Wednesday, February 18, 2009

HƠN 200 NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN ẨN NÁU TẠI THÁI LAN

Hơn 200 người tị nạn Việt Nam đang ẩn náu ở Thái Lan
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-02-18
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/plight-of-hundreds-of-vietnamese-refugees-ending-up-in-Thailand-TQuang-02182009114221.html
Theo các nguồn tin do chúng tôi thu thập được, hiện có trên 200 người tỵ nạn từ Việt Nam chạy qua Campuchia và hiện đang ẩn náu tại Thái Lan.

Nhóm người Thượng Việt Nam bỏ chạy sang Thái Lan tụ hợp tại trụ sở Tị nạn của Liên Hiệp Quốc UNHCR ở Bangkok. RFA PHOTO
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/FlightOfVnSeekingAsylumInCambodia_PAnh-07152008161520.html/MontagnaCambodia200.jpg

Trong nỗ lực cứu giúp số người này, một đại diện của Ủy ban Cứu người vượt biển Boat People SOS trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ vừa tiếp xúc với Cao Ủy Tỵ nạn LHQ.
Câu hỏi được nêu lên là số người này có triển vọng định cư ra sao? Tình cảnh họ hiện như thế nào? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển cho biết:

TS Nguyễn Đình Thắng: Theo con số mà chúng tôi có thể phối kiểm và đếm được thì có khỏang trên 200 đồng bào chúng ta đã đến Thái Lan trong 2008. Và mới đây nhất chúng tôi được biết có thêm khỏang 3 người nữa cũng đến Bangkok trong tuần vừa rồi – từ Campuchia.
Nói chung tình trạng của số người này không ổn định, vì đa số cho đến giờ này, vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ nào cả từ phía Cao Ủy Tỵ Nạn hoặc từ các tổ chức nhân đạo địa phương, tức Thái Lan.
Rất nhiều người khác vẫn chưa nộp đơn được để xin tỵ nạn, do đó họ chưa được sự bảo vệ của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Một số khác đã làm đơn, nhưng không hề nhận được sự trợ giúp về pháp lý, họ không biết làm đơn ra sao cho nên tỷ lệ được xét tỵ nạn của họ rất thấp.
Về đời sống, nơi ăn chốn ở của trên 200 người này rất bấp bênh. Nói chung kết quả xin tỵ nạn của họ rất thấp.

Tại sao phải ra đi?

Thanh Quang: Thưa Tiến sĩ, họ thuộc thành phần nào, và rời bỏ Việt Nam vì lý do gì?
TS Nguyễn Đình Thắng: Tóm tắt có 3 thành phần khác nhau: Thứ nhất là những người ở Việt Nam từng tranh đấu cho tự do dân chủ, tôn giáo, nhân quyền, thì họ là nạn nhân của những cuộc bố ráp, càn quét rất thô bạo vào đầu năm 2007, ngay sau khi Việt Nam được vào WTO, được quy chế quan hệ mậu dịch bình thường với Hoa Kỳ và tổ chức xong hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hà Nội.
Nghĩ là đã đạt được các mục tiêu quan trọng nên nhà cầm quyền Việt Nam đã thẳng tay đàn áp những người này. Chúng tôi đếm được số người bị bắt bớ là khỏang 100 từ đầu năm 2007 cho tới giờ này, dù có sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Do đó có rất nhiều người phải ẩn nấp trong nước, và một số ít chạy thoát sang Campuchia.
Thành phần thứ 2 là người Thượng Tây Nguyên, họ bị đàn áp bởi họ là tín đồ Tin Lành. Bắt đầu từ đầu năm 2008, vì lý do nào đó chúng tôi chưa hiểu, Việt Nam lại thắt chặt thêm sự kiểm soát của họ đối với đạo Tin Lành so với năm 2007.
Rồi rất nhiều người Khmer Krom bắt đầu bị đàn áp vào đầu năm 2007. Vào tháng 2 năm đó, có hằng trăm nhà sư Khmer Krom từ 6 tỉnh Miền Tây Nam Bộ đã tụ tập lại để biểu tình đòi tự do tôn giáo và đòi trả lại đất đai, nhà cửa của họ bị tịch thu. Nên họ bị đàn áp nặng nề, nhiều người bị bắt, bỏ tù, và một số đã chạy sang Campuchia.
3 thành phần vừa kể chạy sang Campuchia, nhưng rồi họ không được an tòan ở đó, vì công an Campuchia và Việt Nam đã phối hợp lùng bắt họ để trục xuất về Việt Nam. Chúng tôi được biết một số người như Mục sư A Dung người Thượng và những người Khmer Krom đã bị bắt đưa về Việt Nam.
Do đó có đợt người tỵ nạn từ Campuchia chạy sang Thái Lan để lánh nạn lần thứ 2. Và đó là số trên 200 người mà chúng tôi vừa nhắc đến.

Lo sợ bị trả về Việt Nam, nhiều người Thượng đã tìm cách trốn khỏi trại tị nạn của UNHCR ở Campuchia, chạy sang Thái Lan cầu cứu.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/4-more-Vietnamese-Montagnards-arrived-Bangkok-NNguyen-06232008161748.html/montagnard062308-305.jpg

Kêu gọi trợ giúp

Thanh Quang: Chúng tôi được tin đại diện của Ủy ban cứu người vượt biển SOS vừa hội họp với Cao Ủy Tỵ nạn LHQ về số người Việt tỵ nạn tại xứ Thái này. Tiến sĩ có thể cho biết thêm chi tiết về cuộc họp đó được không?
TS Nguyễn Đình Thắng: Hôm thứ Hai và thứ Ba tuần này, chúng tôi có người đại diện từng là viên chức cao cấp trong Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã đến Bangkok để tiếp xúc, thứ nhất, với Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, và thứ hai là tổ chức chính yếu chuyên lo về vấn đề người tỵ nạn ở Thái Lan nhằm tìm phương cách giải quyết về đời sống và quy chế tỵ nạn cho trên 200 đồng bào này.
Đầu tháng 3 tới, chúng tôi có nhóm người đại diện khác tới Bangkok, gồm một luật sư cùng phụ tá luật sư, nói được tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Anh.

Thanh Quang: Thưa Tiến sĩ, như vậy số người tỵ nạn vừa nói sau cùng có thể có triển vọng gì không?
TS Nguyễn Đình Thắng: Hiện chúng tôi đang cố tìm ra một vài giải pháp đề nghị để giúp giải quyết từng trường hợp một. Chẳng hạn đối với số người bất đồng quan điểm, chính kiến thì phải giải quyết ra làm sao, người Khmer Krom thì phải giải quyết như thế nào, còn đồng bào người Thượng thì có kế họach ra sao. Bởi vì đối với mỗi thành phần, Cao Ủy Tỵ Nạn có chính sách khác nhau.
Chuyến đi vào tháng 3 của các luật sư như vừa nói là để làm công việc đó, sẽ phỏng vấn một số tiêu biểu của 3 thành phần ấy, dựa vào đó chúng tôi sẽ đưa ra một số đề nghị về chính sách dành cho Cao Ủy Tỵ nạn LHQ.

Thanh Quang: Xin cảm ơn TS Nguyễn Đình Thắng!



No comments: