Phạm Nam Phu
THÁNG BA 9, 2016
Lần đầu tiên thấy anh Bích “in action” trong Quốc Hội
Hoa Kỳ, năm 1982, tôi nhủ thầm trời ơi “Làm ngoại giao sao nóng quá vậy?” Năm
đó tôi còn là sinh viên ở Boston, biết có nhóm thân cộng tổ chức hội thảo hòa hợp,
hoà giải tuyên truyền cho Hà Nội ở DC, nên tôi gọi về hỏi ý kiến Bố tôi là có
nên xuống để chất vấn, phản đối không. Bố tôi nói nên đi vì thế nào cũng gặp
“chú” Bích và gặp chú thì cho Bố gửi lời thăm.
Hơn 30 năm qua, tôi vẫn còn nhớ tên họ và lời phát
biểu gian dối của luật sư Nguyễn Hữu Liêm. Hắn ta nói chuyện Vietnam sau
chiến tranh giống như một cái bàn, mọi người Việt nên xúm vào cùng khiêng để
xây dựng đất nước. Khi đến phần hỏi đáp, anh Bích là người đầu tiên giơ tay và
đứng ngay dậy mắng xối sả vào sự “láo lếu” và “bất lương” của Nguyễn Hữu Liêm
(từ của anh Bích sau này mỗi khi anh phê bình bọn mệnh danh là trí thức nhưng
hoặc tự dối mình hay dối đời trước những chính sách tàn bạo, trả thù độc ác của
cộng sản Hà Nôi sau cuộc chiến. Năm 82, lúc đó những sự thật về tù cải tạo đã
rành rành và hàng trăm ngàn con thuyền tỵ nạn đang lênh đênh trên biển, vậy mà
Nguyễn Hữu Liêm vẫn thản nhiên ca tụng Hà Nội và kêu gọi mọi người tiếp tay cho
bọn ác ôn!
Sau đó tôi đến khai lý lịch chào “chú” Bích. Chú bảo
gọi là anh em cho nó thân tình. Chú cười cười nói khi nào gặp Bố tôi thì anh lại
lên chức chú. Tôi về gọi cho Bố tôi và chia xẻ cái ấn tượng lần đầu về anh
Bích. Bố tôi cười khà khà và nói “Tính Nguyễn Ngọc Bích thẳng thắn. Nhưng con
nên nhớ là “Có lửa trong lòng thì phải nóng chứ con.”
Anh Bích nóng không phải vì giận,mà vì yêu. Tình yêu
nước lúc nào cũng là một ngọn lửa nồng thôi thúc anh làm việc ngày đêm không
nghỉ, đi đây đi đó thuyết giảng, gợi hứng, làm tấm gương cho bao thế hê.
Lửa
trong lòng của anh Bích là lửa đấu tranh cho một Viet Nam tự do dân chủ và hạnh
phúc dân tộc. Sau lần gặp nhau trong quốc hội đó, tôi cũng có nhiều
được anh cho một phần ngon lửa nóng trong những việc chung. Từ soạn thảo Hiến
Chương Hải Ngoại tại Oklahoma đặt nền tảng dân chủ cho cuộc đấu tranh năm 1980,
đến thành lập Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ 1986, đến tổ chức cuộc biểu
tình Nổi Lửa tại DC năm 1990 khi Gorbachev sang thăm TT George H. Bush , đến yểm
trợ Radio Tiêng Nói Tự Do từ Mạc Tư Khoa do Tổ Chức Phục Hưng thành lập năm
1992, rồi cùng vận động thành lập đài Phát Thanh Tự Do Á Châu 1996 và bao nhiêu
công tác tranh đấu kín mở cho quê huong VN, lúc nào anh Bích cũng dồn hết sức hết
lòng. Không than van. Không trách móc. Không cần credit. Không dành “điểm”. Và
anh luôn có một nụ cười dòn và một tâm hồn tươi trẻ.
Anh Bích, bạn của Bố tôi, xem tôi và những người tuổi
con cháu như bạn. Trong Nghị Hội, dưới sự lãnh đạo của anh Bích, bác Bùi Diễm,
ngay từ khi thành lập 30 năm trước, lúc nào người tuổi 20, 30 cũng “bị trao đuốc”
và được quý trọng. Khi những người trẻ làm biếng hay bỏ cuộc, thì anh Bích, chị
Hợi lại phải gói ghém, tiếp tục thúc đẩy công việc chung. Tinh thần làm việc
nghiêm túc, tận lực, hết lòng, đến nơi đến chốn của anh chị Bích là một bài học
mà tôi vẫn chưa thấm nhuần trọn vẹn được.
Anh Bích thân,
Chú Bích kính,
Chắc ở một góc trời nào đó chú và Bố cháu vẫn đang
bàn chuyện làm sao để người Việt Nam có tự do, no ấm. Cám ơn chú đã cho thế hệ
của cháu biết làm thế nào để thể hiện được lòng yêu nước trong sáng, thế nào là
phục vụ quê hương, thế nào là tư cách của một sĩ phụ, thế nào là sự rộng lương
của người quân tử, thế nào là tấm lòng khoảng khoát của một đàn anh. Và nhất là
thế nào để hun ấp bầu nhiệt huyết yêu nước, yêu người, duy trì ngon lửa nóng của
tuổi trẻ, không bao giờ bỏ cuộc cho đến lúc lìa đời. Cám ơn anh đã cho chúng em
một tấm gương làm chuẫn soi mình.
(8/3/2016)
------------------------
GS Nguyễn Ngọc Bích từ trần
Bác Nguyễn Ngọc Bích (Trịnh Hội)
7/3/2016
VIDEO : Cuộc trò chuyện cuối cùng với GS Nguyễn Ngọc
Bích RFAVietnamese
No comments:
Post a Comment