Thomas
Piketty,
The New York Review of Books
Nguyễn
Thảo
chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
Posted
on Mar 4, 2016
Đảng
cực tả của Pháp trong mấy năm gần đây đã có số phiếu ủng hộ tăng từ 15% lên
30%, và hiện tại giảnh được 40% số phiếu ủng hộ từ rất nhiều quận. Những yếu tố
góp phần làm nên kết quả này là: thất nghiệp và bài ngoại tăng cao, thất vọng
sâu sắc về báo cáo tranh cử của đảng cánh hữu, và dường như mọi nỗ lực đã được
thực hiện và giờ là lúc phải đi theo hướng mới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống
Pháp François Hollande tại Brussels, tháng Hai năm 2013. Ảnh: Thierry
Monasse/Xinhua/Eyevine/Redux
Những hậu
quả này cũng xuất phát từ cách giải quyết yếu kém cuộc khủng hoảng tài chính bắt
nguồn từ Hoa Kỳ năm 2008. Do chúng ta, những người châu Âu đã không đề ra được
thể chế và chính sách phù hợp nên đã khiến cuộc khủng khoảng tài chính lan
thành cuộc khủng hoảng dai dẳng cho khu vực 19 quốc gia dùng chung đồng euro.
Chúng
ta có đồng tiền chung nhưng lại có 19 nợ công khác nhau, 19 mức lãi suất khác
nhau tùy vào thị trường tài chính tự do đầu cơ, 19 mức thuế doanh nghiệp để cạnh
tranh với nhau, trong khi không có một mạng xã hội chung an toàn hay các chuẩn
giáo dục – điều này sẽ không thể và không bao giờ đem lại hiệu quả hoạt động
cho khu vực.
Chỉ khi
có một sự tái thiết lập mang tính xã hội và dân chủ đích thực, khuyến khích
tăng trưởng và việc làm, được khởi xướng bởi một số quốc gia sẵn sàng đi đầu
làm gương và phát triển thể chế chính trị mới thì mới đủ sức chống lại các cuộc
bạo động mà hiện đang đe dọa châu Âu. Hè vừa rồi, trước sự thất bại nặng nề của
Hy Lạp, Tổng thống Pháp François Hollande đã đề đạt lại ý tưởng tạo ra một nghị
viện mới cho khu vực đồng euro. Lúc này, Pháp cần đệ trình một bản kiến nghị
chi tiết với các đối tác đi đầu của mình và phải đạt được thỏa thuận. Nếu
không, chương trình nghị sự sẽ được độc quyền bởi các quốc gia chọn chủ nghĩa
cô lập, trong đó có Anh và Ba Lan.
Ban đầu,
việc các nhà lãnh đạo châu Âu – đặc biệt là Pháp và Đức – nhận ra khuyết điểm của
họ là rất quan trọng. Chúng ta có thể tranh luận không hồi kết về mọi phương thức
cải cách, cả trên quy mô nhỏ hay lớn, điều mà đáng ra cần thực hiện trên mọi quốc
gia của châu Âu: thay đổi giờ mở cửa bán hàng, thị trường lao động hiệu quả
hơn, các tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến nghỉ hưu và nhiều hơn nữa. Trong
đó, một số cải cách tỏ ra hiệu quả nhưng một số khác lại không. Tuy nhiên, dù
có thế nào đi nữa, thì những thất bại trong việc thực hiện các cải cách này
chưa đủ để giải thích về việc chỉ số GDP sụt giảm bất ngờ trong khu vực đồng
euro từ 2011 đến 2013, mặc dù lúc đó thì nền kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu phục
hồi. Vậy chẳng còn gì phải nghi ngờ, việc phục hồi ở châu Âu đã bị kìm hãm bởi
các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách quá nhanh giữa năm 2011 và 2013 – đặc biệt
là tăng thuế quá cao và đột ngột ở Pháp. Việc áp dụng các quy định ngân sách chặt
chẽ chỉ đảm bảo GDP của châu Âu ổn định trong năm 2015, song vẫn chưa hồi phục
tới mức mà năm 2007 đã đạt được.
Sự can
thiệp muộn màng của Ngân hàng Trung ương châu Âu và hiệp ước ngân sách mới năm
2012 – Hiệp ước Tài chính châu Âu đã dẫn tới những thay đổi quan trọng để tạo
ra được cơ chế ổn định châu Âu với ngân sách 700 tỉ euro.
Những
tiến triển này đã tạo thuận lợi để các nước khu vực đồng euro đi tới giải pháp
gộp nợ chung, tức là họ sẽ phối hợp cùng nhau để chi trả tất cả các khoản nợ.
Những chính sách này cho tới nay đã ngăn chặn được sự thụt giảm của GDP nhưng vẫn
chưa giải quyến được vấn đề căn bản. Việc phục hồi vẫn còn diễn ra rất chậm chạp
trong khi khủng hoảng lòng tin vào giá trị đồng euro thì vẫn còn dai dẳng.
Điều gì
có thể thực hiện ngay bây giờ? Chúng ta nên họp lai các quốc gia khu vực đồng
euro để bàn bạc về vấn đề nợ – như cách mà chúng ta đã họp trong những năm hậu
chiến về lợi ích đáng chú ý của Đức. Mục tiêu chung nên là giảm nợ công, bắt đầu
bằng việc đưa ra một hệ thống phân bổ các khoản thanh toán dựa trên mức độ gia
tăng của các khoản nợ từ khi các cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Ở thời
kỳ đầu, chúng ra có thể đặt nợ công lớn hơn 60% GDP của ngân sách chung, với lệnh
tạm hoãn trả nợ tới khi các quốc gia đạt lại được quỹ đạo tăng trưởng mạnh so với
năm 2007. Tất cả các kinh nghiệm trước đó, kể cả từ quan điểm của các chủ nợ, đều
chỉ ra theo hướng: khi vượt qua một ngưỡng nhất định thì không có ý nghĩa gì để
hoàn nợ trong hàng thập kỷ, tốt hơn là công khai giảm nợ để đầu tư vào tăng trưởng.
Quá
trình này đòi hỏi một hình thức quản lí dân chủ mới, một hình thức mà đảm bảo rằng
những thảm hoạ như trên sẽ không tái diễn nữa. Cụ thể hơn, lợi ích của cả người
nộp thuế lẫn ngân sách quốc gia có được khi một nghị viện các quốc gia dùng đồng
Euro được thành lập. Trong đó, thành viên của nghị viện được lấy từ chính quốc
hội của các nước tham gia và tỉ lệ với số dân nước đó. (Một nghị viện như vậy
đương nhiên sẽ khác nhiều so với nghị viện bây giờ gồm cả các thành viên thuộc
liên minh châu Âu nhưng không thuộc khu vực đồng euro và họ tương đối yếu thế).
Chúng
ta nên ủy thác mỗi quốc hội khu vực đồng euro một phiếu về thuế doanh nghiệp
chung. Nếu không, kết quả chắc chắn vẫn là bán phá giá và nhiều vụ bê bối như
LuxLeaks. Vài tài liệu rò rỉ đã hé lộ việc các doanh nghiệp dựa vào Luxembourg
để trốn thuế. Một thuế doanh nghiệp chung như vậy sẽ tạo điều kiện để đầu tư
tài chính nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng và đại học.
Ví dụ
điển hình là chương trình giáo dục Erasmus (chương trình hỗ trợ cho học sinh và
sinh viên ra học tập và đào tạo ở nước ngoài) được đầu tư vô cùng ít ỏi. Ngân
sách cho chương trình này chỉ là 2 tỉ euro mỗi năm so với 200 tỉ euro dành cho
việc trả lãi cho các khoản nợ hàng năm. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào công
cuộc đổi mới và thế hệ tương lai. Châu Âu có đủ quyền và thừa khả năng để đưa
ra mô hình phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới: chúng ta cần chấm dứt việc
lãng phí cơ hội.
Trong
tương lai, các quốc gia khu vực đồng euro cần cùng nhau đưa ra mức độ thâm hụt
công. Có rất nhiều người Đức sợ bị coi rẻ trong một nghị viện mới như vậy và họ
chỉ muốn đi theo lối tư duy ngân sách tự động. Nhưng đó lại là cản trở đối với
nền dân chủ của khu vực đồng euro bởi hàng đống các quy tắc cứng nhắc đó đã từng
đưa chúng ta tới bờ của vực thẳm, và bây giờ là lúc cần tiếp cận theo hướng mới
này.
Nếu như
Pháp, Ý, Tây Ban Nha (những nước chiếm khoảng gần 50% dân số khu vực đồng tiền
chung và GDP, trong khi Đức chỉ chiếm khoảng 25%) đã chuẩn bị đưa ra một bản kiến
nghị chi tiết cho một nghị viện mới và hiệu quả, thì một số những điểm sáng đã
phải được nhận thấy. Và nếu như Đức vẫn ngoan cố tiếp tục từ chối, điều dường
như là không thể, thì những tranh luận phẩn đối đồng euro như đồng tiền chung sẽ
trở nên rất khó khăn để giải quyết. Hiện tại, phương án B liên quan đến bãi bỏ
đồng tiền chung euro đang được săn đón bởi đảng cực tả, và cũng ngày càng trở
nên hấp dẫn với đảng cực hữu. Tại sao chúng ta không bắt đầu với việc mở ra cơ
hội cho cải cách mới mà sẽ giúp cho khu vực đồng euro cùng nỗ lực để đạt lợi
ích chung?
.
Thomas
Piketty,
The New York Review of Books
Dịch từ bản tiếng Pháp bởi Anthony Shugaar
Dịch từ bản tiếng Pháp bởi Anthony Shugaar
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment