmina Armgard, 71 tuổi – Nữ hoàng Hà Lan. Tài sản: $ 0,2 tỷ đồng
Nữ hoàng có tính quán xuyến và kỹ lưỡng hơn hẳn mẹ mình là Juliana Orange-Nassau. Các cuộc phỏng vấn, cuộc họp đều được bà chuẩn bị kiểm tra rất kỹ lưỡng. Mỗi thứ Hai, Nữ hoàng gặp Thủ tướng Chính phủ. Hiến pháp Hà Lan nói rõ ràng rằng Nữ Hoàng có thể ấn định “chính sách của chính phủ”. Mặc dù Hoàng gia phủ nhận nhưng người ta nói rằng, gia đình Hoàng gia đã bị mất 100 triệu đô la, vì đã đầu tư tiền vào Pyramid tài chính của trùm lừa đảo Bernard Madoff.
- Mswati III, 41 tuổi – vua Swaziland. Tài sản: $ 0,1.
Ông có 14 bà vợ và tất cả đều được ông xây cho dinh thự riêng. Ông có tất cả 23 con. Hai người vợ đầu tiên (con cái của họ không thể đứng đầu của vương quốc) do Quốc hội lựa chọn. Các bà vợ khác do vua tự chọn vào ngày lễ gọi là King’s Bride. Vợ chưa cưới chỉ có thể trở thành vợ chính thức của vua khi có thai. Nhà vua phải có ít nhất một người vợ từ mỗi bộ tộc, nhờ đó có thể kiểm soát toàn vương quốc. Nguồn giàu có của Mswati III là nhờ vào một quỹ đầu tư do người cha Sobhuzy II lập. Swaziland là quốc gia nhỏ ở Nam châu Phi, nằm trên núi Rồng. Đất nước rất nghèo, và tỷ lệ thất nghiệp khoảng 40 phần trăm.
Kết luận
Rất tiếc tạp chí Fobers đã không đưa ra được các con số tiền bạc, tài sản của một loại vua chúa khác. Đó là các nhà lãnh đạo chóp bu trong các triều đại chuyên chế hoặc độc tài toàn trị cộng sản ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, v.v…
Loại vua chúa này còn ngon lành hơn các vua chúa bình thường, hơn cả các ông chủ tịch tập đoàn kinh doanh giàu có nhất.
Vua chúa các triều đại cộng sản không đội vương miện mà mặc đại cán, veston, thắt cà-vạt, đầu chải bóng loáng. Họ giàu, rất giàu và khi tiền đã nhét vào túi rồi, họ sẽ phù phép muôn hình vạn trạng để tẩy sạch vết nhơ và sở hữu hoàn toàn thuộc về họ và con cháu họ, tha hồ tự tung tự tác. Với họ, bồ bịch, trai gái cũng vào loại ăn chơi thượng thặng (một ví dụ nhỏ: Li Zhisui, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông trong cuốn hồi ký “The private life of chairman Mao” cho hay Mao đã từng ngủ với gần 10 ngàn gái trinh), nhưng chẳng bao giờ họ phải công khai tài sản hay đời tư của mình cho công chúng biết cả. Ngược lại, ai đụng tới lông chân, kẽ tóc cũa họ là có nguy cơ vào tù vì tội “lợi dụng dân chủ” để nói xấu lãnh đạo của Đảng!
Cho nên tạp chí Fobers dù có tài đến đâu cũng khó có thể đưa họ vào danh sách của mình.■
Nguồn: Fobers/http://wiadomosci.onet.pl/1569486,2678,1,kioskart.html. Tác giả dịch, biên soạn và bình luận trên cơ sở bài gốc “Nên làm vua”.
© http://ledienduc.wordpress.com
© talawas blog
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment