Friday, March 25, 2016

MÁU KIỆT LÀ LÚC NHẢY VÀO (BS Hồ Hải)





Friday, March 25, 2016

Bài đọc liên quan: 

*

Năm năm trước tôi viết bài: Máu đang chảy đầy đường. Máu của một quốc gia chảy không thể tính bằng phút, bằng giờ, mà phải tính bằng có khi cả thập niên. Liên Xô cũ cũng phải chảy máu từ 1977 đến 1989 - từ khi ông Leonid Brezhnev lên nắm quyền đến khi ông Mikhail Gorbachev tuyên bố tùy nghi di tản.

Năm năm đủ để một nền kinh tế như Việt Nam chảy cạn kiệt khi mà nền kinh tế ấy chỉ dựa vào việc đổi tài nguyên môi trường để phát triển.

Bằng vào sử dụng quỹ đất, rừng, khoáng sản để đổi lấy bằng những gói vay, hoặc nâng giá cho sân sau làm kinh tế, đến nay dầu hạ giá không thể có lãi để khai thác. Rừng cạn kiệt nước để dẫn đến hạn hán vì phá lá phổi cho không khí và trầm tích nước cho mùa khô. Nhiễm mặn chỉ là một hậu quả nặng nề cho nông nhiệp, nhưng chưa đến làm dân chết, mà vấn đề sau hạn hán là bao nhiêu thiên tai, hỏa hoạn khác đang diễn ra ở khắp nơi.

Sự cạn kiệt ấy thể hiện qua các tuyên bố của bộ trưởng kế hoạch đầu tư và bộ trưởng tài chính trong 2 tháng đầu năm 2016. Và một số tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước buộc phải bán để trả nợ đáo hạn, và tái cấu trúc cả việc điều hành và đầu tư.

Một làn sóng các hình thức di cư từ Việt Nam đến các quốc gia tiên tiến của giới trung lưu và nhà giàu đang diễn ra từ nhiều năm qua, qua các hình thức di dân đầu tư dạng EB5, và du học. Đó là phương cách của những công dân các quốc gia chậm tiến nhìn vấn đề suy sụp kinh tế ở góc tiêu cực, ngắn hạn, e sợ có biến động chính trị sẽ đem đến mất mát và đau thương.

Suy trầm kinh tế theo chu kỳ kinh tế thị trường là điều vẫn diễn ra thường xuyên ở một quốc gia có nền kinh tế thị trường mỗi 8-10 năm, một lần. Khi suy trầm kinh tế diễn ra là cách của các nhà tư bản kiếm tiền bằng cách mua và đầu cơ các danh mục, mà họ đã chuẩn bị, theo dõi qua hơn 5 năm, chọn lựa, mua chờ ngày để bán kiếm lãi. Cách này, các tay to trong đầu tư kinh tế gọi là, khi máu chảy đầy đường là lúc đặt tiền để mua xác chết, chờ ngày kiếm lãi.

Cũng như thế, nền kinh tế Việt Nam hôm nay đã đến lúc các công ty, tổ chức tài chính cạn kiệt máu, khi mà chỉ năm 2015 đã có đến 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà Nước mua lại với giá không đồng hoặc sáp nhập với giá rẻ. Cũng là lúc các con kền kền nhảy vào ăn xác những cái gọi là Zombie Company.

Từ đó, chính lúc này là lúc, mà các đại công ty cần phải đổ bộ vào để đầu tư, tái cấu trúc và vận hành các công ty đang đói vốn, cần bán để trả nợ mất khả năng chi trả cho ngân hàng, sau đó tái cấu trúc và vận hành nó. Đó là ý tưởng của những nhà đầu tư có tầm nhìn xa trong kinh doanh.

Khi đã có tầm nhìn xa về đầu tư nhằm mục đích đầu tư mạo hiểm, thì nhà đầu tư sẽ đánh giá 3 vấn đề lớn của một quốc gia:

1. Chính trị phải ổn định. Ổn định ở đây là chiến lược, chính sách ổn định quan trọng không thua chế độ ổn định. Vì chế độ ổn định, mà chiến lược, chính sách dành cho đầu tư không ổn định thì nhà đầu tư sẽ không thể yên tâm.

2. Tái cấu trúc nền kinh tế phải ủng hộ nhà đầu tư, nếu không sẽ khó lòng nhà đầu tư có thể yên tâm, tin tưởng để đầu tư.

3. Thủ tục hành chánh phải nhanh gọn, không gây phiền hà nhà đầu tư vì thiếu minh bạch và tham nhũng.

Với những biến động tình hình chính trị nước Việt trong 6 tháng qua gần đây và 3 năm trở loại đây, nền kinh tế Việt quả là nơi đáng để các nhà đầu tư bắt đầu những cuộc bơm máu và thôn tính. Dĩ nhiên, muốn đầu tư khi máu chảy đầy đường thì cần phải khảo sát và đánh giá đúng lĩnh vực đầu tư.

Asia Clinic, 14h30' ngày thứ Sáu, 25/3/2016
Posted by Hồ Hải at 2:30 PM 





No comments: