Saturday, June 13, 2009

NGƯỜI VIỆT LƯU VONG THÁCH ĐỐ TRUNG QUỐC về CHỦ QUYỀN HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

Người Việt lưu vong thách đố Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Lâm Quang Thi
Đăng ngày 13-6-2009
http://danchimviet.com/articles/1200/1/Ngi-Vit-lu-vong-thach--Trung-Quc-v-ch-quyn-Hoang-Sa-Trng-Sa/Page1.html
Chín ngày trước khi từ trần ở San José, California, thủ tướng cuối cùng của miền Nam, ông Nguyễn Bá Cẩn, tranh đấu bảo vệ quê hương khỏi nạn bành trướng của bá quyền Trung quốc. Nhân danh người Việt di dân, ông Cẩn đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một hồ sơ xác định thềm lục địa ở bờ biển Việt Nam, thể theo hiệp định của Liên Hiệp Quốc về Luật Hàng Hải.

Hồ sơ của Thủ tướng Cẩn được soạn thảo với sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn về công pháp quốc tế trong cộng đồng Việt nam hải ngoại, nêu lên bằng chứng lịch sử và địa dư hầu thiết lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong khi người Việt hải ngoại đang cố tranh chấp sở hữu của hai quần đảo này thì Hà Nội, một chế độ đã chiếm quyền lực bằng những ngôn từ hoa mỹ như độc lập và lòng yêu nước, lại dâng hiến lãnh hải và đất đai của mình cho Trung quốc. Những hòn đảo này sẽ dành cho Trung quốc phần lớn chủ quyền ở hải phận Biển Đông cũng như quyền đánh cá và quyền khai thác nguyên liệu và tiềm năng về dầu khí.

Lịch sử đã có những sự trùng lập lạ kỳ. Thuở xưa, các vua chúa Việt Nam hay gởi sứ thần sang hoàng cung Bắc Kinh triều cống các đế vương quyền uy hơn mình để đổi lấy sự bảo vệ của họ. Ngày nay cũng không khác gì mấy, ngoại trừ hai điểm chính: Vua và hoàng đế ngày trước đã được các lãnh tụ Cộng sản thay thế, ngọc ngà châu báu, vàng, và ngà voi đã được thay thế bằng những chuyển nhượng lãnh hải quý báu đi đôi với quyền đánh cá và các sản lượng dầu hỏa.

Hồ sơ của ông Cẩn thiết lập chủ quyền chính thống của miền Nam cũ; nhấn mạnh rằng sự chiếm đoạt miền Nam bằng bạo lực và việc thống trị Nam bộ của Bắc Việt sau '75 "không hủy bỏ ba khế ước quốc tế: Hiệp Định Genève 1954, Hiệp ước Balê (Paris Accords) 1973, cũng như Động thái cuối cùng ngày 2 tây tháng Ba, và điều này cũng chẳng triệt tiêu tính chính thống và chính nghĩa của miền Nam của chính phủ Việt Nam Cộng hòa."

Đồng thời ông Cẩn cũng phản bác văn bản đã nộp của Hà Nội, trong đó nhà nước Cộng sản Việt Nam thừa nhận chủ quyền hiện hành của Trung quốc trên quần đảo Hoàng Sa, ở phía Đông của Huế, và chỉ thông cáo về sự tranh chấp với Mã Lai về một số đảo ở Trường Sa, nằm về phía Nam của quần đảo Hoàng Sa.

Trung quốc chiếm Hoàng Sa sau một trận hải chiến ngày 19 tháng Giêng, năm 1974 với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến tranh Nam Bắc. Trường Sa, với nhiều dự trữ dầu hỏa, được các nước như Việt Nam, Phi luật Tân, Brunei, Mã Lai Á và Trung quốc tranh giành chủ quyền. Trung quốc là quốc gia duy nhất dùng vũ lực của binh quyền để xâm chiếm Trường Sa và chiếm đóng 5 đảo trong quần đảo này sau một trận chiến với hải quân Việt Nam ngày 14 tháng Ba, năm 1988.

Theo địa dư, bản tường trình của ông Cẩn đề cao khoảng cách của các đảo trong quần đảo Hoàng Sa, gần nhất với Việt Nam 135 hải lý; trong khi các đảo phía Bắc gần nhất với hải phận Trung quốc cũng cách ly Trung quốc khoảng 235 dặm hải lý. Trong khi đó Trường Sa chỉ cách hải cảng Cam Ranh 250 dặm hải lý, so với khoảng cách với đảo Hải Nam của Trung quốc là 310 dặm hải lý. Căn cứ trên những dữ kiện này, bản báo cáo kết luận rằng "cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ...đều phải thuộc chủ quyền của Việt Nam."

Hồ sơ trưng bày bằng chứng để củng cố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà cũ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng chứng xưa cũ nhất là bản đồ trong Bộ Luật Hồng Đức được chắp họa trong những năm 1460 và 1497 dưới triều đại An Nam do vua Lê Thánh Tôn trị vì. Nhưng văn kiện quan trọng nhất là Hiệp Ước Thanh Tân (Tiensin) do Trung Hoa và Pháp quốc ký kết năm 1885, công nhận sự bảo hộ của Pháp với Vương quốc Việt Nam, mà lãnh thổ Việt Nam vào thời đó đã bao gồm hai quần đảo nêu trên.

Vào cuối Thế chiến thứ II, các nước thắng trận đã gặp nhau ở Potsdam năm 1945 để ký các hiệp ước nhằm giải quyết những tranh tụng về đất đai của các quốc gia trước đây đã bị Đức và Nhật cai trị. Những hiệp ước quốc tế này không thay đổi chủ quyền Việt Nam so với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Liên Hiệp Quốc sẽ không xử lý ngay vụ Thềm Lục Địa và các vấn đề liên hệ trong thời gian sắp tới đây, nhưng văn kiện do thủ tướng Cẩn nộp đã mở rộng thêm một khía cạnh mới cho cuộc tranh chấp chống sự bành trướng của Trung quốc. Nó báo hiệu một sự trưởng thành và hiếu động của cộng đồng Việt di dân hải ngoại, quyết chí đấu tranh trong một cuộc chiến hai mặt: chống lại sự xâm lấn của Bắc Triều và nỗ lực tranh đấu cải cách cho Việt Nam.

Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ
© 2009 Đàn Chim Việt Online
--------------------------------------------

* Ông Lâm Quang Thi là một thiếu tướng trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, tác giả quyển: "25 năm Thế Kỷ: Một tướng lĩnh miền Nam hồi nhớ trận chiến Việt Nam cho đến ngày Sàigòn mất", "The Twenty-Five Year Century. A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon."


Vietnam’s Diaspora Challenges China’s Claim to Archipelagos
New America Media, News analysis, Thi Lam, Posted: Jun 11, 2009
http://news.newamericamedia.org/news/view_article.html?article_id=7f735b52c9b274d339357bf21344452d
On May 11, 2009, nine days before he died in San Jose, Calif., the last prime minister of South Vietnam, Nguyen Ba Can, fought to save his homeland from China’s expansion. On behalf of the Vietnamese diaspora, he submitted to the United Nations a dossier establishing the outer edges of Vietnam’s continental shelf in compliance with the UN Convention on the Law of the Sea.
Can’s dossier, prepared with the help of experts on international laws from the Vietnamese communities overseas, cites geographical and historical evidence to establish Vietnam’s sovereignty over the Paracels and Spratlys archipelagos.
While the Vietnamese diaspora is struggling to claim ownership of these two island groups, the Hanoi regime, which came to power using the language of independence and patriotism, is giving away its territory. Those islands would give China a claim to much of the territorial waters in the Easter Sea, and therefore fishing rights and access to minerals and potential oil pockets.
History has a curious way of repeating itself. In ancient times, Vietnamese kings periodically sent ambassadors to the Peking Imperial Court to pay tributes to their powerful masters to the north in exchange for their protection. It is the same today with two major differences: The old kings and emperors have been replaced by communist rulers, and precious stones, gold and ivory have been replaced by precious territorial concessions, along with fishing rights and potential oil reserves.
Can’s dossier established the legitimacy of the former Republic of Vietnam (South Vietnam); it stresses that the acts of aggression by North Vietnam and its occupation of the territory of the RVN after 1975 “have not abrogated the three international treaties: the Geneva Accords of 1954, the Paris Accords of 1973, as well the Final Act of March 2, 1973, nor can they obliterate the ‘de jure’ existence and legitimacy under international law of the Government of the RVN.”
Can also refutes Hanoi’s concomitant submission to the UN, in which the Vietnamese communist government recognizes China’s de facto sovereignty over the Paracel Archipelagos, east of Hue, and reports only a pending dispute with Malaysia over islands in the Spratlys, south of the Paracel Islands.
China captured the Paracel Islands after a bloody naval battle on January 19, 1974, with the South Vietnamese during the Vietnam War. The Spratlys, rich in petroleum resources, is claimed by Vietnam, the Philippines, Brunei, Malaysia and China. China is the only country that has used military forces to invade the Spratlys and occupy five islands of this archipelago following a navy battle against Vietnam on March 14, 1988.
Geographically, the report emphasizes that the Paracels island closest to Vietnam is 135 nautical miles away; the distance of the northernmost island to China’s shore is 235 nautical miles. Spratly Island, meanwhile, is 250 nautical miles from the Vietnamese port of Cam Ranh, compared to 310 nautical miles that separate the same island from China’s Hainan island. Based on these data, the report concludes that, “both groups of Paracels and Spratlys islands...must belong to Vietnam.”
The dossier presents historical evidence to support the territorial sovereignty of the RVN over the Paracel and Spratly archipelagos. The oldest is the Hong Duc map drawn between 1460 and 1497 during the dynasty of King Le Thanh Ton of the Empire of An Nam. But the most important document is the Treaty of Tientsin signed by China and France in 1885, which recognized the French Protectorate over the Empire of Vietnam, whose territory at that time already included the above archipelagos.
At the end of World War II, the victors met in Potsdam in 1945 to sign the treaties that settled territorial litigations affecting the nations previously conquered by Germany and Japan. These international treaties did not change the sovereignty of the Paracels and Spratlys.
The UN is not expected to rule on Continental Shelf - related issues anytime soon, but Can’s submission has added a new dimension to the struggle against China’s expansionism. It signals the emergence of an increasingly active diaspora that is determined to wage a two-front war: to oppose foreign aggression and to fight for democratic reform in Vietnam.
--------------------------------------------------
Thi Lam was a lieutenant general in the South Vietnamese army and the author of,
The Twenty-Five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon.

Related Articles:
Mining Exploration in Vietnam: China's New Strategy of Expansionism
Setting the Record Straight on South Vietnam
New Year, Old Unresolved Passion: Vietnam and its Diaspora

------------------------------------------------------------------------------

TIN LIÊN QUAN

VNCH NẠP HÒ SƠ THỀM LỤC ĐỊA TỚI LIÊN HIỆP QUỐC

PHỎNG VẤN CỰU THỦ TƯỚNG VNCH VỀ HỒ SƠ THỀM LỤC ĐỊA...

BẢN TIN SỐ 3 VỀ VIỆC VNCH NẠP HỒ SƠ THỀM LỤC ĐỊA

VIỆT NAM CỘNG HOÀ NẠP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA

CỰU THỦ TƯỚNG VNCH NGUYỄN BÁ CẨN QUA ĐỜII

BẠCH THƯ HOÀNG SA-TRƯỜNG SA của VNCH (Tài liệu)


No comments: