Thứ
Ba, ngày 08/12/2015 06:15 AM (GMT+7)
(Dân
Việt) Còn bao nhiêu cơ quan nữa ở trong tình trạng này? Chi ngân sách
không phải là bí mật quốc gia.
Dư luận nóng lên về tin “Thành ủy Bạc Liêu hết tiền
hoạt động”. Rồi đến thành phố Cà Mau hết tiền trả lương phải xin tạm ứng
ngân sách năm sau để chữa cháy. Đây là căn bệnh trầm kha từ lâu và bây giờ khi
báo chí đưa tin thì mới khiến dư luận bức xúc, nhưng thực sự nó đã mưng mủ lâu
lắm rồi.
Luật ngân sách Việt Nam không hề có cụm từ “bội thu”
mà chỉ có “bội chi” (trừ luật mới 2015 có hiệu lực từ 2017 mà trong đó, Điều 7,
có 1 lần nói đến “bội thu” trong khi có 39 lần nói đến “bội chi”; còn luật 2002
đang hiện hành không có cụm từ “bội thu” và có 10 lần nói đến “bội chi”). Cái gốc
này tất sinh ra tai họa và vài cái lá cỏn con ở Bạc Liêu và Cà Mau héo rồi rụng
chỉ là chuyện nhỏ.
Nguy cơ toàn bộ cái cây ngân sách đổ mới là điều
đáng nói và các nhà hoạch định chính sách ở cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm
(minh chứng là các đại biểu quốc hội chẳng lo gì nên trong luật trước 2015
không có khái niệm bội thu) và phải tìm cách sửa tận gốc.
Từ hàng chục năm cả bộ máy không biết khái niệm “bội
thu ngân sách” mà chỉ chăm chú sao cho “bội chi” dưới mức 5% GDP.
Thực tế theo số liệu quyết toán tổng thu và tổng chi
ngân sách (từ 2007-2013) của Tổng cục Thống kê (2 hàng đầu) rồi từ đấy
tính ra 2 hàng cuối, thấy số liệu còn đáng sợ (tuy bội chi vẫn có thể dưới 5%
GDP):
Bội
chi, thì phải vay tiền để tiêu. Và nợ nần tích tụ tất đến ngày vỡ nợ khi không
còn khả năng chi trả nữa. Theo đúng thuật ngữ kinh tế, thành ủy Bạc Liêu và Ủy
ban nhân dân thành phố Cà Mau đã vỡ nợ!
Còn bao nhiêu cơ quan
nữa ở trong tình trạng này? Ít ai biết. Và đó là căn bệnh thứ hai: không minh bạch,
thiếu trách nhiệm giải trình. Chi ngân sách không phải là bí mật quốc gia.
Vấn
đề cốt lõi là luật ngân sách nhà nước. Ở hầu hết các nước, mỗi năm quốc hội
thông qua một luật ngân sách riêng cho năm tài chính tiếp theo, trong đó quy định
hết sức rõ tất cả các khoản chi chính và phân bố chi tiết các khoản chi đó cho
các đơn vị hưởng ngân sách.
Hành
pháp không được tiêu hơn mức quy định của luật đó, chi hơn là phạm pháp, là có
tội. Muốn tiêu hơn chính phủ phải xin quốc hội sửa luật.
Ở
ta thì không có luật ngân sách nhà nước hàng năm mà có luật ngân sách khung,
sau đó có dự toán và quyết toán hàng năm. Đến nay, cuối 2015, chưa thấy quyết
toán 2013 trên trang của Tổng cục Thống kê! Quốc hội như thế nắm đằng lưỡi mà lẽ
ra phải nắm lấy chuôi.
Không
siết chặt kỷ luật (bằng ra luật ngân sách hàng năm), không minh bạch và khi người
dân góp ý hoặc tỏ thái độ (như “chê” lãnh đạo trên facebook thì bị kỷ luật),
thì vỡ nợ là chuyện dễ hiểu.
Ngân
sách nhà nước trung ương đã vậy, ngân sách địa phương cũng phải thế. Nhà nước
ta quá tập trung đồng thời quá phân tán. Không có quy định rõ ràng quyền hạn giữa
trung ương và địa phương dẫn đến trung ương can thiệp quá sâu vào công việc địa
phương, nhưng đồng thời với sự phân cấp mập mờ lại có quá nhiều kẽ hở để địa
phương “vung tay quá trán.”
Phân cấp tù mù là căn
bệnh nữa phải sửa.
Cải cách thể chế, hành chính là phải cụ thể như vậy chứ không chỉ nói suông.
Không cải cách thể chế triệt để thì đất nước cũng rất có thể có ngày sẽ vỡ nợ.
------------------------
No comments:
Post a Comment