Friday, June 26, 2009

ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM - THUỴ SĨ TRÊN ĐẤT MỸ

ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM - THUỴ SĨ TRÊN ĐẤT MỸ

Ba Tôi, Thuyền Nhân

24/06/2009
http://www.haingoaiphiemdam.com/nhan-vat/Ba-Tôi-Thuyền-Nhân.php

Trangđài Glassey-Trầnguyễn, một tác giả đoạt nhiều giải thưởng, đã thực hiện nghiên cứu đa ngữ ở nhiều nơi trên thế giới, và xuất bản những tác phẩm sáng tạo và bình luận tại các châu Á, Âu, và Mỹ. Sinh tại Việt Nam năm 1975, cô đã sớm ý thức và chọn dấn thân cho an sinh xã hội, tiến trình hòa bình, việc dân chủ hóa, công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ, và phát huy văn hóa. Thuộc thế hệ 1.5, Trangđài đã tiên phong đóng góp vào việc nối kết các thế hệ trong cộng đồng nhà cũng như xây dựng tình thân giữa những cộng đồng văn hóa đa dạng ở Hoa Kỳ qua lý tưởng dấn thân và sự nghiệp nghiên cứu. Tác phẩm của cô gắn liền với kinh nghiệm con người, các vấn nạn phụ nữ, chủ đề tâm linh, và cộng đồng Việt hải ngoại. Cô là tác giả của hơn một trăm bài viết và tiểu luận trên báo chí và tài liệu học thuật, và bốn quyển thơ đa ngữ.
Trangđài được vinh danh rộng rãi vì những thành tích trong học thuật, phục vụ, sáng tạo, và nghiên cứu của cô. Qua những đóng góp tích cực trong các công tác vô vụ lợi, cô được nhiều tổ chức vinh danh, trong đó có CSUF, Americorps, Anaheim YMCA, và Tổng thống Hoa Kỳ. Về phương diện học vấn, Trangđài đã theo đuổi nhiều chuyên ngành khác biệt trong lãnh vực Nhân Văn và Xã Hội Học. Tại CSU Fullerton, cô tốt nghiệp bốn Cử nhân một lúc trong ngành Tâm Lý Thanh Thiếu Niên, Văn Chương, Sắc Tộc Học Á Mỹ, và Nhân Văn Đa Khoa, và được chọn là Thủ Khoa trong cả hai ngành học sau. Cô hoàn tất cao học ngành Lịch Sử Truyền Khẩu và Cộng Đồng, cũng tại CSUF, và nhận hai giải thưởng Xuất Sắc bên cạnh nhiều giải thưởng khác năm 2004. Cô là một quán quân trong cuộc tranh tài nghiên cứu năm 2004 do hệ thống CSU tổ chức với bài viết, “Quận Cam, Sử Vàng.” Năm 2004-05, Trangđài được trao Học Bổng Fulbright Toàn Phần, bậc Ưu Hạng, để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Trong thời gian đó, cô đã tự túc để đến tìm hiểu cộng đồng người Việt ở hơn mười quốc gia Châu Âu khác. Cô cũng tốt nghiệp cao học ngành nhân chủng học tại Đại học Stanford, và hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.


Ba Tôi, Thuyền Nhân

Nguyên tác Anh ngữ: Olivier Glassey-Tranguyễn
Chuyển tác Việt ngữ: Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Tiểu sử tác giả: Olivier Glassey-Tranguyen tốt nghiệp hai cử nhân ngành Lý và Toán tại Đại Học Fribourg ở Thụy Sĩ, quê hương của anh, và nhận học bổng toàn phần của Stanford để theo học chương trình tiến sĩ năm 2000. Tại đây, Olivier gặp Trangđài, hiền thê của mình, năm 2005. Ước mơ gần nhất của anh là cộng tác với vợ trong việc xuất bản "em bé"

Tôi đề nghị kết hôn với vợ mình vào đêm Giáng Sinh, ngay sau khi được gặp mặt gia đình cô ấy. Vợ tôi gọi tôi là ‘người đàn ông can đảm nhất trên thế giới,’ vì đã dám ngỏ lời cầu hôn với nàng trước sự chứng kiến của cả gia đình nàng – chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tôi được chính thức giới thiệu là bạn trai của nàng.

Sính lễ của nhà trai
http://www.haingoaiphiemdam.com/images/stories/td.jpg

Thế nên, khi mọi người tụ họp trong phòng khách để mở quà Noel, tôi giữ chặt lấy cái túi nhỏ màu xanh vào sát ngực mình, đợi chờ đến lượt mình tặng cho nàng món quà Giáng Sinh mà tôi hết sức trân quý. Quyết định quan trọng nhất trong cả cuộc đời tôi được gói kỹ và đang nằm gọn trong cái túi ấy, nhưng trong những giây phút chờ cho đến lượt mình, tôi có cảm giác như quyết định ấy đang bay bổng trong không gian.
Những tờ giấy gói quà đủ màu tràn ngập cả sàn nhà. Cuối cùng, trong cái túi màu xanh lá cây, vợ tôi tìm thấy một chiếc nhẫn đính hôn. Tôi đang mong đợi một câu trả lời: chấp thuận, từ chối, hay ‘có thể.’ Nhưng nàng bảo, “Anh hỏi Ba em đi.”


Hai gia đình trước lễ cưới
http://www.haingoaiphiemdam.com/images/stories/td1.jpg

Tôi đã hỏi, và Ba nàng đã thuận tình. Tại đám cưới của chúng tôi một năm sau, Ba đã đón nhận tôi vào gia đình như cậu con rể dị tộc đầu tiên.
Tôi được sinh ra và lớn lên tại Beuson, Thụy Sĩ. Tổ tiên của tôi chưa bao giờ rời khỏi Tổng Valais trong dãy núi Alps diễm lệ. Cha ruột tôi truyền cho tôi lòng kính trọng đối với nhân sinh đa dạng. Quê hương tôi nuôi dưỡng trong tôi lòng nhân ái. Nền giáo dục mà tôi nhận được chỉ cho tôi thấy sự thất bại của chủ nghĩa thực dân.
Thế nhưng, tôi vẫn chưa sẵn sàng để bước vào một cuộc hôn nhân đa chủng. Cũng như tôi, Ba phải vượt qua những bất đồng văn hóa tất yếu để chấp nhận một cậu con trai mới vốn đến từ bên ngoài vũ trụ Little Sàigòn, nơi mà gia đình Ba đã cư ngụ từ khi định cư tại Mỹ. Tôi rất biết ơn Ba đã đón nhận tôi vào gia đình, một lòng biết ơn mà thực ra trãi ngược 34 năm về tận Việt Nam của 1975.
1975. Tháng Tư Đen, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Tháng Sáu, Ba bị bắt đi tù cải tạo. Tháng Chín, vợ tôi, Trangđài, chào đời, không cha. Sau nhiều năm, Ba được tạm tha, nhưng phải đi lao động khổ công và chịu quản thúc tại gia. Khi Ba bị bắt đi cải tạo lại, Ba đã quyết định tìm đường vượt biển.

Hôn lế tại nhà thờ
http://www.haingoaiphiemdam.com/images/stories/td2.jpg

Mười ba lần Ba ra đi, mười ba lần Ba thất bại. Trong lần thứ mười bốn, Ba tránh công an biên phòng, đối diện với biển cả, sống soát sau những trận bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, đặt chân đến trại tỵ nạn Bidong, và cuối cùng định cư tại Mỹ. Ba làm việc cật lực, gửi thư và quà cho vợ con còn kẹt ở quê nhà, chọn từng món quà và ghi từng cánh thư cho mỗi đứa con. Năm 1994, cả gia đình được đoàn tụ. Các con của Ba được sinh ra lần thứ hai, bởi vì họ cảm thấy như thể mình lớn lên lần nữa khi mọi việc đều lạ lẫm, và ngay cả cái danh từ “Ba” cũng mang một ý nghĩa mới.
Ba đã phục vụ tổ quốc của mình trong thời trai tráng, đã phải đối diện với những nguy hiểm khốn cùng nhất trong kinh nghiệm làm người, và đã cố gắng hết sức để cưu mang bản thân và gia đình. Nhưng Ba chưa bao giờ được chính thức tuyên dương như một anh hùng. Tuy vậy, Ba là anh hùng của gia đình, là Ba của tôi. Hôm nay, Mẹ, năm người con, và ba đứa cháu ngoại cảm ơn những hy sinh của Ba. Và nếu tôi có được cái hạnh để gặp gỡ người con gái hết sức thú vị của gia đình, đó là nhờ sự can đảm của Ba.


[Lời Tác Giả: “Boat father,” hay “Ba tôi, thuyền nhân,” tuy ám chỉ danh từ “boat people” hay “thuyền nhân’ cách chung, nhưng là một từ do Trangđài tạo ra để khẳng định mối thâm tình đối với những người Việt tỵ nạn đã vượt biển tìm tự do sau khi Sàigòn thất thủ. Trangđài đã thảo dựng tỉ mỉ khái niệm ‘boat father’ trong tuyển tập thơ song ngữ, X-X1: Thuyền Nhân Khúc cho Ba, được xuất bản năm 2004.]

Ghi chú:
Trong nghi thức kết hôn theo truyền thống Việt Nam, Olivier dâng trà cho nhạc mẫu và nhạc phụ, Bà Nguyễn Thị Châu và Ông Trần Ngọc Thượng, để cám ơn song thân đã nuôi dưỡng và lo lắng cho tân nương của mình, Trangđài, cho đến ngày vu quy.
During the Vietnamese cultural ceremony on his wedding day, Olivier offers tea to his new in-laws, Mr. Thuong N. Tran, and Mrs. Chau T. Nguyen, thanking them for having raised and taken care of his new bride, Trangdai, until that day.
http://thedefendersonline.com/wp-content/uploads/2009/06/olivier_glassey-tranguyen.jpg


My ‘Boat Father’
By Olivier Glassey-Tranguyen
I proposed to my wife on a Christmas Eve, shortly after I was introduced to her folks. She called me ‘the bravest man on earth,’ who dared to ask for her hand in front of her entire family only hours after I met them.
So when everyone gathered in the living room to open the Christmas gifts, I held the small green bag close to my chest, anticipating my turn to offer her my prized Christmas present. The most important decision of my life was neatly wrapped in there, but for the moments leading to my turn, it felt as if that decision was floating in the air.
Colorful wrapping paper flooded the floor. At long last, in the green bag, my spouse found an engagement ring. I was expecting either yes, no, or maybe. But she said, “Ask my Father.”
I did, and the paternal blessing was granted. At our wedding a year later, Ba (”Daddy” in Vietnamese) took me on as his first non-Vietnamese son-in-law.
I was born and raised in Beuson, Switzerland. My ancestors never left the picturesque Alps of Valais. My own father imparts the respect for all human beings in their diversity. My homeland nurtures humanitarianism. My education shows me the failures of colonialism.
Still, I was ill-equipped at first for a multi-ethnic marriage. Ba, too, had to move beyond the apparent cultural clash to accept a new son from outside the Little-Saigon universe which his family has called home since their arrival in America. Ba deserves all of my gratitude for welcoming me into the family kernel, a gratitude that actually stretches back 34 years to 1975 Vietnam.
1975. In April, the Vietnam War ended. In June, Ba was taken away to the gulag. In September, my wife, Trangdai, was born, without her father. Several years passed till Ba was temporarily released from the gulag, only to be pushed into strenuous non-paid labor and house arrest. When he was threatened with re-consignment to the gulag, Ba decided to escape by boat.
Thirteen times he tried, thirteen times he failed. On the fourteenth attempt, he dodged the coastguards, affronted the sea, survived the Thai pirates, landed at Bidong refugee camp, and eventually made his way to the United States. He worked hard, sent letters and packages to his stranded family, addressing a word and a gift to each child. In 1994, the family was reunited. His children were born a second time, for it feels like growing up again when everything is so different, and even the word ‘father’ takes on a new meaning.
Ba had served his country in his youth, had faced the most treacherous dangers in the human experience, and had striven to sustain himself and his family. Yet he has never received the official recognition of a hero. Still, he is our hero, he is my Ba. Today, his wife, five children, and three grandchildren thank him for the sacrifices he made. And if I have met the most delightful of his offspring, I owe it to his courage.
[Author's Note: The phrase "Boat Father," while alluding to the more common term "boat people," was coined by Trangdai Tranguyen to insist on a more intimate relationship to the refugees who fled Vietnam after the fall of Saigon. She elaborates on this phrase in her bilingual poetry book, X-X1: Songs for a Boat Father, published in 2004.]


Olivier Glassey-Tranguyen studied physics and mathematics at the University of Fribourg in his native Switzerland, and received a Stanford Graduate Fellowship to pursue graduate training in 2000. There, he met his wife, Trangdai, in 2005. His immediate aspiration is to join her in publishing babies.”
http://thedefendersonline.com/2009/06/19/dear-dad-men-and-a-woman-pay-tribute/

Trangdai Glassey-Tranguyen*Working for Peace and Justice*


Tháng Tư đọc “X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba”
Vũ Ðình Trọng/Người Việt

Wednesday, April 29, 2009
http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=94161
Nếu không có biến cố 30 Tháng Tư, 1975 thì sẽ không có những người chết trên Biển Ðông, hay dọc đường biên giới với những nấm mộ lạnh lẽo, uất hận ngàn năm.
Và sẽ không có những người vợ một mình vượt cạn trên vùng kinh tế mới khi người chồng đang lầm lũi trong trại cải tạo. Sẽ không có những đứa trẻ sinh ra không cha bên cạnh, và sẽ không có những ước mơ vỡ vụn của tuổi mới lớn...
Cái “được” duy nhất của những đứa trẻ này, có lẽ là sự trải nghiệm trong nỗi xót xa, cay đắng khi bị những ánh mắt cay độc xói nhìn.
Ðọc “X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” của Trangđài Trần Nguyễn, độc giả không chỉ nhìn thấy một bức tranh riêng của cô. Cô đã vẽ được một bức tranh chung với những gam xám xịt của những đứa trẻ sinh ra ngay trong lúc lịch sử sang trang, một trang sử u tối. Trangđài tâm sự:
“Ba là một hình ảnh xa xôi trong tâm thức khi Trangđài lớn lên. Có một tấm ảnh mẹ đưa Trangđài đi chụp khi còn tí tẹo, mắt mở tròn to ngơ ngác. Phía sau, mẹ có ghi, 'Trần Ngọc Trang Ðài, bốn tháng mong ba.' Ðôi khi, Trangđài cũng thắc mắc, không biết những đứa trẻ được sinh ra mà ba vắng nhà, thì họ có những suy tư tâm tình nào về một người cha vắng bóng.”
Có lẽ, cô không được cảm giác vỡ òa niềm vui khi lần đầu tiên được gặp ba lúc ông ra khỏi nhà tù, bởi từ nhà tù nhỏ, ông bước ra nhà tù lớn với lệnh quản thúc tại nhà và buộc phải lao động khổ công cho chính quyền sở tại trước khi bị đe dọa phải cải tạo lại.


Nhớ lại quãng thời gian ngắn ngủi sống với ba, cô viết:
sau mấy năm trời cải tạo
Ba được về ở nhà, ở với tụi con
tuy phải đào mương, gánh đất, làm đường
lao động khổ công cho chính quyền, nhà nước
những câu chuyện ngàn lẻ một đêm Ba kể hoài hổng hết
nhưng Ba không may như hoàng hậu trong truyện
vẫn bị đe dọa án tử hình
khi chính quyền báo rằng, Ba phải cải tạo thêm
và điểm báo những ngày không còn Ba nữa
Ba bắt đầu phải trốn chui, Ba phải trốn nhủi
giả dạng, canh chừng, canh cánh sợ công an
Ba phải ra đi, Ba dứt ruột bỏ quê mình
dẫu 75 Ba không chịu lên máy bay
dẫu sau khi cải tạo Ba không màng vượt biển
(Trích “những ngày có Ba - days with Daddy”)

“Sau mười ba lần trầy vi tróc vẩy, Ba đã đi thoát và đến trại tỵ nạn ở Phi Luật Tân. Ba ở trại, vẫn gửi hình và viết thư cho gia đình. Ba vẫn dặn dò giáo dục các con qua những bức thư xa. Cuối cùng thì ba cũng đến Mỹ, và mãi đến khi Trangđài đã thành thiếu nữ thì mới được gặp lại ba ở Westminster, California.”
Ba Trangđài phải vượt biên mười ba lần mới thoát. Riêng cô, và tôi chắc không ít bạn bè cùng cảnh ngộ với cô đã cùng cha “vượt biển” từng ngày ngay trên đất liền:
con đi học
bạn bè tránh xa, xì sầm:
“Ba nó Mỹ Ngụy
vượt biên, phản quốc”
tụi nó liếc xéo
rỉ tai nhau những lời cay độc
vài đứa bạn cùng lớp
thỉnh thoảng lại nghỉ học cả tháng
khi đi học lại, đầu bị cạo nhẵn láng
vì đi vượt biên không thành
ở tù mấy tuần mới được tha
...
con vượt biển cùng Ba
trên mặt đất
má sóng lòng vỗ thấu
tiếng ngàn khơi
(trích “vượt biển trên đất liền, những năm học cấp hai - sea escapes on land, junior high years”)

Những lá thư từ trại tị nạn, hay những món quà của người cha gởi về từ Mỹ có lẽ là những kỷ niệm không thể quên. Sợi dây nối kết tình cha con vẫn luôn là người mẹ. Trangđài kể:
“Tuy ba không có mặt trong thời gian Trangđài khôn lớn, nhưng lúc nào mẹ cũng nhắc nhở các con về ba, thúc giục các con viết thư cho ba. Và những lần ba gửi đồ về, mẹ luôn để dành tất cả những gì ngon nhất cho các con thưởng thức - thay vì đem bán giá cao lấy tiền.”

mùa tựu trường lớp Ba
ở quê hương
cả nhà
nhận được quà
Ba gửi lần đầu tiên từ Mỹ
mọi thứ mang một mùi thơm rất lạ
như thực trạng
vẫn còn quá ngỡ ngàng, rằng
Ba đang ở thật xa
con nhớ mang máng
Ba kể nhận được số tiền X đô la
từ chính phủ
rồi Ba ra bưu điện, hỏi giá gửi đồ về Việt Nam
biết cước phí tốn đâu chừng X1
Ba đã đi mua đúng (X-X1) tiền quà
để gửi về
cho vợ cho con
...
quê mình nghèo, nên áo vừa chật
là đã có người xin, tuy nó đã bạc, sờn
áo lạnh hồng
chắc ấm thân đứa trẻ khác
vẫn ấm lòng con
khi trở gió, thay mùa

(trích “áo lạnh hồng - the pink sweater”)

Có những câu thơ rất thật, thật như cuộc đời, thật như những gì Trangđài và gia đình đã trải qua trong những ngày vắng bóng người cha thân yêu. Những điều thật đó, cô không dám kể cho ba nghe trong những lá thư gởi đến Mỹ. Ðọc để thấy rằng, trong cái xót xa của cô chính là cái xót xa của những người vợ tù cải tạo:

thơ cho Ba
cũng có điều con không kể
những bữa trời mưa nước ngập đến mất chân
nỗi uất giận như tâm can bị dần
khi Mẹ phải tiền “dân” cho tổ trưởng
cái ấm ức
khi những người đàn ông vô liêm sỉ
tới tán tỉnh Mẹ, dù biết rõ chẳng được gì
cái thắt ruột
khi Mẹ đi giữa trời dông gió bão
phơi mình ngoài trời
kiếm cá, kiếm rau
(trích “viết thơ cho Ba - letter for Dad”)
...

X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” là một tập thơ song ngữ được Trangđài viết riêng tặng cha, nhưng hình ảnh của người mẹ lại hiện diện rất rõ. Ðiều đơn giản vì mẹ cô đã đóng thêm vai trò người cha trong suốt hai mươi năm đầu đời của Trangđài, trước khi được gặp ba trên đất Mỹ.
Trangđài cho biết, những bài thơ trong tuyển tập này được viết từ năm 2002 đến 2003, tám năm sau khi gia đình cô đoàn tụ tại Mỹ.
Cô nói:
“Trong suốt tám năm ấy, tôi đáp lại tiếng gọi thúc bách từ đáy lòng để viết về tình mẹ. Tôi đã mất, và cần từng ấy năm để thấu hiểu kinh nghiệm lớn lên không cha ở Việt Nam, để cảm nhận mối quan hệ phụ tử trong khung cảnh gia đình. Truy gọi ‘Cha tôi, thuyền nhân’ giúp chúng ta thông cảm với cái kinh hoàng của đại dương và chia sớt cái bi kịch của đất liền.”

Với tên tập thơ “X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba”, người đọc như nhìn thấy một mệnh đề toán học. Tìm ra ý nghĩa của X-X1, chính là tìm được cái vuông tròn của tình gia đình gắn bó. Tuyển tập thơ như một dấu nối để những thế hệ người Việt di dân và sinh trưởng tại Hoa Kỳ hiểu nhau hơn trong tâm thức tìm về nguồn cội.
Hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả.

Quý độc giả quan tâm đến tác phẩm “X-X1: Thuyền Nhân Khúc cho Ba,” xin liên lạc về:
Trangđài Trầnguyễn
9334 #H Redwood Dr., La Jolla CA 92037.
Email: vietamproj@gmail.com.
Ấn phí: $15.
Bưu phí: $3.

Trangđài Trầnguyễn
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/94161-medium_NVHN-090429-Trangdai-01.jpg

Bìa tập thơ “Song For A Boat Father - Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” của Trangđài Trầnguyễn.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/94161-medium_NVHN-090429-Trangdai-02.jpg




No comments: