Saturday, June 27, 2009

INDONESIA - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM : THẾ NÀO LÀ MỘT NƯỚC CÓ CHỦ QUYỀN

Trung Quốc phản đối Indonesia bắt giữ các ngư phủ người Hoa
The Jakarta Post , Pontianak

Tue, 06/23/2009 7:50 PM
http://www.thejakartapost.com/news/2009/06/23/china-protests-arrest-fishermen.html
Chính quyền Trung Quốc đã viết một kháng thư phản đối chính quyền Indonesia về việc bắt giữ các ngư phủ Trung Quốc đang đánh cá trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế ở Biển Đông, thông tấn xã Antara của Indosia đã tường thuật.
Giám đốc cơ quan Khảo Sát Tài Nguyên Biển và Hải Sản Pontianak, ông Bambang Nugroho, đã phát cho biết vào hôm thứ Ba rằng cơ quan của ông đã bắt giữ 8 chiếc tàu và 77 thủy thủ trên các thuyền nầy sau khi phát hiện các tàu Trung Quốc này đã đánh bắt cá dọc theo hải lộ thuộc vùng West Kalimantan của Indonesia.
“Một cách hợp pháp, bất cứ tàu thuyền nào cũng có thế vượt ngang qua miền nầy, nhưng các tàu đó không đươc phép đánh bắt cá trong vùng lãnh hải đó,” ông giám đốc Bambang cho biết.
Ông nói thêm rằng cơ quan của ông đã nhận được kháng thư của Trung Quốc từ một người đến thương lượng của tòa tổng lãnh sự Trung Quốc.
Ông Aji Sularto, Tổng Giám đốc của Sở Khảo sát Tài Nguyên Biển và Hải Sản của Indonesia đã xác nhận vào tối hơm qua.
Ông Aji tuyên bố: “Chúng tôi sẽ theo đuổi các tiến trình luật pháp và phạt các ngư phủ nầy vì sự vi phạm của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cầm giữ họ ngay cả nếu họ trả tiền bồi thường thiệt hại do họ gây ra.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc họp báo phản đối Indonesia bắt giữ các ngư phủ người Hoa
23-6-2009
Chinatoday
http://www.cctv.com/program/chinatoday/20090626/102826.shtml
Bắc Kinh – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Qin Gang đã bác bỏ các bài tường thuật của báo chí và truyền hình Indonesia cho rằng các ngư phủ Trung Quốc đã đột nhập bất hợp pháp vào vùng lãnh hải của indonesia gần quần đảo Nauna.
Trung Quốc đã gởi một kháng thư khẩn cấp tới chính phủ Indonesai về chuyện Indonesia đã tịch thu 8 thuyền đánh cá của người Trung Quốc và bắt giữ trên 70 thủy thủ đoàn vào ngày 20-6-2009.
Tại cuộc họp báo, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao ông Qin Gang đã bác bỏ các bản tin của truyền thông Indonesia tường thuật rằng các ngư phủ Trung Quốc đã xâm phạm bất hợp pháp vào vùng lãnh hải của Indonesia gần quần đảo Nauna. Ông Qin Gang nói rằng vùng này theo lịch sử đã và đang là một khu vực đánh bắt cá đối với các ngư phủ Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao ông Qin Gang nói rằng, “Chúng tôi rất không hài lòng với chính quyền Indonesia về việc tịch thu các thuyền đánh cá và bắt giữ các ngư phủ Trung Quốc. Chúng tôi đòi hỏi rằng chính quyền Indonesia hãy thả ngay các ngư phủ nầy và trả lại các thuyền đánh cá. ”

Người dịch
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/06/27/7128/#comments

TIN LIÊN QUAN :
Căng thẳng Trung Quốc - Indonesia về chủ quyền vùng đánh cá tại Biển Đông (RFI)



BBC
Việt Nam 'yêu cầu' Trung Quốc thả ngư dân
Cập nhật: 06:40 GMT - thứ bảy, 27 tháng 6, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090627_mofa_fishermen_release.shtml
Hà Nội vừa lên tiếng về vụ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc tạm giữ tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trong thông cáo ra ngày 26/6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng nói:
“Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, ngày 21/6/2009, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt ba tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông."
"Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.”
Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay, ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn.
Và nói thêm: “Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

Vụ ngày 16/6
Trong khi đó theo tin hãng AFP, 25 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt ngày 16/6 tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa vừa được thả.
Những người này đã bị giữ 10 ngày, phía Trung Quốc cho cho rằng họ "vi phạm lệnh cấm bắt cá." 12 người khác vẫn chưa được thả.
Theo các hãng thông tấn quốc tế trích lời quan chức Việt Nam, 25 ngư dân Việt đã về nhà an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi, hôm qua thứ Năm.Cả 37 người bị tàu Trung Quốc bắt khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tháng trước, Trung Quốc đơn phương công bố lệnh cấm đánh cá đến 01/08 trong một số vùng của Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải.
Hồi tháng Ba, Trung Quốc cử tàu tuần tra tại vùng biển quanh các đảo đang tranh chấp.Các ngư dân Việt bị phía Trung Quốc bắt hôm 16/06 và bị giữ ở Hoàng Sa.Trong khi đó báo Tiền Phong của Việt Nam loan tin, hai tàu cá cùng 12 ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị tạm giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) được yêu cầu nộp phạt 210.000 nhân dân tệ (540 triệu đồng VN).
Ngư dân cho ông Võ Thanh Hường, trung tá thuộc Đồn biên phòng 328 hay, lúc ba tàu cá trên đang trên đường tìm chỗ tránh bão thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ.
Hiện 25 ngư dân đã được thả. Hai tàu còn lại cùng 12 ngư dân đang bị giữ. Điều kiện phía Trung Quôc đưa ra, báo VN đưa tin, là sau 10 ngày phải đem tiền chuộc, mỗi tàu 70.000 nhân dân tệ.

'Không nộp phạt'
Báo Tiền Phong đăng biên bản phía Trung Quốc bắt 37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn. Hình tài liệu chữ Hoa có dấu mộc đỏ cho thấy cơ quan xử phạt là Trạm Quản lý Cảng cá Ngư chính Trung Sa (thuộc Tây Nam, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc).
Lý do xử phạt tàu và ngư dân Việt Nam, là do vi phạm nghiêm trọng quy định “Luật ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa.”
Một quan chức cấp xã từ đảo Lý Sơn cho tờ báo xuất bản từ Hà Nội biết lần này ngư dân sẽ không nộp phạt.
“Quan điểm của chúng tôi là lần này sẽ không nộp tiền phạt. Chúng ta bằng một con đường đấu tranh nào đó để họ thả người và tàu về. Chứ cứ bị bắt rồi nộp tiền miết thế này, ngư dân nghèo ở Lý Sơn chịu không nổi,” ông Nguyễn Trí Thanh, chánh VP xã An Hải nói.
Trong khi đó tại buổi gặp gặp đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội lãnh đạo Việt Nam nói tình hữu nghị Việt trung là tài sản “quý báu.”

Lãnh đạo Việt Nam nói họ coi tình hữu nghị Việt-Trung là 'tài sản quý báu.'
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/06/27/090627061646_nguyensinhhung226.jpg

Báo VietnamNet đưa tin ngày 26/6 phó thủ tướng thường trực ông Nguyễn Sinh Hùng đã gặp đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường.
Ông Nguyễn Sinh Hùng được báo VietnamNet trích lời nói như sau: “Tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Trung là tài sản quý báu, cần được giữ gìn và không ngừng phát huy mạnh mẽ.”
Người ta chưa rõ cuộc gặp này là xã giao bình thường hay mang tính đột xuất trước tin Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân của Việt Nam.
Bản tin loan tải trên truyền thông trong nước đã không nhắc đến sự cố ngày 16/6 vừa qua tại khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền.


BBC
TQ phạt 25 ngư dân Việt
Cập nhật: 10:38 GMT - thứ sáu, 26 tháng 6, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090626_east_sea_fishing.shtml
Trung Quốc vừa thả 25 ngư dân Việt Nam sau khi giữ họ 10 ngày vì cho rằng những người này "vi phạm lệnh cấm bắt cá" nhưng 12 người khác vẫn chưa được thả.
Theo các hãng thông tấn quốc tế trích lời quan chức Việt Nam, 25 ngư dân Việt đã về nhà an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi, hôm qua thứ Năm.
Cả 37 người bị tàu Trung Quốc bắt khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa vốn vẫn đang là nơi cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tháng trước, Trung Quốc đơn phương công bố lệnh cấm đánh cá đến 01/08 trong một số vùng của Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải.
Hồi tháng Ba, Trung Quốc cử tàu tuần tra ra vùng biển quanh các đảo đang tranh chấp.
Các ngư dân Việt bị phía Trung Quốc bắt hôm 16/06 và bị giữ ở Hoàng Sa.
Phía Việt Nam cũng biết rằng hải quân Trung Quốc quyết định phạt những ngư dân Việt Nam này tổng cổng 210 nghìn nhân dân tệ, khoảng 30 nghìn USD.
Hãng AFP cho hay cả bộ ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam đều không trả lời ngay yêu cầu được xin bình luận hôm thứ Sáu này.
Tuy nhiên hãng tin này trích lời bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ hôm qua, thứ Năm rằng lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc là "không thể chấp nhận được" và rằng các ngư dân đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Báo VietnamNet hôm 17/06 trích lời Đại tướng Lê Văn Dũng của Việt Nam nói hiện nay tàu hải quân đi tuần tra các vùng biển chủ quyền của Việt Nam nhằm "cảnh giác tàu lạ hoặc tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển để kịp thời ngăn chặn".
Nhưng ông Dũng cũng nói khi ngư dân Việt Nam hãy tự tập hợp thành các đội tàu mạnh, tránh vào các vùng biển "của bạn" và thấy tàu lạ thì hãy báo cho quân đội.
Báo chí Việt Nam trước đó đưa tin các vụ bắt ngư dân Việt của phía Trung Quốc khiến dân chài nhiều vùng biển miền Trung sợ không dám ra khơi và phải chịu thiệt về kinh tế.

Trung Quốc với các nước khác
Nhưng va chạm giữa các nước trong vùng biển Đông Nam Á liên quan đến quyền đánh bắt hải sản không chỉ xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hôm 25/06, Trung Quốc chính thức bày tỏ thái độ "không hài lòng" trước việc Indonesia giữ 75 ngư phủ của tỉnh Quảng Tây.
Theo Tân Hoa Xã, Phát ngôn viên Tần Cương lên tiếng nói rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán tại Indonesia đã khẩn cấp trình bày với phía Indonesia về vụ việc.
Những ngư dân Trung Quốc này bị tàu Indonesia bắt ngày 20/06 tại vùng gần Trường Sa mà Trung Quốc cho là của mình.
Ông Tần Cương được trích lời nói Trung Quốc yêu cầu Indonesia "thả ngay lập tức các ngư phủ Trung Quốc".
Tuy vậy, ông cũng không quên nhắc rằng Trung Quốc và Indonesia là hai đối tác chiến lược và quan hệ song phương đang có nhịp độ tiến triển vững chắc.
Theo lịch làm việc, Ngoại trưởng Indonesia, ông Hasan Wirayuda dự kiến có chuyến thăm Trung Quốc từ 1 đến 2 tháng Bảy theo lời mời của người tương nhiệm Dương Khiết Trì.
Tân Hoa Xã 26/06/2009 cũng đưa tin hôm qua, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu vừa dự lễ đón và tiễn về nước 25 ngư dân Trung Quốc được thả tại Manila, Philippines sau hai năm giam giữ.

Trở lại câu chuyện với Việt Nam, cũng ông Tần Cương, được Tân Hoa Xã trích lời hôm 9/06 bác bỏ đề nghị của Việt Nam muốn Trung Quốc bỏ lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm.
Ông Tần nói đây là 'biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn' sau khi có tin Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn 'giao thiệp' với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường để 'lưu ý' ông này về lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc.
Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 bình luận rằng "Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy ý chí của Việt Nam".
Nhưng căn cứ vào các tin thông tấn, Trung Quốc không tỏ thái độ như vậy đối với Indonesia, nước đông dân nhất Asean và Philippines, nước vốn là đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.

Vietnamnet
Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền ngư dân Việt Nam vô lý

12:38' 27/06/2009 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/855111/
Chiều 26/6, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp khẩn để bàn giải pháp cứu các tàu cá và ngư dân Lý Sơn đang bị Trung Quốc giam giữ. Trong khi đó, các gia đình ngư dân đang lo lắng về mức tiền phạt hết sức vô lý của Trung Quốc lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo Báo Thanh Niên, mấy ngày qua, nhiều gia đình ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) như ngồi trên lửa, hết sức lo lắng cho số phận người thân của mình gồm 12 ngư dân và 2 tàu cá đang bị Hải quân Trung Quốc giam giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) của VN với thời hạn trong 10 ngày phải nộp đủ tiền phạt mới được trả tự do.

Ngư dân kêu cứu
25 ngư dân được thả về trên chiếc tàu QNg - 6597 TS đã đến đảo Lý Sơn, nhưng vẫn chưa hết lo sợ vì “án phạt” còn đang treo lơ lửng trên đầu, là 3 tờ biên bản nộp phạt với tổng số tiền lên đến 210.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu đồng) kèm theo điều kiện sau 10 ngày phải nộp đủ tiền phạt, 12 ngư dân và 2 chiếc tàu trên mới được thả, còn nếu không thì chưa biết đến bao giờ.
Trong những ngày qua, dù chạy đôn, chạy đáo vay mượn tiền khắp nơi nhưng nhiều gia đình ngư dân vẫn không tài nào xoay đủ số tiền quá lớn như vậy, kể cả các chủ tàu, nên chỉ biết làm đơn kêu cứu.
Chị Phạm Thị Bé, vợ của thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh nước mắt ngắn dài: “Hai vợ chồng trẻ mấy năm nay làm biển tích cóp được chút ít, rồi vay mượn đóng được chiếc tàu mừng hết hơi. Nào ngờ bây giờ chồng bị bắt, tàu bị giam giữ ngoài đảo, biết làm sao đây? Nợ nần còn chưa trả xong, lấy đâu ra tiền chuộc chồng, chuộc tàu...”.
Cũng như chị Bé, nhiều gia đình ngư dân ở Lý Sơn đang nơm nớp lo âu cho số phận người thân, tài sản của mình đang bị giam giữ trong khi thời hạn nộp phạt cứ trôi qua từng ngày.
Nghề biển ở Lý Sơn mấy năm qua mất mùa, nhiều chuyến biển trở về vừa đủ chi phí nên nhiều ngư dân đi bạn chỉ mong kiếm đủ tiền lo trang trải chi tiêu gia đình, con cái học hành. Chính vì thế, khả năng lo đủ tiền nộp phạt là điều quá khó, ngoài tầm tay của họ.
Ông Nguyễn Dự - Chủ tịch UBND xã An Hải (Lý Sơn), nói với PV Thanh Niên vào sáng 26.6 rằng, hầu hết các gia đình có người đang bị Hải quân Trung Quốc giam giữ, cuộc sống còn bao khó khăn, bây giờ bảo họ nộp phạt với số tiền quá lớn thì lấy tiền ở đâu
Trước tình cảnh bi đát ấy, UBND xã An Hải đã có văn bản số 123/BC-UBND gửi các cơ quan chức năng của tỉnh và Trung ương kiến nghị cần có biện pháp can thiệp để sớm đưa các phương tiện và ngư dân của huyện đảo Lý Sơn trở về đoàn tụ với gia đình.

Bị bắt trên đường đi tránh bão

Theo ông Nguyễn Dự, lúc bị bắt, cả 3 chiếc tàu nói trên đều nằm trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, hơn nữa chưa nói đó là lúc họ đang trên đường tìm nơi trú ẩn để tránh bão số 2. Do vậy việc bắt giữ và phạt tiền là hết sức vô lý.
“Chả lẽ cứ bị bắt rồi phải nộp phạt mới được thả, thì làm sao ngư dân dám ra khơi xa, đánh bắt dài ngày trên biển? Mà nếu nộp phạt hoài thì cũng chẳng có tiền đâu để nộp”, ông Dự nói.
Trong 3 chiếc tàu bị bắt nói trên, có tàu QNg - 6364 TS (do ông Bùi Văn Thuế làm thuyền trưởng) và tàu QNg - 6597 TS (do ông Dương Văn Hưởng làm thuyền trưởng), mỗi tàu đều có 12 ngư dân, cùng bị bắt vào lúc 10 giờ ngày 16.6 tại tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112058’ kinh Đông; tàu QNg - 6517 TS do anh Nguyễn Chí Thạnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân bị bắt vào lúc 13 giờ ngày 17.6 tại tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112045’ kinh Đông thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Anh Dương Tân (37 tuổi, ở xã An Hải), một trong những ngư dân đi trên tàu QNg - 6364 TS, kể lại, lúc đó trời bắt đầu gió mạnh nên thuyền trưởng Bùi Văn Thuế cho tàu chạy tìm nơi tránh bão, khi cách đảo Linh Côn chừng 15 hải lý thì thấy tàu Trung Quốc có số hiệu 309 ập đến.
Biết có chuyện chẳng lành, thuyền trưởng Thuê cho tàu tăng tốc, bỏ chạy nhưng chỉ được chừng 2-3 giờ đồng hồ thì bị bắt. Mọi người đều sợ hãi, mặt mày tái xanh và cũng chẳng biết làm gì hơn đành giơ hai tay lên đầu và bị buộc qua tàu Trung Quốc về đảo Phú Lâm.
Anh Tân cho biết, họ nói toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng ai hiểu gì cả. Đến khi có một phiên dịch tiếng Việt mới hiểu rằng, lý do bị bắt là do vi phạm Luật Ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa (!).
Về đến nhà ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn), anh Nguyễn Tâm (46 tuổi, đi tàu QNg - 6517 TS) vẫn chưa hết bàng hoàng. Trong đơn thỉnh cầu gửi các cơ quan chức năng, anh Tâm trình bày trên tàu QNg - 6517 TS có 13 thuyền viên, thường đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vào lúc 13 giờ ngày 17.6, tàu QNg - 6517 TS đang trên đường chạy tránh bão số 2, khi đến tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112045 kinh Đông, cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 12 hải lý về phía đông nam, thì bất ngờ có tàu Trung Quốc số hiệu 309 đến vây bắt. Sau đó, tàu kiểm ngư của Trung Quốc đến kéo tàu QNg - 6517 TS về đảo Phú Lâm. Trên đường bị áp giải về đảo với vận tốc cao, tàu QNg - 6517 TS bị vỡ ván, nước tràn vào làm chết máy nên không có khả năng quay về được.
“Họ đưa phương tiện về đảo nhưng không cử người trông coi, tất cả 13 thuyền viên tàu chúng tôi bị dồn vào một phòng, ăn ở ngủ đều tại đây. Sau đó, họ gọi thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh lên làm việc và buộc ký vào biên bản vi phạm, mỗi phương tiện nộp 70.000 nhân dân tệ. Biên bản họ đọc sơ sài, vả lại cũng sợ bị đánh, bị bỏ đói nên phải miễn cưỡng ký vào. Sau 4 ngày bị giam giữ, lúc này cơn bão số 2 cũng vừa tan, họ cho phương tiện mang số hiệu QNg - 6597 TS được về Lý Sơn vào 23 giờ ngày 22.6. Hiện 2 phương tiện mà Trung Quốc đang giữ lại đã bị hỏng máy, ngập nước, và buộc nộp phạt nhanh nếu muốn về Việt Nam”, anh Tâm kể lại.
“Để có phương tiện đi đánh cá mưu sinh, chúng tôi vay vốn Nhà nước và của bà con họ hàng, nay bị bắt nợ nần càng chồng chất; nhiều người sức khỏe không đảm bảo, đặc biệt là trường hợp anh Nguyễn Chí Thạnh, thuyền trưởng tàu QNg - 6517 TS hiện đang bị bệnh nặng, nếu bị giam giữ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tính mạng...”, anh Tâm bày tỏ.
“Bây giờ ra biển xa, chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân ai cũng lo. Lỡ bị bắt, bị nộp phạt thì coi như tán gia bại sản. Như vậy đóng tàu công suất lớn để làm gì, chả lẽ chỉ để quẩn quanh ven bờ thôi sao?”, ngư dân Dương Văn Thọ, vừa may mắn được trở về, bộc bạch.

No comments: