Đến bây giờ, khi nước mặn xâm nhập ngược dòng sông Cửu
Long, vào đất liền, nhiều nơi hàng trăm cây số, thì ông X mới bắt đầu gởi “công
hàm” yêu cầu các nước ở thượng nguồn xả nước ở những con đập thủy điện nhằm cứu
vãn tình trạng.
Vấn đề cực kỳ nghiêm trọng vì đời sống hàng chục triệu
người dân miền Nam bị đe dọa, cũng như nền kinh tế của đất nước có thể bị sụp đổ.
Hành động của nhà nước CSVN đúng là chuyện chờ nước
đến chân mới nhảy. Trong khi nhiều người VN đã cảnh báo tình trạng “sông Cửu
Long cạn dòng”, vì hậu quả việc xây đập bừa bãi của các quốc gia trên thượng
nguồn.
Cá nhân tôi, từ khoảng 15 năm trước, đã có bài viết
cảnh báo. VN không thể ngăn chận các quốc gia xây dựng các đập thủy điện ở thượng
nguồn sông Cửu Long. Vì vậy VN bằng mọi cách phải “kiểm soát” nguồn nước này,
điển hình là đầu tư xây dựng những con đập ở Lào.
Rốt cục VN đã không thực hiện việc này. Các con đập ở
Lào đều do Thái Lan và TQ đầu tư (và làm chủ).
VN đã để vận mạng của đất nước mình cho người ngoài
nắm giữ.
Vấn đề là tầm nhìn của lãnh đạo.
Ông X gởi công hàm yêu cầu, điều chắc chắn là các quốc
gia này sẽ không đáp ứng. VN không có cách gì, ngoài cách sử dụng chiến tranh để
giải quyết. Nhiều nhà tương lai học quốc tế dự đoán, chiến tranh thế kỷ 21 bắt
nguồn từ việc tranh chấp các nguồn nước.
VN không có khả năng dùng chiến tranh như là một biện
pháp răn đe hữu hiệu.
Tình hình sẽ tệ hại hơn, nếu các quốc gia thượng nguồn
dẫn nước sông Cửu Long vào một hệ thống dẫn thủy khác. Lúc đó sông này sẽ cạn.
Lúc đó VN cũng không làm gì được.
Hệ quả của việc sông Cửu Long cạn dòng là ruộng vườn
ở nhiều tỉnh miền Nam sẽ bị nhiễm mặn. Cái tên gọi là “miệt vườn” ở miền Nam sẽ
xóa sổ. Bởi vì khi đất vườn bị nước biển xâm thực, đất này sẽ trở nên vô dụng,
không còn trồng trọt được thứ gì. Ruộng nương cũng vậy, khi muối đã thấm nhập
vào đất thì ruộng đó cũng bỏ không. Muốn “cải tạo” lại, hàng chục năm sau chưa
chắc đã khắc phục.
Nhiều biện pháp đã đề nghị, như đào hồ chứa nước
mưa. Vấn đề là các hồ nước này có thể thỏa mãn việc tiêu tưới, nhưng không thể
ngăn nước biển chảy ngược vào sông Cửu Long.
Trong khi VN, với trình độ kỹ thuật hiện tại, không
thể xây dựng những hệ thống đê, đập trị thủy như ở Hòa Lan.
Đảng CSVN lãnh đạo đã đưa đất nước đến
nguy cơ diệt vong. Về
giáo dục, họ đào tạo ra những con người không có giá trị (kinh tế). Về kinh tế
họ đã đưa VN xuống hàng chót ASEAN. Về xã hội, họ hứa hẹn thiên đàng nhưng họ
xây dựng một đia ngục. Về việc bảo vệ lãnh thổ, họ đã dâng hiến Biển Đông cho
TQ…
Về chính trị, những ngươi cộng sản miền Bắc đã sử dụng
đảng để loại dân miền Nam ra khỏi cuộc chơi. Theo tập quán, bí thư tỉnh ủy (hay
thành ủy) đều là người địa phương. Bây giờ ông Trọng (và đồng bọn) chỉ sử dụng
người miền Bắc, như trường hợp Đinh La Thăng, người Bắc lên nắm Sài Gòn. Sắp tới,
ông Trọng (và đồng bọn) sẽ phất ngọn cờ chống tham nhũng để triệt hạ và loại trừ
dân miền Nam ra khỏi các vị trí lãnh đạo.
Miền Nam ngập mặn, đe dọa đã hiện hữu từ nhiều thập
niên, nhưng ngân sách dành cho miền Nam (nhằm đối phó việc nhiễm mặn) là con số
không to tướng. Miền Nam kho gạo thế giới, kho dầu khu vực, kho dự trữ cá mắm…
quan trọng… GDP đóng góp thì nhiều, mà ngân sách đầu tư môi trường, giáo dục, hạ
tầng cơ sở… thì không có bao nhiêu…
Sắp tới, con số nhỏ nhoi “không có bao nhiêu” cũng
không còn. Dân miền Bắc do ông Trọng thống lĩnh chính trị, sẽ thâu tóm tất cả.
Tương lai của dân miền Nam có nên để cho miền Nam tự
quyết ? Câu hỏi trở thành cấp thiết đặt ra, nếu chủ trương “thống lĩnh” của
chính trị “người Bắc kỳ biết lý luận” tiếp tục áp dụng.
-------------------
NHÀ LẬP PHÁP MỸ PHẢN ĐỐI LÀO XÂY ĐẬP XÂYBURI, CÒN QUỐC HỘI CSVN
THÌ IM LẶNG
Tuổi
Trẻ Online
17/04/2011 08:02 GMT+7
TT -
Báo The Nation ngày 14-4 dẫn lời thượng nghị sĩ Jim Webb - chủ tịch Tiểu ban
Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ - lên tiếng phản
đối dự án xây dựng đập Xayaburi của Lào ở hạ lưu sông Mekong trước ngày quyết định
số phận của con đập trên tại hội nghị các nước hạ lưu Mekong, dự kiến diễn ra
vào tuần tới.
“Đây là một tiền lệ
nguy hại vì liên quan đến sự lành mạnh của môi trường ở khu vực Đông Nam Á. Rất
nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận công trình xây dựng đập Xayaburi cũng như
các con đập khác trên dòng chính của Mekong sẽ gây hậu quả nguy hại về kinh tế,
môi trường và xã hội ở toàn vùng hạ lưu sông Mekong” - ông Webb cảnh báo.
Trước đó, thượng nghị sĩ Jim Webb từng nhấn mạnh: Mỹ
nên xem xét việc rút khỏi danh sách những nước tài trợ cho Ủy ban sông Mekong
(MRC) nếu việc xây dựng các con đập vẫn được tiến hành.
Hiện MRC được tài trợ từ các nước như Úc, Thụy Điển,
Mỹ, Liên minh châu Âu và các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á...
MỸ
LOAN
No comments:
Post a Comment