Hội Luận Về Suy Thoái Nhân Quyền Á Châu
Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân
vietnamexodus Saturday, 14, February
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=1943
Một buổi hội luận về đề tài: "Tình trạng suy thoái nhân quyền tại Á Châu" đã được Liên Minh Nhân Quyền Ở Á Châu gồm 18 tổ chức nhân quyền và cộng đồng Á Châu tổ chức tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 12 tháng 02, 2009. Buổi hội luận được sự bảo trợ của dân biểu liên bang Thadeus McCotter và đồng bảo trợ của mộ số dân biểu thuộc lưỡng đảng Hoa Kỳ. Phát biểu trong phần hội luận có các dân biểu Jim Moran, Joseph Cao, Loretta Sanchez, Lincoln Diaz Balart và Frank Wolf.
Phòng hội không đủ chổ ngồi, nhiều người tới muộn phải đứng ngoài hành lang để theo dõi những đề tài hấp dẫn do các chuyên gia về các vấn đề Á Châu thuộc chính quyền, Quốc Hội và các tổ chức phi chính phủ cũng như đại diện của các phái đoàn thuộc các quốc gia Á Châu thuyết trình.
Trong dịp này, Liên Minh Cho Nhân Quyền Á Châu đã tuyên dương một số các chiến sĩ nhân quyền Á Châu đang bị giam giữ hoặc đang gặp sự hành hạ, trù dập của các chính quyền độc tài. Về phía Việt Nam, hoà thượng Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý và BS Nguyễn Đan Quế đã được vinh danh. Buổi hội luận đã được giới truyền thông Việt Nam cũng như đài truyền hình SBTN, đài phát thanh RFA, hệ thống tuyền thanh Việt Nam Hải Ngoại và quốc tế theo dõi và tường thuật .
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được trong buổi hội thảo:
Quang cảnh hội thảo
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8735.JPG
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8881.JPG
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8722.JPG
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân và ông Anh Đỗ
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8727.JPG
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân nói lời mở đầu
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8729.JPG
Quan khách đến dự chật cả phòng
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8739.JPG
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8790.JPG
Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8789.JPG
Dân biểu liên bang Joseph Cao Quang Ánh - dân biểu Việt Nam đầu tiên tạiHạ Viện Hoa Kỳ
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8827.JPG
Dân biểu liên bang Frank Wolf
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vneimages/chantroiviet/IMG_8835.JPG
Diễn đàn về nhân quyền châu Á tại Quốc hội Mỹ
VOA 14/02/2009
16 tổ chức tranh đấu cho nhân quyền trong Liên Minh Nhân Quyền Châu Á hôm thứ Năm 12 tháng 2, 2009 đã tham gia diễn đàn về ‘tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi tại châu Á’ diễn ra tại Rayburn Building thuộc Quốc hội Hoa Kỳ. Tham dự còn có một số Dân biểu Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Hà Vũ của Đài VOA tường trình từ thủ đô Washington về vấn đề này như sau.
Đây là lần thứ 3 Diễn đàn nhân quyền châu Á được liên minh các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền thực hiện nhằm mục đích phối hợp hoạt động của các tổ chức này để vận động ngành lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đấu tranh đòi cải thiện nhân quyền của người dân đang chịu sự áp bức của những chế độ khác nhau tại nhiều quốc gia châu Á
Bác sĩ Nguyễn Thể Bình Chủ tịch của phong trào bất bạo động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam cho biết: “Coalition for Human Rights (Liên Minh Nhân Quyền) được thành lập rất ngắn trong thời gian vừa qua khi chúng tôi có cơ hội hoạt động chung với một số các hội đoàn khác của người Á châu tức là hội đoàn gnười Tây Tạng, hội đoàn người Miến Điện, rất là nhiều hội đoàn của người Trung quốc và các hội đoàn chuyên biệt của Việt Nam cũng như là một số thành phần nhỏ hơn như là người Lào, người Khmer Krom,v..v… chúng tôi cảm thấy rằng khi đứng chung sẽ tạo được sức mạnh nhất là khi những công việc làm trong Quốc hội cần có sự chú ý đặc biệt tới nguyên cả châu Á chứ không phải chỉ riêng về vấn đề của Việt Nam. Vì lý do đó chúng tôi tin rưởng rằng khi đứng chung với tất cả các khối đại diện các nước châu Á khác mà vấn đề nhân quyền cũng tệ hại như vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì tiếng nói của chúng tôi sẽ được mạnh hơn và công việc của chúng tôi sẽ được đẩy xa hơn trong Quốc hội, trong State Department (Bộ Ngoại giao) v..v.. Bởi vì lý do đó nên Coalition này đã được thành lập vì chúng tôi muốn đứng ra lãnh đạo sự thành lập nhóm người Á châu này để đẩy mạnh việc đấu tranh cho nhân quyền trên toàn châu Á.”
Nói chuyện tại diễn đàn, ngoài đại diện của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, tổ chức Ân xá Quốc tế, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn có sự hiện diện của một số dân biểu Quốc hội khóa 111 của Hoa Kỳ.
Phát biểu tại diễn đàn, Dân biểu Frank Wolf, đơn vị Virginia đưa ra những khuyến cáo để liên minh tranh đấu cho nhân quyền hoạt động hữu hiệu hơn bằng cách tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Cliton để yêu cầu sớm bổ nhiệm hai chức vụ quan trọng là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc tránh châu Á và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách về nhân quyền là những chức vụ chưa được bổ nhiệm dưới thời Tổng Thống Bush.
Ngoài ra dân biểu Frank Wolf còn đề nghị là bất cứ một nhân vật nào của nước Mỹ, dù là doanh nhân hay các nhân vật chính trị, nếu có dịp tiếp xúc với cấp lãnh đạo các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện.. thì cuối buổi tiếp xúc đưa cho những giới chức này danh sách các tù nhân chính trị để yêu cầu trả tự do cho họ.
Đó là cách mà dân biểu Frank Wolf cho là hữu hiệu nhất để thúc đẩy các chế độ không tôn trọng nhân quyền tại châu Á thực hiện những cam kết của họ.
Dân biểu Joseph Cao bang Louisana, dân biểu gốc Việt đầu tiên của Hạ viện Hoa Kỳ cũng cho biết là trong cương vị một thành viên của Ủy ban Nhân quyền Hạ viện Mỹ, ông rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới nhất là ở Việt Nam mà trong năm qua thế giới chứng kiến những vụ vi phạm nhân quyền như vụ Thái Hà, vụ đàn áp các tu sĩ Phật giáo và ông cam kết làm hết sức mình để phát triển nhân quyền.
Ông Michael Orona, Giám đốc Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao đã không tham dự diễn đàn như dự kiến.
No comments:
Post a Comment