Saturday, February 13, 2016

[PHONG TRÀO TỰ ỨNG CỬ QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM] NÓI VỀ MỘT GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ (Việt Kết Nối)





Việt Kết Nối
Tác giả gửi tới Dân Luận
13/02/2016

Anh Nguyễn Quang A đã khởi xướng phong trào "tự ứng cử làm đại biểu quốc hội" và đã có một số người ủng hộ, nhưng cùng lúc cũng có những người cho rằng đó là việc làm vô ý nghĩa.

Tôi cũng có những băn khoăn như 1 số người, nhưng cái băn khoăn của tôi gần hơn những người phản đối việc làm đó là, liệu việc làm đó có thành công hay không, hay nói một cách khác hơn là liệu đảng CSVN có để cho họ, những người VN đấu tranh được quyền ứng cử hay không, chứ không nói tới họ sẽ làm được gì một khi họ trở thành đại biểu quốc hội VN thật sự.

Tại sao tôi lại băn khoăn như vậy mà không giống với những người cho rằng đó là việc làm vô ý nghĩa hay sẽ chẳng ra gì, thì câu trả lời rất đơn giản của tôi là, trong chính trị, để tìm kiếm một giải pháp đấu tranh ở vào hoàn cảnh bị ngăn chặn thì mọi cách đều phải thử và bất kể con đường nào cũng phải đi qua, miễn sao nó có thể dẫn tới mục đích.

Bỏ ngoài chuyện có những người cầm đèn chạy trước ô tô, chưa có gì thì đã dùng quá khứ để đánh giá những người ra ứng cử hay việc làm của họ, cho rằng nếu anh là người đại biểu quốc hội thì đồng nghĩa với chuyện anh công nhận cái hệ thống đó, hoặc anh sẽ trở thành 1 thứ đại biểu gật giống như những người trước đây, thì thật ra mà nói, những người phê phán đó phần nào là những người sống với bi quan, thiếu tinh thần đấu tranh của 1 con ngưới tích cực, không dám tìm đủ mọi cách để đấu tranh, vẫn giữ cái thái độ và tư duy bảo thủ, không muốn cộng tác, đòi hỏi dứt khoát xoá bỏ cái chế độ và hệ thống của họ thì mới thay đổi được, hay không muốn là kẻ tấn công, đi vào cái hệ thống để mà thay đổi nó, cứ ở thế thủ, hoặc đứng từ xa mà nói, thì tôi cho rằng, chưa hẳn những người phê phán đó là đúng, thậm chí còn cho rằng là những người kém hiểu biết, không có khả năng trong tư duy chính trị.

Vì muốn tìm một giải pháp chính trị cho một đất nước thì phải hiểu, không chỉ cái hoàn cảnh thực tế của nó, mà còn phải xét tới những vấn đề phụ thuộc hay nhìn ra cái kết quả của những việc làm đấu tranh, mà thí dụ tiêu biết mọi người VN đều nhớ và đã là 1 bài học trong đấu tranh là hành động phát động chiến tranh xâm chiếm miền Nam VN của Hồ chí Minh và đảng CSVN, cái chiến tranh giành độc lập đó như họ tuyên bố, đã chẳng mang lại bất kể lợi ích gì cho đất nước, thậm chí đã làm cho đất nước trở thành như ngày nay, không chỉ nghèo kém mà còn bị mất mát ở nhiều lĩnh vực, thậm chí mất mát cả lãnh thổ mà không dám mở miệng kêu ca, ngồi đó mà nhìn nước ngoài xâm chiếm đất nước mỗi ngày, hơn thế, cái độc lập như họ tuyên bố đã trở thành một thứ giả tạo, khi chính họ và đất nước VN bị nước ngoài đưa người vào ngồi trên đầu mà cai trị mấy chục năm nay như những kẻ nô lệ, trong khi Đức cũng là một nước bị phân chia bởi ý thức hệ như Việt nam, nhưng họ đã đoàn tụ mà không bị bất kể hậu quả thiệt hại gì, không cần chiến tranh giành chủ quyền và độc lập theo kiểu CSVN, mà mang lại khổ đau cho nhân dân và thiệt hại cho đất nước của họ, và nay họ là 1 trong những nước phát triển, nếu không muốn nói là 1 trong những cường quốc.

Cũng thế, thật dễ dàng để trả lời cho những người cho rằng việc làm đó vô tích sự là, nếu ông Trọng tuyên bố nước ta dân chủ, nên ông A mới tự ra ứng cử, thì cũng vậy, nếu ông Trọng nói rằng ném chuột sợ bể bình thì tại sao chúng ta không giúp ông ta bằng cách, thả vào trong bình một vài con mèo để chúng quậy những con chuột, hoặc bắt những con chuột, mà không sợ bể bình, thì tôi cũng hy vọng rằng ông Trọng dám đối diện với những lý luận hay những phương cách này mà không cản trở.

Sự im lặng thời gian gần đây của đảng CSVN cho ta thấy hai trường hợp đang xẩy ra trong tư duy của họ là, thứ nhất họ đang lúng túng tìm cách chống lại hay ngăn chặn cho hợp pháp mà không mang tiếng với dân chúng VN và quốc tế, và việc đang có những đại biểu quốc hội lên tiếng, bàn ở dự luật ứng cử, đưa ra những tiêu chuẩn hay nguyên tắc nếu muốn là 1 ứng cử viên là 1 thí dụ, mà mục đích bề trái của những ý kiến đó là để cản trở những người dân VN đang muốn làm ứng cử viên tự do, thứ hai hoặc đây cũng là con đường mà đảng CSVN muốn đi để thay đổi, vì hoàn cảnh bắt buộc họ phải thay đổi, mà đây là con đường nhẹ nhàng hơn, sẽ không dẫn tới những vụ bạo động nổi dậy, ít nhất làm dịu lại những khuynh hướng mang tính manh động đã thấy thể hiện trong những phát biểu trên những phương tiện truyền thông đại chúng, thí dụ như FB, mà những lãnh đạo CSVN đòi cấm dân chúng VN xử dụng như ông đại tướng CA Trần đại Quang, thì đúng ra mà nói vì cái tầm hiểu biết của ông quá kém hoặc ông là kẻ mang nhiều thứ xấu xa, có nhiều việc làm tội lỗi mới sợ hãi, nên ông mới đòi cấm, chứ thật ra những phương tiện truyền thông đại chúng là chỗ để cho những lãnh đạo biết người dân muốn gì và độ nóng của nhân dân với những vấn đề, để từ đó những lãnh đạo biết đường mà có những thái độ và làm việc tốt hơn.

Từ góc nhìn đó, mà chúng ta phải có thái độ tích cực hơn trong cách nhìn cũng như hành xử đối với những người đang muốn làm ứng cử viên tự do để làm đại biểu quốc hội trong VN, thậm chí nếu có thể thì hãy có những ý kiến và việc làm đóng góp để họ vững vàng thực hiện ý muốn của họ, dù thành công hay thất bại, thì cũng là 1 cố gắng, nhưng tôi cho rằng, dù có thể nào thì chỉ có lợi chứ không hề có hại.

--------------------------------

PHONG TRÀO TỰ ỨNG CỬ QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM
.
.
.
.
.
.
.
.
 .
.
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .






No comments: