Thứ Năm, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Đây
là lần thứ hai tôi đến Mỹ, bắt đầu lúc 5 giờ sáng ở phi trường TL ở Berlin đợi
chờ làm thủ tục bay sang Anh. Chuyến bay bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút, mãi đến 6
giờ thủ tục xuất vé, gửi hành lý mới bắt đầu. Thì ra cửa lên máy bay ngay đằng
say quầy làm thủ tục, khách không phải đi xa tìm cửa lên máy bay như lần khác.
Chẳng biết cuốn hộ chiếu Việt Nam được làm như thế nào, người của hãng hàng
không quệt đến mấy lần tấm hộ chiếu trên máy kiểm tra, anh ta nhíu mày vẻ khó
hiểu, gọi người khác đến xem cùng. Họ chỉ trỏ trên màn hình máy tính gì đó, mãi
rồi họ cũng xuất vé cho tôi vào cửa kiểm tra lên máy bay.
Đến đây bỗng có thêm một trạm của cảnh sát, cái tấm hộ chiếu màu xanh của Việt Nam lại khiến hai người cảnh sát đăm chiêu tìm kiếm mãi điều gì trên máy tính. Tôi cũng không ngạc nhiên, tôi biết thế nào thì tôi cũng đi qua những chỗ như thế, có điều sẽ là bao lâu. Tất nhiên lúc nào cũng sẽ lâu hơn những tấm hộ chiếu của nước khác, thậm chí là của Trung Quốc vẫn là nhanh hơn.
Tôi đi qua, đến máy soi người gác máy gọi tôi lại và chỉ cho tôi cái bật lửa Zippo bằng đồng. Anh ta dẫn tôi ngược ra lại quầy checkin, ở đó họ đưa tôi cái thùng để bỏ bật lửa vào đó. Thật tiếc, tôi nhớ mọi lần đi đâu thì chiếc bật lửa đều không bị vấn đề gì. Chiếc bật lửa bị mất đã đành, nhưng tôi lại phải quay lại từ đầu xếp hàng để đi qua cái trạm cảnh sát đến máy soi.
Bỗng nhiên tôi linh cảm chuyến đi này sẽ nhiêu khê , phiền phức hơn mọi lần. Máy bay hạ cánh xuống Luân Đôn , tôi sẽ chờ ở đó 3 tiếng đợi chuyến bay sang Mỹ. Tấm hộ chiếu màu xanh lại khiến người cảnh sát Anh mất một lúc thời gian. Còn gần 3 tiếng nữa mới lên máy bay, tôi kiếm một góc vắng nằm ngả lưng. Lát say bụng đói đi kiếm quanh chỉ thấy một hàng bánh ngọt. Vốn không quen ăn bánh ngọt, cố gắng lắm tôi mới ăn được nửa cái bánh.
Chuyến bay sang Mỹ đã bắt đầu cho người lên máy bay, đến đây thì tôi nghĩ không có gì phiền phức nữa. Tôi chỉ chìa vé và hộ chiếu là lên máy bay. Thế nhưng thật bất ngờ, người soát vé khi nhìn thấy chữ Việt Nam, bà ta bảo tôi đi theo bà vào một phòng. Nhiều người xếp hàng say tôi nhìn tôi với ánh mắt nghi ngại. Trong phòng có một nhân viên an ninh da đen, anh ta bảo tôi giở tung hành lý ra và kiểm tra cực kỳ kỹ lưỡng bằng hai loại máy dò khác nhau. Tiếp đến là dò trên người. Có một người khác bị dẫn vào, anh ta quay sang kiểm tra tiếp người đó. Đống đồ đạc của tôi ngồn gang trên bàn, tôi chỉ mang theo chiếc ballo nhỏ, ngoài ra không có hành lý ký gửi hay gì hết.Vì thế việc lèn đồ rất khó khăn và mất thời gian. Vốn tiếng Đức của tôi tạm đủ để nói ở những lần thế này, nhưng tiếng Anh thì mù tịt. Tôi quyết định nói bừa Ai Khan Gâu Nao.
Thật may, anh cảnh sát cũng hiểu và gật đầu để tôi xếp đồ, anh ta chỉ tôi hướng khác để đi lên máy bay.
Chuyến bay từ Luân Đôn sang Mỹ khá vắng, vé của tôi ngồi cạnh một cô gái Trung Quốc. Khi máy bay báo hiệu có thể tháo dây an toàn, tôi đi xuống hàng ghế phía dưới tìm hàng ghế trống để ngủ. Thật không may là bữa ăn trên máy bay đã ít mà chẳng ra gì, tôi cố ăn và nghĩ khi đến Mỹ sẽ có một bánh canh cua rau muống chờ đợi mình trên bàn, với cà pháo và cơm bù đắp lại. 11 tiếng đồng hồ hết xem phim, ngủ và xem thế giới động vật ở màn hình tại chỗ ngồi. Rút cục thì bầu trời Houston tràn đầy nắng ấm cũng mở ra, không ảm đạm như bầu trời Berlin gió lạnh hun hút hay bầu trời Luân Đôn xám xịt mịt mù mưa.
Nước Mỹ còn phải qua cổng hải quan, lần trước tôi đi qua thấy nhanh và dễ dàng. Tôi nghĩ lần này cũng thế. Nhưng không, khi đến khi vực đó tôi mới bàng hoàng nhìn thấy cả trăm người lúc nhúc chờ qua cửa hải quan. Lần này khu vực cho người Mỹ đi vào khu khác, người quốc tịch Châu Âu , Hàn, Nhật, Úc..đi một khu.
Còn lại là các nước khác.
Chỉ có 4 cửa hải quan mà có đến 400 con người chờ đợi, những người hải quan Mỹ rất nhẩn nha, chậm rãi, họ không hề vội vàng, Hình như họ làm thế để ai đó quan sát hàng người đang xếp hàng kia được kỹ hơn. Hơn 1 tiếng 30 phút xếp hàng thì đến lượt tôi. Người hải quan Mỹ cầm hộ chiếu tôi lướt qua, anh ta bảo tôi đứng chờ và đứng lên vẫy một người cảnh sát khác đưa cho anh ta hộ chiếu của tôi và bảo tôi đi theo người cảnh sát mới.
Tôi đi theo như tôi phạm, mặc dù anh cảnh sát dẫn đi tươi cười, hỏi han như là bạn thân. Nhưng tôi hiểu sẽ lại rất mất thời gian với những kiểu như thế này. Tôi bị đưa vào một cái phòng như kiểu đồn cảnh sát ở sân bay. Ở đó có đến 50 người đủ các quốc tịch ngồi trên các hàng ghế chờ cảnh sát gọi đến mình. Chẳng có ai là người Việt Nam ngoài tôi. Tôi nhìn quanh thấy chỉ một người da trắng, mắt xanh cầm cây đàn, anh ta mới vào được một lúc thì được gọi đến quầy cảnh sát và đóng dầu cho qua. Còn lại là những người ở Trung Á, Đông Nam Âu, người da đen, người da đỏ nữa thì phải..,trong cái đám đó thì cứ phụ nữ, trẻ con, người già, tàn tật thì được gọi để làm việc trước. Còn bọn đàn ông đi một mình thì cảnh sát phớt lờ. Đã thế chốc ông cảnh sát dẫn người chốc lại đưa thêm người vào. mỗi lần nhìn thấy ông ta đưa vào đàn bà, trẻ con, người già lại thấy nản lòng luôn. Chờ đến 2 tiếng mà chưa thấy gọi, có nhiều người được đóng dấu nhập cảnh, nhiều người được cảnh sát dẫn đi đâu đó. Có những người phải vào phòng riêng thẩm vấn. Ai cũng mệt mỏi và đói, trẻ con khóc ti tỉ. Hai người cảnh sát bưng ra hai thùng bánh ngọt, họ đi các hàng ghế mời mọi người ăn.
Tôi chẳng thể nào ăn được, vừa mệt vì kệt sức, vừa chán nản, vừa không thích bánh ngọt. Tôi ngồi như dạng để máy tính trạng thái tạm nghỉ. Một thói quen mỗi lần tôi bị bắt ở Việt Nam, tôi thường như tắt mọi suy nghĩ và cảm giác, như một dạng ngủ mà mắt vẫn mở, tai vẫn nghe. Vẫn nghe long thoáng cảnh sát gọi những cái tên đầy âm Ả Rập. Gần hai tiếng đồng hồ trong cái đồn cảnh sát đấy, tổng cộng là đã 4 tiếng tôi xuống máy bay, một người cảnh sát họ không đọc tên tôi mà từ tít cái bàn ở xa , anh ta nhìn tôi và hất hàm, mặc dù ngồi giữa đám đông tôi cũng hiểu anh ta gọi tôi. Lẽ ra anh ta phải gọi tên tôi, chứ không thể hất hàm như ra hiệu. Anh ta cầm hộ chiếu và hỏi tôi có gia đình ở Mỹ không, tôi lắc đầu, hỏi có bạn không, tôi đưa số điện người bạn. Anh ta gọi điện thoại cho bạn tôi, khi bỏ ống nghe xuống anh ta vớ con dấu, đóng dấu cho tôi chính thức vào nước Mỹ.
Ngày hôm say tôi đi lòng vòng quanh khu người Việt ở Houston, chỗ BLVD gì đó có chợ Tân Bình, chợ Hồng Kông, tượng đài chiến sĩ Vô Danh Việt Mỹ. Tôi thấy rất nhiều nhà hàng sang trọng, nhiều người Việt đi những chiếc xe mới cáu cạnh, đắt tiền.
Những người giàu có bạc triệu họ không quan tâm đến chính trị Việt Nam đâu, họ mặc kệ vì còn để về Việt Nam chơi. Cái câu nói tôi nghe được ở đâu đó lảng vảng trong đầu tôi, khi tôi ngồi ở trung tâm người Việt tại Houston.
Bây giờ thì tôi không những chỉ cảm thấy mình là người ngoại quốc ở Mỹ, mà ngay tại khu trung tâm toàn người Việt này, tôi hoàn toàn xa lạ với họ như tôi cũng là một người ngoại quốc với họ. Ở đây chẳng mấy người quan tâm đến chính trị Việt Nam, một cô gái rất xinh và cao đến gần 1,8 mét hỏi tôi
- Anh ơi, thế ông Nguyễn Tấn Dũng em hay nghe nói, thì ở Việt Nam ông ấy làm gì. ?
Tôi ngẩng đầu lên mới nhìn được cô ấy, trả lời.
- Ông ấy là một tỷ phú tiền usd em à.
Đến đây bỗng có thêm một trạm của cảnh sát, cái tấm hộ chiếu màu xanh của Việt Nam lại khiến hai người cảnh sát đăm chiêu tìm kiếm mãi điều gì trên máy tính. Tôi cũng không ngạc nhiên, tôi biết thế nào thì tôi cũng đi qua những chỗ như thế, có điều sẽ là bao lâu. Tất nhiên lúc nào cũng sẽ lâu hơn những tấm hộ chiếu của nước khác, thậm chí là của Trung Quốc vẫn là nhanh hơn.
Tôi đi qua, đến máy soi người gác máy gọi tôi lại và chỉ cho tôi cái bật lửa Zippo bằng đồng. Anh ta dẫn tôi ngược ra lại quầy checkin, ở đó họ đưa tôi cái thùng để bỏ bật lửa vào đó. Thật tiếc, tôi nhớ mọi lần đi đâu thì chiếc bật lửa đều không bị vấn đề gì. Chiếc bật lửa bị mất đã đành, nhưng tôi lại phải quay lại từ đầu xếp hàng để đi qua cái trạm cảnh sát đến máy soi.
Bỗng nhiên tôi linh cảm chuyến đi này sẽ nhiêu khê , phiền phức hơn mọi lần. Máy bay hạ cánh xuống Luân Đôn , tôi sẽ chờ ở đó 3 tiếng đợi chuyến bay sang Mỹ. Tấm hộ chiếu màu xanh lại khiến người cảnh sát Anh mất một lúc thời gian. Còn gần 3 tiếng nữa mới lên máy bay, tôi kiếm một góc vắng nằm ngả lưng. Lát say bụng đói đi kiếm quanh chỉ thấy một hàng bánh ngọt. Vốn không quen ăn bánh ngọt, cố gắng lắm tôi mới ăn được nửa cái bánh.
Chuyến bay sang Mỹ đã bắt đầu cho người lên máy bay, đến đây thì tôi nghĩ không có gì phiền phức nữa. Tôi chỉ chìa vé và hộ chiếu là lên máy bay. Thế nhưng thật bất ngờ, người soát vé khi nhìn thấy chữ Việt Nam, bà ta bảo tôi đi theo bà vào một phòng. Nhiều người xếp hàng say tôi nhìn tôi với ánh mắt nghi ngại. Trong phòng có một nhân viên an ninh da đen, anh ta bảo tôi giở tung hành lý ra và kiểm tra cực kỳ kỹ lưỡng bằng hai loại máy dò khác nhau. Tiếp đến là dò trên người. Có một người khác bị dẫn vào, anh ta quay sang kiểm tra tiếp người đó. Đống đồ đạc của tôi ngồn gang trên bàn, tôi chỉ mang theo chiếc ballo nhỏ, ngoài ra không có hành lý ký gửi hay gì hết.Vì thế việc lèn đồ rất khó khăn và mất thời gian. Vốn tiếng Đức của tôi tạm đủ để nói ở những lần thế này, nhưng tiếng Anh thì mù tịt. Tôi quyết định nói bừa Ai Khan Gâu Nao.
Thật may, anh cảnh sát cũng hiểu và gật đầu để tôi xếp đồ, anh ta chỉ tôi hướng khác để đi lên máy bay.
Chuyến bay từ Luân Đôn sang Mỹ khá vắng, vé của tôi ngồi cạnh một cô gái Trung Quốc. Khi máy bay báo hiệu có thể tháo dây an toàn, tôi đi xuống hàng ghế phía dưới tìm hàng ghế trống để ngủ. Thật không may là bữa ăn trên máy bay đã ít mà chẳng ra gì, tôi cố ăn và nghĩ khi đến Mỹ sẽ có một bánh canh cua rau muống chờ đợi mình trên bàn, với cà pháo và cơm bù đắp lại. 11 tiếng đồng hồ hết xem phim, ngủ và xem thế giới động vật ở màn hình tại chỗ ngồi. Rút cục thì bầu trời Houston tràn đầy nắng ấm cũng mở ra, không ảm đạm như bầu trời Berlin gió lạnh hun hút hay bầu trời Luân Đôn xám xịt mịt mù mưa.
Nước Mỹ còn phải qua cổng hải quan, lần trước tôi đi qua thấy nhanh và dễ dàng. Tôi nghĩ lần này cũng thế. Nhưng không, khi đến khi vực đó tôi mới bàng hoàng nhìn thấy cả trăm người lúc nhúc chờ qua cửa hải quan. Lần này khu vực cho người Mỹ đi vào khu khác, người quốc tịch Châu Âu , Hàn, Nhật, Úc..đi một khu.
Còn lại là các nước khác.
Chỉ có 4 cửa hải quan mà có đến 400 con người chờ đợi, những người hải quan Mỹ rất nhẩn nha, chậm rãi, họ không hề vội vàng, Hình như họ làm thế để ai đó quan sát hàng người đang xếp hàng kia được kỹ hơn. Hơn 1 tiếng 30 phút xếp hàng thì đến lượt tôi. Người hải quan Mỹ cầm hộ chiếu tôi lướt qua, anh ta bảo tôi đứng chờ và đứng lên vẫy một người cảnh sát khác đưa cho anh ta hộ chiếu của tôi và bảo tôi đi theo người cảnh sát mới.
Tôi đi theo như tôi phạm, mặc dù anh cảnh sát dẫn đi tươi cười, hỏi han như là bạn thân. Nhưng tôi hiểu sẽ lại rất mất thời gian với những kiểu như thế này. Tôi bị đưa vào một cái phòng như kiểu đồn cảnh sát ở sân bay. Ở đó có đến 50 người đủ các quốc tịch ngồi trên các hàng ghế chờ cảnh sát gọi đến mình. Chẳng có ai là người Việt Nam ngoài tôi. Tôi nhìn quanh thấy chỉ một người da trắng, mắt xanh cầm cây đàn, anh ta mới vào được một lúc thì được gọi đến quầy cảnh sát và đóng dầu cho qua. Còn lại là những người ở Trung Á, Đông Nam Âu, người da đen, người da đỏ nữa thì phải..,trong cái đám đó thì cứ phụ nữ, trẻ con, người già, tàn tật thì được gọi để làm việc trước. Còn bọn đàn ông đi một mình thì cảnh sát phớt lờ. Đã thế chốc ông cảnh sát dẫn người chốc lại đưa thêm người vào. mỗi lần nhìn thấy ông ta đưa vào đàn bà, trẻ con, người già lại thấy nản lòng luôn. Chờ đến 2 tiếng mà chưa thấy gọi, có nhiều người được đóng dấu nhập cảnh, nhiều người được cảnh sát dẫn đi đâu đó. Có những người phải vào phòng riêng thẩm vấn. Ai cũng mệt mỏi và đói, trẻ con khóc ti tỉ. Hai người cảnh sát bưng ra hai thùng bánh ngọt, họ đi các hàng ghế mời mọi người ăn.
Tôi chẳng thể nào ăn được, vừa mệt vì kệt sức, vừa chán nản, vừa không thích bánh ngọt. Tôi ngồi như dạng để máy tính trạng thái tạm nghỉ. Một thói quen mỗi lần tôi bị bắt ở Việt Nam, tôi thường như tắt mọi suy nghĩ và cảm giác, như một dạng ngủ mà mắt vẫn mở, tai vẫn nghe. Vẫn nghe long thoáng cảnh sát gọi những cái tên đầy âm Ả Rập. Gần hai tiếng đồng hồ trong cái đồn cảnh sát đấy, tổng cộng là đã 4 tiếng tôi xuống máy bay, một người cảnh sát họ không đọc tên tôi mà từ tít cái bàn ở xa , anh ta nhìn tôi và hất hàm, mặc dù ngồi giữa đám đông tôi cũng hiểu anh ta gọi tôi. Lẽ ra anh ta phải gọi tên tôi, chứ không thể hất hàm như ra hiệu. Anh ta cầm hộ chiếu và hỏi tôi có gia đình ở Mỹ không, tôi lắc đầu, hỏi có bạn không, tôi đưa số điện người bạn. Anh ta gọi điện thoại cho bạn tôi, khi bỏ ống nghe xuống anh ta vớ con dấu, đóng dấu cho tôi chính thức vào nước Mỹ.
Ngày hôm say tôi đi lòng vòng quanh khu người Việt ở Houston, chỗ BLVD gì đó có chợ Tân Bình, chợ Hồng Kông, tượng đài chiến sĩ Vô Danh Việt Mỹ. Tôi thấy rất nhiều nhà hàng sang trọng, nhiều người Việt đi những chiếc xe mới cáu cạnh, đắt tiền.
Những người giàu có bạc triệu họ không quan tâm đến chính trị Việt Nam đâu, họ mặc kệ vì còn để về Việt Nam chơi. Cái câu nói tôi nghe được ở đâu đó lảng vảng trong đầu tôi, khi tôi ngồi ở trung tâm người Việt tại Houston.
Bây giờ thì tôi không những chỉ cảm thấy mình là người ngoại quốc ở Mỹ, mà ngay tại khu trung tâm toàn người Việt này, tôi hoàn toàn xa lạ với họ như tôi cũng là một người ngoại quốc với họ. Ở đây chẳng mấy người quan tâm đến chính trị Việt Nam, một cô gái rất xinh và cao đến gần 1,8 mét hỏi tôi
- Anh ơi, thế ông Nguyễn Tấn Dũng em hay nghe nói, thì ở Việt Nam ông ấy làm gì. ?
Tôi ngẩng đầu lên mới nhìn được cô ấy, trả lời.
- Ông ấy là một tỷ phú tiền usd em à.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 04:45
No comments:
Post a Comment