Trần
Bình Nam
(Phần 2/2)
Kết
thúc chiến tranh
Khi
cọng sản đánh Ban Mê Thuột mở màn cuộc tấn công 1975 tôi đang ở Nha
Trang. Tôi linh tính đây có thể là cú đấm cuối
cùng.
Năm
ngày trước khi cọng sản chiếm Nha Trang, tôi vào Sàigòn tham khảo ý kiến về tình
hình với tướng Minh. Ông ta rất lạc quan, mặc dù lúc đó cọng sản đã chiếm
Vùng I Chiến thuật gồm Huế và Đà nẵng và một bộ phận của Sư đoàn
10 Bắc việt do tướng Vũ Lăng chỉ huy đang đe dọa đèo Phượng Hoàng trên quốc
lộ 21, do một lữ đoàn Dù từ Đà Nẵng rút về bảo vệ. Quốc lộ 21
là con đường chính từ Ban Mê Thuột về Nha Trang qua thị trấn
Ninh Hòa.
Vào
cuối tháng Ba, quân đội cọng sản áp đảo quân Dù, chiếm đèo Phượng Hoàng tiến
về Ninh hòa, từ đó theo cải lộ tuyến do quân đội Nam Hàn xây cất
tiến về Nam qua ngả Cam Ranh, không vào thành phố Nha Trang.
Chính quyền Nha Trang tan rã và một đơn vị quân đội Bắc Việt đã được gởi đến
để ổn định tình hình.
Đế tránh
tình hình rối loạn ở Nha Trang, gia đình tôi chuẩn bị di tản vào
Sàigòn. Nhưng cuối cùng tôi quyết định ở lại. Những ngày cuối dân
chúng Nha Trang không ngớt đến văn phòng tôi hỏi về tình hình với sự lo
âu và phi trường dân sự Nha Trang không còn an toàn nữa.
Ngày
1 tháng 4 là một ngày hỗn loạn tại Nha Trang. Chính quyền đã bỏ chạy,
thành phố bỏ ngỏ. Nhà tù dân sự và quân lao không còn ai canh
gác. Tù nhân tràn ngập đường phố. Để tránh điều rủi ro trong hỗn loạn tôi
và hai dân biểu Nguyễn Công Hoan và Trần Văn Thung thuê thuyền ra tránh nạn tại
đảo Vĩnh Nguyên, không xa ngoài bờbiển Nha Trang
Thung
là dân biểu tỉnh Khánh Hòa. Nguyễn Công Hoan là dân biểu tỉnh Phú Yên. Cả hai
đều cùng tôi ở trong khối Dân Tộc Xã hội. Hai ngày sau tôi trở về Nha
Trang và nằm im trong nhà chờ đợi, mặc cho rủi may của số phận. Cộng
quân đã kiểm soát Nha Trang và thành phố im lặng một cách đáng sợ. Các đơn
vị cọng sản đặt súng phòng không nhiều nơi trong thành phố. Có tin
Không quân VNCH từ căn cứ Không quân Phan Rang bay ra tấn công đánh sập
các cây cầu trên quốc lộ 1 dẫn vào Nam. Thành phố đầy rác rưởi, và
tòa lãnh sựHoa Kỳ bị phá tung.
Qua
đài BBC chương trình Việt ngữ tôi theo dõi cuộc tiến quân của cọng sản.
Ngày 20/4 các sư đoàn của tướng Văn Tiến Dũng uy hiếp tuyến phòng thủ Sài
gòn tại Long Khánh do Sư đoàn 23 của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo trấn giữ.
Trong khi đó đại sứ Martin ngày đêm làm việc với bộ trưởng ngoại giao
Kissinger để tìm một giải pháp chính trị. Về phần tướng Dương Văn
Minh, ông và các phụ tá cũng đang vận dụng ảnh hưởng tìm kiếm một giải
pháp chấm dứt chiến tranh. Nhìn lại có lẽ các nỗ lực của đại sứ Martin
chỉ nhằm đáng lạc hướng, câu giờ, tránh hỗn loạn để có thể rút
toàn bộ nhân sự còn lại tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ra khỏi Việt
Nam một cách an toàn.
Khi
tiếng súng im trên toàn quốc, tôi theo lệnh của chính quyền cọng sản đăng
ký tên họ chức vụ tại đồn công an Phường và được lệnh vềnhà đợi lệnh.
Giữa tháng Năm, khoảng nửa đêm, đại úy công an Nguyễn Văn Linh (TBN: trùng tên
với TBT Nguyễn Văn Linh), trưởng ty công an thị xã Nha
Trang cùng với hai công an vũ trang và vài du kích địa phương đến nhà vây bắt
tôi ở địa chỉ số 2 đường Trần VănƠn. Ông Linh mang tôi về Ty
Công an lúc đó đóng tại nhà cũ của ông Tuấn, giám đốc chi nhánh Nha Trang của
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam nằm trên đường Duy Tân (nay là đường Trần Phú). Sau
đó công an đưa tôi về giam tại trung tâm thẩm vấn cũng nằm trên đường Duy
Tân. Mấy tuẫn lễ sau tôi được chuyển lên trại Lam Sơn, thuộc quận Ninh
Hòa, tại đó đang có lớp “học tập” cho hàng ngàn viên chức chính phủ và sĩ
quan quân lực VNCH. Lam Sơn nguyên là một Trung tâm huấn luyện lính. “Học viên”
được sắp xếp ở trong những căn nhà trống, mỗi nhà một số. Tôi đến trễ,
hầu như đã hết nhà trống, họnhét tôi vào nhà số10 gồm sĩ quan và binh sĩ
Dù bị bắt tại đèo Phượng Hoàng.
Trại
Lam sơn do quân đội Bắc việt quản lý. Qua 9 bài căn bản họgiảng giải chiến lược
chiến tranh qua từng gia đoạn từ khởi đầu chống Pháp cho đến chiến thắng
cuối cùng và “chính sách khoan hồng” của chính phủ cọng sản.
Sau
hai tháng ở trại Lam Sơn tôi được chuyển về nhà lao dân sự Nha
Trang giam chung với thường phạm. Mục đích của cọng sản là đồng hóa chúng
tôi với tội phạm xã hội. Sau đó họ đưa tôi lên giam tại trại Đồng Găng nằm
sâu trong vùng rừng núi tỉnh Khánh Hòa. Đồng Găng là chiến khu cọng sản dùng
để ẩn náu và tung các cuộc tấn công trong tỉnh. Khi tôi đến tại đó có khoảng
400 tù nhân sống chật chội trong những nhà trống, và tù nhân đang bận rộn đốn
tre, đan tranh để làm thêm nhà ở. Giám trại là Thiếu tá Yết, một sĩ
quan công an Bắc việt và một sĩ quan thuộc Mặt Trận Giải phóng phụ tá.
Ở đây
tù nhân được gọi là phạm nhân chứ không dùng từ cải tạo nữa,
cứ 2 người chia nhau một chiếc giường tre chỉ vừa đủ đặt lưng.
Ban đêm sương xuống nhanh và mang theo cái lạnh của núi rừng. Mỗi trại được đốt
một bếp củi với những khúc cây lớn để sưởi ấm và rọi sáng để lính
canh giờ nào cũng có thể thấy chúng tôi. Bữa ăn hằng ngày chỉ có
cơm và một chút thức ăn thường là rau trong nước loãng có tí muối .
Ở trại
Đồng Găng tôi nhớ một người tù, Ngô Viết Xiêm, đại úy cảnh sát em ruột của
kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Ông Thụ là kiến trúc sư vẽ họa
đồ xây cất trường võ bị Đà Lạt. Xiêm giỏi về máy móc và làm trưởng
xưởng sửa xe của trại. Đại úy Xiêm được lính canh tù nể vì ông
là người bảo trì sửa chữa xe gắn máy cho họ chạy tốt. Ngoài việc đánh đấm
lính cọng sản hoàn toàn mù tịt về máy móc. Một hôm Thiếu Tá Yết chỉ định
tôi làm Phó trưởng toán kỹ thuật (trưởng toán là một người tù đến trại trước
tôi) xem chọn các sĩ quan tù nhân có tay nghề lập các ban chế tạo
dụng cụ hữu ích cho trại. Tôi lập xưởng rèn, xưởng may, xưởng thiết, xưởng
gò và một lò than sản xuất than đá do sáng kiến của một đại úy công binh. Các
sĩ quân quân đội VNCH chứng tỏ rất có khả năng, làm gì cũng được.
Chúng tôi thiết lập được một nhà máy điện nhỏ chạy bằng động cơ nổ có
thể thắp sáng chừng 50 bóng đèn 100 watts. Phòng làm việc của Thiếu Tá Yết
được trang bị một đèn neon và một hệ thống âm thanh
để mỗi buổi chiều ông có thể nói chuyện với tù nhân. Thiếu tá Yết rất
hài lòng với các phương tiện mới giữa rừng Đồng Găng .
Ngày
2 tháng 9 năm 1975, trại Đồng Găng chuẩn bị mừng lễ Độc lập đánh dấu
ngày 2/9/1945. Ông Yết ra lệnh chúng tôi làm sân khấu và biểu diễn văn nghệ .Ông
dự tính mời các giới chức cao cấp quân, dân, chính từ Nha Trang đến để chứng
kiến ánh sáng đèn điện giữa rừng Đồng Găng. Một trục trặc nhỏ. Trước giờ buổi
lễ bắt đầu, cái máy nổ chạy bằng xăng kéo máy phát điện làm reo không
chịu nổ. Ông Yết thường ngày ăn nói nhẹ nhàng, gọi tôi đến văn phòng và
nghiêm khắc bảo tôi “anh làm sao tôi không cần biết, nhưng đến giờ làm lễmà
không có điện thì tôi cùm anh”. Cùm là một hình phạt dành cho những tù nhân khó
trị. Tôi đã có dịp chứng kiến người bị cùm. Khi bịcùm, trong vài ngày cái
cùm sắt cắt thịt cườm chân vào tận xương. Và thế cùm không cho
người bị cùm cử động dễ dàng nên cơ thể dần dần tê cứng.
Khi được tháo cùm, người tù phải ngồi tại chỗ tập cửđộng hằng giờ may
ra mới bước đi được. Tôi biết ông Yết không dọa tôi. Ông nghi tôi muốn phá sự thành
công của buổi lễ. Tôi không có ý phá, nhưng tôi không khỏi nghi ngờ ông
thượng sĩ an ninh, một chuyên viên điện khí của Không quân, người giúp tôi đắc
lực nhất trong việc thiết đặt nhà máy điện. Thỉnh thoảng ông vẫn thắc mắc riêng
với tôi, tại sao mình phải tự nguyện làm việc này. Tôi không nói với ông
ta được gì nhiều chỉ nhắc ông ta câu chuyên viên đại tá người Anh trong cuốn
phim “Cầu sông Kwai”. Người sĩ quan Anh đâu muốn phục vụ cho quân Nhật mà
chỉ muốn cho quân Nhật biết người Anh không tầm thường, và bày việc đế qua
thì giờ buồn tủi của người thất trận. Phút chót, hú hồn máy chạy và buổi lễ thành
công dưới ánh đèn điện và âm thanh giữa rừng thẳm.
Nhờ sự vận
động của Hồ Ngọc Nhuận, lúc này là thành phần của Ủy ban Nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, ông Cao Đăng Chiếm, một viên chức cao cấp của
Mặt Trận Giải phóng miền Nam ký giấy phóng thích tôi và yêu cầu công an Nha
Trang gởi tôi vào Sài gòn theo học một lớp dành cho trí thức “tiến bộ” của miền
Nam. Tuy đảng Cọng sảnViệt Nam nắm quyền lực trong tay, Hà nội vẫn giữ một
bề ngoài miền Nam do Mặt Trận Giải Phóng chiến thắng và quản lý.
Ra
khỏi trại cuối tháng 9 tôi vào Sài gòn. Khóa học được tổ chức tại Trung
tâm Việt Mỹ cũ trên đường Mạc Đỉnh Chi. Có hơn 100 học viện, tôi nhớ vài
tên tuổi quen thuộc như Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, nhạc sĩ Nguyễn
Hữu Ba, cựu tổng trưởng bộ Xã Hội Trần Ngọc Liễng, đặc biệt là dân biểu
Đinh Văn Đệ (có lẽ được giao phó công tác theo dõi chúng tôi tại lớp
học). Giảng viên gồm các thành phần cọng sản gốc miền Nam có chức vụ trong
Mặt Trận hay Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
như ông Nguyễn Hộ. Có một lần ông Phạm Hùng, ủy viên Bộ chính trị đến
thăm lớp học. Ban giám đốc không nói ai chỉ cho biết có cán bộ cao cấp
đến thăm. Sau này tình cờ thấy hình đâu đó tôi mới biết cán bộ cao cấp
hôm nào là ông Phạm Hùng, ủy viên Bộ chính trị. Ông ta nói
nhiều điều về tầm chiến thắng của đảng Cọng sản, nhưng tôi chỉ còn nhớ một
điều, “các anh có thắc mắc điều gì đừng ngại cứ mạnh dạn hỏi.
Thuyết Mác Xít – Lê ni nít là chìa khóa của mọi sự việc nên cán bộ được
trang bị bởi thuyết Mác-lê sẽ giải thích thỏa đáng cho các anh”. Lẽ dĩ
nhiên chúng tôi không ai hỏi gì. Chúng tôi biết thắc mắc nhiều sẽ được hiểu
là chất vấn kẻ chiến thắng và chỉ mang họa vào thân.
Sau
một tháng học tập tôi được cấp giấy trở về Nha Trang với gia đình.
Tôi tìm cách hội nhập vào xã hội mới. Tôi xin đi dạy học hay một công việc chuyên
môn tại Ty Xây Dựng thành phố. Tôi là một kỹsư cơ khí của Hải quân,
và từng dạy học với tư cách tư nhân tại trường Trung học Võ Tánh Nha
Trang và phụ trách vài môn lý thuyết tại trường Khoa Học Đại Học Huế. Nơi
nào cũng chỉ hứa suông .
Rời Việt Nam
Năm
1976, sau nhiều nỗ lức tham gia Liên hiệp quốc như hai nước Việt Nam
riêng biệt (để có hai phiếu tại Liên hiệp quốc) bất thành, Đảng Cọng sản Việt
Nam quyết định thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976 Hà nội tổ chức bầu cử quốc
hội toàn quốc. Lúc này hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập một thành tỉnh Phú
Khánh. Chính quyền Phú Khánh yêu cầu cựu dân biểu Nguyễn Công Hoan đại diện cho
Phú Khánh ra tranh cử (gọi là tranh cử nhưng với hệthống bầu cử của
cọng sản ai được đảng chọn đương nhiên đắc cử). Sau ngày cọng sản chiếm
miền Nam, Hoan thấy nhân dân Phú Yên chán chế độ mới nên Hoan không
muốn nhận lời mời. Tôi nói với Hoan lời mời của chính quyền Phú Khánh là một
cái lệnh, từ chối sẽđược xem là một thái độ chống chế độ và
chắc sẽ không yên thân. Suy nghĩ lại Hoan nhận lời và trở thành dân
biểu của nước Việt Nam thống nhất .
Quốc
hội mới họp ngày 2/7/1976 thông qua Nghịquyết đổi tên nước là “Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam”. Sau khoá họp thứ nhất Hoan cho tôi biết dường
như đảng cọng sản có dự tính thành lập một vùng Đông Á do Hà nội
lãnh đạo như mẫu Đại Đông Á của Nhật Bản trong đại chiến 2. Tại quốc hội Đảng
phát cho mỗi đại biểu một bản đồ Đông Á bao gồm nhiều nước không có ranh
giới giữa nhau. Nhưng hai ngày sau Đảng cho thu lại mà không giải thích. Hoan
ghi nhận các đại biểu gốc Mặt Trận Giải Phóng có vẻ không vui, và bà Nguyễn
Thị Bình Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam, người từng tham dự cuộc hội đàm Paris có chiều tư lự.
Tháng
9 năm 1976, nhân có vụ Trung úy Vikto Belenko của Liên bang Xô viết lái
chiếc máy bay Mig-25 qua Nhật tị nạn tạo thành tin sốt dẻo trên thế giới,
tôi bàn với Hoan tổ chức trốn ra nước ngoài. Hoan với tư cách là đại
biểu của Quốc hội một nước cọng sản sẽ tạo sự chú ý của dư luận
thế giới về sự bất mãn của nhân dân Việt Nam đối với chế độ mới.
Hoan
lo việc thuyền bè, tôi lo tính đường đi. Ông già vợ của Hoan là một
ngư dân khá giả ở Xóm Cồn, một mõm đất nơi cảng đánh cá Nha
Trang doi ra biển, và với tư cách dân biểu sự lui tới của Hoan sẽ không
bị nghi ngờ. Tôi nghiên cứu đường đi bằng cách dùng bản đồ Biển Đông
trong bộ Bách khoa Từ điển Americana. Tôi dự phóng hai đường
đi. Một về hướng Đông bắc đi Manila, Phi luật Tân; một về hướng Tây
nam trực chỉ Singapore. Tôi chọn đường Singapore bởi hai lý do. Thứ nhất
là ngắn hơn đường đi Manila. Thứ hai chạy hướng Singapore thuyền chúng tôi
sẽ nằm giữa một thủy đạo quốc tế quan trọng của tàu chở dầu từ Trung
đông qua bắc Thái bình Dương cung cấp dầu cho Nhật Bản. Gặp trở ngại chúng
tôi có nhiều cơ may được giúp đỡ. Hoan và tôi đồng ý khi đi sẽ gọi
Thung, dân biểu Khánh Hòa cùng đi. Tôi hỏi ý Thung và Thung đồng ý sằn
sàng.
Escaped boat by 34
refugees taken on March 31, 1077
Chúng
tôi rời Nha Trang đêm 28/3/1977 từ Xóm Cồn trên một thuyền đánh cá nhỏ chở tất
cả 34 người, trong đó có chừng 7 phụ nữ và một trẻ em còn bồng
trên tay. Ngày đầu biển êm, hôm sau hơi có sóng. Trên đường tàu bè khá nhiều,
ban đêm những chấm đèn tàu làm cho chúng tôi không thấy cô đơn giữa trời nước
mênh mông. Tôi biết với tốc độ và xăng nhớt mang theo thuyền chúng tôi khó
vượt 1.300km để đến Singapore, nên trên đường đi tôi làm mọi cách để các
chiếc tàu lớn chú ý và vớt chúng tôi . Nhưng không tàu nào mảy may chú ý đến sự hiện
diện của chiếc thuyền mỏng manh của chúng tôi. Qua đài BBC tôi biết rằng, các
thuyền trưởng tàu buôn thường gặp phiền phức với chủ tàu khi vớt người vượt
biên vì phải thay đổi chương trình di chuyển - chẳng hạn để đổ người
tị nạn lên đất liền - nên họ thường làm ngơ dù luật thương thuyền
buộc phải cứu nạn nhân trên biển .
Để tạo
sự chú ý đôi khi tôi cho thuyền chạy chận đường các tàu buôn. Các tàu này
thường tránh rồi tiếp tục đường đi của họ. Nghĩ lại hành động của chúng tôi thật
điên rồ.
Qua
ngày thứ ba, thuyền chết máy. Mấy người phụ trách máy tàu sửa chữa
không được. Gió bắt đầu lên và thuyền chúng tôi sóng đánh lắc dữ dội. Mọi
người trên tàu say sóng nằm rẹp hết.
Chiều
ngày thứ ba, biển động mạnh, bầu trời xám ngắt báo hiệu bão. Thực phẩm chỉ còn
gạo sấy đểtrộn với nước nấu sôi khi ăn. Nước chỉ còn đủ cho mấy người
phụnữ và chú bé 2 tuổi. Tôi không biết chúng tôi đang ở tọa độ nào,
chỉ đoán chưa xa bờbiển Nha Trang lắm. Hy vọng đến Singapore trở thành
xa vời, chúng tôi bàn nhau – nếu sửa được máy - trở về Nha
Trang rồi tính sau. Nhưng vô phương, máy tàu thiếu nhớt bể không
phương sửa chửa. Đêm đó chúng tôi dùng bất cứ gì cháy được đốt lửa trên
boong thuyền để kêu cứu.
6
giờ chiều hôm sau, 3 tháng Ba, một chiếc tàu chở dầu khổng lồ, nhìn
xa như một trái núi mang quốc kỳ Nhật Bản đến sát chúng tôi. Tàu ngừng
cách chúng tôi chừng 300 mét sợ đến quá gần sóng tàu lật thuyền chúng tôi.
Tôi không biết thuyền trưởng đang tính toán gì, chỉ thấy mấy cặp ống
nhòm từ đài chỉ huy đang quan sát chúng tôi. Điều tôi sợ nhất là
tàu bỏ đi. Nghĩ vậy tôi lấy một quyết định sinh tử nhảy xuống biển bơi qua
tàu. Tôi muốn nói với họ nếu họ không cứu, chúng
tôi gồm một số phụ nữ và trẻ em sẽ bỏ mình trên
biển. Chúng tôi không còn nước, không còn thức ăn và máy tàu thì bể .
Bơi
đến gần tàu, trước mắt tôi là một thành tàu thẳng đứng, sau này được biết là
chiếc Ryuko Maru, một trong những chiếc tàu chở dầu lớn nhất của
Nhật. Tàu này có một sân thượng bằng phẳng, chỉ cần thay đổi đôi chút là
có thể làm sân bay. Người Nhật sau Thế chiến 2 được Hoa Kỳ bảo vệ,
nhưng lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ. Hàng
không dân sự và hàng hải thương thuyền Nhật huấn luyện sĩ quan theo chương
trình quân sự để khi cần có thể chuyển thành sĩ quan Không quân
và Hải quân..
Thủy
thủ đoàn thả một chiếc thang dây cho tôi. Leo đến sàn tàu, vừa lạnh vừa
mệt tôi ngả lăn trên sàn tàu. Một thủy thủ mang đến phủ lên tôi
một cái chăn ấm và để tôi nằm nghỉ tại chỗ.
Thấy
tôi hơi khỏe một sĩ quan trẻ y phục trắng đến hỏi chuyện tôi. Sau này tôi
biết ông ta là thuyền phó. Sau khi biết chúng tôi là đoàn người tị nạn
không chịu được chế độ cọng sản nên đi tìm tự do và hiện
đang rơi vào tình cảnh vô vọng. Thuyền phó nói ông sẽ cho người sửa máy,
cung cấp thực phẩm và chỉ hướng cho chúng tôi đến một nơi an toàn. Tôi ngồi
trên boong tàu chờ kết quả. Sau này tôi biết các người thợ máy Nhật
cho biết máy cháy không sửa được, trên tàu Nhật không có máy thay thế và
thuyền trưởng đánh điện về hãng tàu xin ý kiến. Và lệnh cứu chúng tôi được
chấp thuận đưa chúng tôi về cảng Yokkaichi gần nhất. Từ nơi vớt chúng
tôi đến Yokkaichi mất 6 ngày biển.
Lên
tàu thủy thủ đoàn cho chúng tôi ở một căn phòng phía bên phải của
thương thuyền và cho chúng tôi chăn mền và bữa cơm tối đầu tiên, có mấy
lon bia hiệu Sapporo, một thứ bia bình dân của Nhật. Chúng tôi biết chúng
tôi đã sống sót và vượt qua được đoạn đầu của hành trình tị nạn. Nhật Bản
là một quốc gia dân chủ, giàu có và nổi tiếng về lòng tốt .
Ngày
hôm sau, thuyền phó bắt đầu lập danh sách tị nạn để báo cáo cho
Cơ quan Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR - United Nations High
Commisonner for Refugeees). Thung, Hoan và tôi trao đổi ý kiến có nên để Hoan
khai thật là dân biểu của Hà nội không. Nhật đã thiết lập bang giao
với Việt Nam và Nhật có thể trả Hoan về Việt Nam để tránh rắc rối
ngoại giao với Hà Nội. Chiếc Ryuko Maru đang chạy ngoài bờ biển
Việt Nam, tạt vào Hải phòng để trả Hoan là việc quá đơn giản. Chúng
tôi đồng ý tạm giấu lai lịch của Hoan cho đến khi đến Nhật.
Năm
ngày sau tàu đến Yokkaichi. Khi viên chức UNHCR và Bộ Di trú lên tàu làm
việc, chúng tôi biết đã đến lúc tiết lộ lai lịch của Hoan. Người phiên dịch
đi theo cơ quan Di trú là anh Trần Văn Thắng, sinh viên miền Nam học ở Nhật
kẹt lại làm việc cho cơ quan Caritas thuộc Giáo hội Thiên chúa La Mã giúp
người tị nạn. Khi Thắng nói cho phái đoàn biết lại lịch Hoan họ có vẻ
sửng sốt không tin. Nhưng sau khi chụp hình thẻ dân biểu của Hoan điện về Bộ Ngoại
giao Nhật ở Tokyo xác nhận đúng, họ không cho báo chí lên tàu tiếp
xúc với chúng tôi.
Đêm
hôm đó giới chức cảng Yokkaichi cho chúng tôi rời tàu bằng một lối
riêng đến một đoàn xe buýt chờ sẵn đưa chúng tôi về trại tị nạn ở làng
Kominato, thuộc tỉnh Chiba cách Tokyo chừng 110 km. Khoảng nửa đêm chúng tôi đến
trại. Trại là một trường tiểu học của Giáo hội Phật giáo Rissho Kosei-Kai nằm
bên cạnh một ngôi chùa nhỏ được biến cải thành trại tị nạn. Vào thời
gian đó có chừng 300 người Việt tị nạn ở Nhật dưới sự bảo
trợ của UNHCR và Caritas, một hội thiện nguyện thuộc Giáo hội Thiên chúa
giáo La mã có cơ sở toàn thế giới . Chúng tôi là nhóm tị nạn
đầu tiên do Phật giáo Nhật phụ trách.
Nhật
Bản không có quy chế nhận người tị nạn định cư trong nước, chỉ giúp
UNHCR nhận tạm chúng tôi chờ làm thủ tục định cư tại một nước
khác. Vị trụ trì của chùa có nhiệm vụ giúp đỡ chúng tôi chỗ ăn
chỗ ngủ.
Tin
có một dân biểu của một nước cọng sản có mặt trong số người tị nạn mới
tới không được tiết lộ cho báo chí. Nhưng anh em thông dịch viên thuộc Tổ chức
Người Việt Tự do (TC/NVTD) đã tiết lộ cho báo chí biết. Tôi thấy có
nhiều phóng viên từ Tokyo đến săn tin. Hai sinh viên thay nhau làm thông dịch
viên cho chúng tôi là Trần Văn Thắng và Huỳnh Lương Thiện. Sau này cả hai
đều sang định cư ở Hoa Kỳ. Thắng là giám đốc một công ty du lịch, và
Thiện hiện là chủ nhiệm báo Mõ ở San Francisco.
Do
một sự tình cờ tôi tiếp xúc được với báo chí quốc tế. Một
hôm tôi đang đứng gần chiếc điện thoại trong trại và nghe reo. Tôi nhấc lên và
đầu giây là một nhà báo của hãng tin CBS. Qua một trao đổi ngắn tôi xác nhận tôi
là một trong những người tị nạn vừa mới đến và trong nhóm có ông Nguyễn
Công Hoan, dân biểu của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngay
sau khi đến trại, ông Misei, đại điện của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc
tại Nhật đến trại làm thủ tục định cư chúng tôi. Ông Misei
là một công dân Nhật. Phần chúng tôi, chúng tôi dự tính, nhân ngày 30
tháng Tư sắp tới, đánh dấu hai năm ngày cọng sản chiếm miền
Nam, tổ chức một cuộc họp báo để nói cho thế giới biết tình trạng
nhân quyền thê thảm tại Việt Nam dưới chế độ cọng sản .
TC/NVTD
giúp chúng tôi thuê chỗ họp báo tại một khách sạn địa phương và thông báo
cho báo chí quốc tế biết. Hoan, Thung và tôi lo viết bản thông cáo báo
chí. Hoan chủ tọa buổi họp báo và trả lời các câu hỏi, tôi phiên dịch
.
Cân
nhắc ảnh hưởng của cuộc họp báo đối với quan hệ Nhật- Việt, chính phủ Nhật
quyết định ngăn cản cuộc họp báo và nhờ ông Misei lo việc này.
Một tuần lễ trước ngày họp báo ông Misei gặp tôi tại văn phòng chùa
Kominato. Ông nói rằng cuộc họp báo sẽ làm chính phủ Nhật lúng tung
đối với Việt Nam và chúng tôi có thể bị gởi về Việt Nam, đó là
chưa nói gia đình chúng tôi ở Việt Nam sẽ bị trả thù.
Tôi nói khi ra đi một mình chúng tôi chấp nhận mọi tình huống, chính phủ Nhật
đối đãi thế nào thì chúng tôi chịu vậy. Tôi biết chính phủ Nhật không thể trả chúng
tôi về mà không bị dư luận quốc tế lên án.
Ông
Misei xoay qua chuyện người tị nạn và nói rằng cuộc họp báo sẽ làm cho
chính phủ Nhật từ nay về sau không nhận người tị nạn nữa,
như vậy là thiệt thòi cho đồng bào các anh. Tôi trả lời ông Misei rằng
nếu có ai nói cho thế giới biết tình trạng bi đát của đồng bào tôi dưới chế độ cọng
sản thì họ có thể chấp nhận bất cứ sự trả thù
nào.Tôi nghĩ ông Mesei chỉ dọa, vì Nhật Bản là một nước dân chủ tiên
tiến không thể hành động cấm cửa người tị nạn nếu đã trôi dạt đến cửa
nhà mình.
Sau
cùng ông Misei đưa một đề nghị, được hiểu là một sự mua chuộc. Ông
nói, các anh có điều cần nói với thế giới thì nên nói ở Hoa Kỳ sẽ có
tiếng vang hơn là nói ở đây. Chính phủ Nhật sẽ trả chi
phí để các anh ghi vào video cassette (lúc đó chưa có dĩa CD)
để các anh phổ biến khi đến Hoa Kỳ. Ông dè dặt đưa ra hai con số: mỗi cassette một
mỹ kim và thực hiện một triệu cassette. Tôi nói với ông Misei, tình hình
đàn áp tại Việt Nam như một nồi nước đang sôi không thể chờ đợi.
Trong
lúc ông Misei áp lực chúng tôi, TC/NVTD vẫn tiến hành các chuẩn bị họp
báo. Ngày họp báo sẽ là ngày 30/4/1977 tại một khách sạn ở Kominato.
Ngày
29/4. một sĩ quan cảnh sát địa phương gặp tôi yêu cầu làm đơn xin họp báo với
lý do cần chính thức xin phép để cảnh sát Nhật bảo vệ an ninh cho buổi
họp báo.
Ngày
30 nhiều phóng viên quốc tế từ Tokyo đến dự cuộc họp báo, trong
đó có ký giả Henry Kammp, phóng viên tại Nhật Bản của tờ New York Times.
Sự xuất hiện công khai của Hoan và lời tố cáo chính sách đàn áp, vi
phạm nhân quyền, và cuộc sống đen tối tại Việt Nam đã tạo ra một xúc động lớn.
Sau cuộc họp báo, ký giả Kammp thuê riêng một phòng trong khách sạn để phỏng
vấn thêm chúng tôi. Ngoài ký giả Henry Kammp có thêm Huỳnh Lương Thiện và
một nữ ký giả trẻ tuổi lai gốc Việt thư ký riêng của Kammp nói
lưu loát 4 ngôn ngữ, Anh, Pháp, Việt và Nhật ngữ tham dự .
Buổi họp báo quốc tế tại
Chiba, Nhật Bản, 30-4-1977
Báo
chí và các đài truyền hình tại Hoa Kỳ đã loan tải rộng rãi nội dung cuộc họp
báo của chúng tôi, ngay các tờ báo địa phương. Đây là lần đầu tiên dân
chúng Hoa Kỳ biết tình trạng Việt Nam sau khi bức màn đêm 29/4/1975 rủ xuống
thành phố Sài gòn.
Bài
báo của ký giả Henry Kammp trên tờ New York Times nói về nạn người
vượt biển bỏ nước ra đi và nhiều người đã bỏ mình vì bão táp đã thúc
đẩy tổng thống Jimmy Carter xin quốc
hội ngân khoản giúp người tị nạn. Quốc hội Hoa Kỳ muốn nghe thêm về tình
trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, và bà Lê Thị Anh, một người Việt
Nam ở Hoa Thịnh Đốn có liên lạc với quốc hội đã sắp xếp mời Hoan qua Hoa Kỳ
trước .
Sau
cuộc họp báo, giáo hội Rossei Koseikai đưa tôi về một trại tị nạn
khác của người Việt ở miền Tây Nhật Bản để giúp Giáo hội tổ chức
đời sống cho người tị nạn tại đó. Bốn tháng sau, tôi và Thung về Tokyo ở
với anh em NVTD chờ ngày đi định cư tại Hoa Kỳ. Hằng tuần
tôi và Thung đến văn phòng trung ương của Giáo hội để lảnh tiền trợ cấp
của Liên hiệp quốc.
Tháng
10, 1977 tôi có giấy tờ đi định cư tại Boston. Người bảo lãnh tôi là
ông Raymond Crombie, một công chức quận Quincy, bang Massachusetts từng làm việc
trong ngành chiến tranh chính trị của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Ông
nói trôi chảy tiếng Việt. Ở Quincy chừng một tháng tôi về Maryland
tạm trú nhà Nguyễn Đình Điều một người bạn thời trung học. Điều nguyên là sĩ
quan Hải quân VNCH và khi miền Nam sụp đổ đang theo học tại trường Cao đẳng
Hải quân Hoa Kỳ ở Monterey. Ông được cấp quy chế tị nạn
I-94.
Ở Maryland
tôi kiếm việc làm để có tiền gởi vợ tôi nuôi con, 5 đứa từ 7 đến
15 tuổi. Rất may vào tháng 2/1978, Thái Doãn Ngà một bạn thời trung học
đang ở California điện thoại thăm và giới thiệu tôi với
ông giám đốc sở Ngà đang làm. Ông ta đang kiếm người cho chương trình CETA
(Comprehensive Employment and Training Act), một chương trình của chính phủ Liên
bang tạo công ăn việc làm và đào tào chuyên viên. Sau cuộc phỏng vấn ngắn ngủi
ông “tuyên bố” nhận tôi vào chương trình CETA, học kế toán. Ngà đang làm
việc cho ông trong chương trình này với tư cách trưởng phòng kế toán.
Ngà rời Việt Nam mấy ngày trước khi Saigòn sụp đổ và đến Mỹ đi học kế toán
ngay. Vốn là một giáo sư Toán đệ nhị cấp ông thăng tiến nhanh
chóng trong ngành kế toán. Ngà mua vé máy bay cho tôi. Hôm sau tôi ra phi
trường Dulles, Washington D.C. lấy vé bay đi Los Angeles. Đường ra phi trường
còn đầy tuyết. Đến Los Angeles Ngà đón, tôi thấy Ngà chỉ mặc một chiếc
sơ mi mỏng dài tay. Trời California có nắng và không khí mát rượi báo hiệu
mùa Đông sắp tàn, Xuân sắp tới. Hai ngày sau tôi ở tạm nhà Ngà đi
làm. Sự việc thay đổi nhanh chóng như một giấc mơ. Bây giờ tôi
có việc làm, có chỗ tạm trú, có lương hằng tháng. Ngoài chi phí để sống
tôi còn dư một chút tiền gởi về cho vợ tôi. Và thì giờ nghĩ
đến mục đích của việc bỏ nước ra.
Cùng
với 10 người bạn tôi tiếp xúc qua thư từ, điện thoại từ ngày còn ở Nhật,
chúng tôi đồng ý thành lập một tổ chức chính trị gọi là “Tổ chức Phục
hưng Việt Nam (TC/PHVN) làm khí cụ đấu tranh chống chính sách độc tài độc
đảng của đảng Cọng sản tại Việt Nam. Buổi họp – chúng tôi sẽ gọi
là đại hội - thông qua Cương lĩnh được tổ chức vào tháng
12 năm 1978 tại thành phố Los Angeles. Đại hội thứ hai tổ chức một
năm sau (1979) và sau đó hai năm triệu tập một lần Tại đại hội thông qua Cương
lĩnh tôi được bầu làm chủ tịch sáng lập của TC/PHVN. Chín thành viên tham
dự đều là thành viên sáng lập.
Tôi
giữ chức chủ tịch TC/PHVN trong 9 năm cho đến đại hội thứ 7 năm
1989. Sau đó tôi viết bình luận về các vấn đề chính trị thế giới,
đặc biệt chú trọng đến các chuyển biến liên quan đến Việt Nam và công cuộc đấu
tranh phục hưng đất nước (5).
Các
chương trình Việt ngữ của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America – VOA),
đài BBC, đài Á châu Tự do (Radio Free Asia – RFA) thường phỏng vấn tôi
trong 20 năm qua. Quan tâm nhất của tôi hiện nay là Trung quốc đang đe dọa sự vẹn
toàn lãnh thổ của Việt Nam, nhất là kế hoạch chiếm Biển Đông và sự gặm
nhắm biên giới phía bắc Việt Nam .
Tôi
về thăm Việt Nam 2 lần, lần thứ nhất tháng Ba năm 1999, lần thứ hai
tháng Tư năm 2001. Sau đó hai lần tôi xin chiếu khán về Việt Nam (
2003 & 2015) đều bị chính quyền Việt Nam từ khước không cấp.
Lần thứ nhất lấy lý do sự có mặt tôi làm mất an ninh đất nước, lần thứ
hai không giải thích. Một nữ thư ký của tòa đại sứ Việt Nam tại
thủ đô Hoa Thịnh Đốn điện thoại báo rất tiếc không
cấp chiếu khác cho tôi được.
Hoa Kỳ trở lại tây Thái bình Dương
Người
Việt Nam và người Mỹ cần rút kinh nghiệm bài học thất bại tại
miền Nam Việt Nam, nhất là lúc này Hoa Kỳ đang có chính sách trở lại Tây Thái
Bình Dương. Biển Đông sẽ là nơi tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong
nhiều thập niên tới. Biển Đông tiếp giáp bờ phiá Đông của Việt Nam, qua
bao nhiêu thế kỷ là con đường biển quốc tế nối liền Ấn độ dương
với tây và bắc Thái Bình Dương. Các nước lớn trên thế giới không quan tâm
đến sự quan trọng của Biển Đông, chừng nào tàu thuyền nước nào cũng được tự do
qua lại. Nhưng từ thập niên 1950 có dấu hiệu dưới lòng Biển Đông có dầu thô và
khí đốt và thế giới chú ý đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa
Biển Đông. Ai làm chủ hai quần đảo này sẽ làm chủ một con đường
giao thông huyết mạch, và tài nguyên dưới đáy trong vòng 200 hải lý chung quanh.
Sau
khi ký hiệp định Paris năm 1973 Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, và do nhu cầu địa
lý chính trị, đầu năm 1974 đã khuyến khích Trung quốc (thời gian đó là đồng
minh chiến lược của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu tay ba Hoa Kỳ- Nga xô viết-Trung
quốc, trong khi Việt Nam là đồng minh của Liên xô) chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm
1975 sau khi Hà Nội chiếm miền Nam, Biển Đông chưa trở thành cái ao nhà của
Liên bang xô viết và Hà Nội nhờ Trung quốc đóng chốt tại quần đảo Hoàng
Sa. Đầu thập niên 1990 Liên xô sụp đổ, Việt Nam trở lại níu Trung
quốc để duy trì chế độ. Nhưng khi Trung quốc có kế hoạch chiếm
toàn bộ Biển Đông để mở cửa raThái Bình Dương công khai tranh chấp
thế siêu cường với Hoa Kỳ thì đụng chạm đến quyền lợi của Việt Nam, và cuộc
tranh chấp âm thầm giữa Trung quốc và Việt Nam nảy mầm.
Trong
thế tranh chấp này Hoa Kỳ là lực lượng đối trọng với Trung quốc của Việt
Nam. Nhưng Hoa Kỳ vừa bị Việt Nam đánh bại chưa đủ phấn khởi để đánh
bạn với Việt Nam. Dù nói sẽ trở lại tây Thái bình dương Hoa Kỳ còn đứng
trước nhiều quyết định chiến lược cũng như chiến thuật khó khăn. Trung quốc mở mặt
trận tranh chấp với Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, ngay cả kinh tế Hoa
Kỳ cũng không tránh khỏi áp lực của Trung quốc. Việt Nam luôn luôn dùng lời lẽ ôn
hòa thân hữu với Trung quốc hơn với Hoa Kỳ, nhưng không phải đã thần phục Trung
quốc như dư luận của người Việt ở hải ngọai nghĩ. Việt
Nam ở thế khó khăn và rất ít sự lựa chọn: vừa chơi
trò thân hữu với Trung quốc vừa chờ đợi thái độ của Hoa Kỳ
./.
Trần
Văn Sơn
Bút
hiệu Trần Bình Nam
(1) Để viết
“Lời nhân chứng” này tôi đã tham khảo với các cựu dân biểu sau: Trần Ngọc Châu
(Woodland Hills, California), Hồ Ngọc Nhuận (Sài gòn), Phan Thiệp
(San Jose, California), Lý Trường Trân (Garden Grove, California), Đinh xuân
Dũng (San Jose, California), và Trần Cao Đễ (Westminster, California), và
luật sư Trần Tử Huyền (San Francisco, California), con trai ông Trần
Văn Tuyên .
(2) Mười
tám người ký vào bản Tuyên Ngôn Caravelle gồm các nhân vật từng làm
việc cho chính phủ Bảo Đại thời gian Pháp trở lại Việt Nam, và từng
tham gia chính quyền sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm (1955-63) sụp đổ gồm,
các ông Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim
Hữu, Phan Huy quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỹ, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê
Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên , Phạm Hữu Chương, Trần Văn
Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và Trần Văn Vui .
(3) Xem
Hồ Văn Kỳ Thoại “Naval Battle of the Paracels” trang 153, tuyển tập “Voices
from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975)” – do giáo
sư K.W. Taylor , Cornell Southeast Asia Program
Publications xuất bản ngày 30/4/2015
(4) Liên
quan đến cuộc nói chuyện với Bắc Kinh cuối năm 1973, Henry
Kissinger viết trong cuốn Years of Upheaval trang
684: “Bây giờ thì ai cũng biết rằng, qua chuyến đi của tôi, tôi và thủ tướng
Chu Ân lai và các phụ tá đã trao đổi chi tiết về tình hình thế giới.
Chúng tôi không công khai ký kết gì nhưng hoàn toàn đồng ý với nhau về tình
hình mới và vì tế nhị đối với sự nhạy cảm của Liên xô chúng tôi
cũng không công bố gì cả.”
(5) Các
bài bình luận của tôi đều được đăng trên mạngwww.tranbinhnam.com Có 478
bài, viết từ tháng 4/1998 đến tháng 7/2013. Các bài bình luận viết trước
đó được in trong 4 Tuyển Tập Bình Luận Chính Trị. Tập 1 (1991-1994 – Mõ Làng
San Francisco xuất bản 1995). Tập 2 (1995-1996 –Mõ Làng San Francisco xuất bản,
1997), Tập 3 (1997-1999 (Mõ Làng San Francisco xuất bản, 2000), Tập 4 (1999-2002
– TC/PHVN xuất bản 2002). Sau ngày sinh nhật thứ 80, 17/7/2013
tôi không viết Bình Luận Chính Trị nữa. Thỉnh thoảng tôi viết về các
vấn đề nhân sinh hay dịch các bài báo có tính hữu ích công cọng và đăng
trên mạng tranbinhnam, Mục: “Chuyện ngắn; Chuyện không chính trị;
Tài liệu dịch”.
(*) www.tranbinhnam.com > Bình luận > số 479
(**) www.tranbinhnam.com > Bình luận > số 379
No comments:
Post a Comment