Nguyễn
Gia Kiểng & Trần Quang Thành
Tác giả gửi tới Dân
Luận
10/12/2015
Lời
giới thiệu: Nhân
ngày kỷ niệm lần thứ 67 bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập, nhà báo Trần Quang
Thành đã có cuộc trò chuyện sau đây với ông Nguyễn Gia Kiểng, ủy viên thường trực
ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, về ý nghĩa của biến cố quan trọng này
trong lịch sử thế giới. Đây cũng là dịp để hiểu rõ hơn khái niệm nhân quyền và
liên hệ của nó với dân chủ, đồng thời cố gắng nhận định xem thế giới, và nhất
là Việt Nam, đang ở đâu trong cuộc hành trình về tự do.
Nội dung như sau - Mời
quí vị cùng nghe:
AUDIO :
Kỷ nguyên nhân quyền đã
đến
Trần
Quang Thành (TQT): Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng!
Nguyễn
Gia Kiểng (NGK): Xin
chào ông Trần Quang Thành!
TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng, cách đây 67 năm,
vào ngày10 tháng 12 năm 1948, tai Paris – Thủ đô Pháp Quốc – Bản Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền đã ra đời. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng sau 67 năm bản Tuyên ngôn đã
được thực thi như thế nào ạ?
NGK: Trước hết tôi
nghĩ thế giới đã tiến một bước rất xa về nhân quyền. Vào giờ này chúng ta có thể
lạc quan. Mặc dầu chúng ta có thể chưa thể hài lòng bởi vì quyền con người vẫn
chưa được trọn vẹn tôn trọng, nhưng nếu so sánh với 67 năm về trước thì chúng
ta đã tiến một bước rất xa.
Phải
nói là bản Tuyên ngôn này dã ra đời trong một hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng ta
cần nhắc lại hoàn cảnh ra đời của nó. Đó là nó không được dự trù là sẽ có. Khi
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai sắp kết thúc vào mùa Xuân 1945, một số quốc gia đã
họp lại tại San Francisco (Mỹ) để dự định thành lập một tổ chức mới thay ho Hội
Quốc Liên đã tỏ ra bất lực trong việc phòng ngừa Thế Chiến II xảy ra. Mục tiêu
của họ là thành lập một tổ chức -mà sau này chúng ta được biết là Liên Hợp Quốc-
với mục đích chính là ngăn ngừa một cuộc thế chiến mới. Trong khi nghiên cứu soạn
thảo bản hiến chương Liên Hợp Quốc có một số trí thức tập trung trong các tổ chức
NGO, tức là các tổ chức phi chính phủ, được mời tới vì uy tín cá nhân hay tổ chức
của họ để làm tham vấn trong việc soạn thảo hiến chương cho Liên Hợp Quốc. Những
vị này trong khi thảo luận đã nhận ra một điều là nguyên nhân đã đưa đến hai cuộc
thế chiến – thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai – là ở chỗ người ta đã quá
đề cao vai trò của quốc gia; hầu như người ta chỉ biết đến các quốc gia thôi mà
không biết tới một yếu tố cốt lõi là con người. Bởi vậy họ đi đến kết luận là lần
này muốn tránh một thảm kịch mới cho thế giới thì phải đặt con người là trung
tâm của mọi ưu tiên chính trị. Nói một cách khác phải đề cao một luồng tư tưởng
chính trị đã có từ thế kỷ 16, 17 nhưng luôn luôn bị chèn ép nên không phát triển
được. Đó là chủ nghĩa cá nhân theo đó cá nhân mới là đối tượng phục vụ chính;
nhà nước chỉ là một phương tiện bảo đảm cho cá nhân phát huy khả năng của mình
và đóng góp vào xây dựng xã hội. Vì nhận định như vậy nên họ đã cố gắng đưa
ngay vào Lời Nói Đầu của Hiến chương Liên Hợp Quốc là phải tôn trọng các quyền
căn bản của con người trước khi nói tới sự liên hệ giữa các quốc gia với nhau.
Dần dần họ đã thuyết phục được một phần dư luận. Lúc ban đầu các quốc gia cũng
không quan tâm lắm đến quyền con người. Lúc đó giá trị quan trọng nhất vẫn là
quốc gia, là tổ quốc hay là giai cấp mà thôi. Ngay cả sự kiện bản tuyên ngôn
này được ra đời cũng là kỳ công của một số trí thức. Phải nhớ lúc đó là đầu
năm1945, họ phải chờ đợi đến cuối năm 1948, nghĩa là hơn 3 năm rưỡi sau, mới
hoàn tất được bản tuyên ngôn. Bản tuyên ngôn này dù vậy chỉ có giá trị nguyên tắc
thôi. Nó còn cần được bổ túc bằng những điều khoản cụ thể trong hai công ước
sau này được gọi là Công ước về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về
quyền kinh tế xã hội và văn hóa. Để soạn thảo hai công ước này đã phải mất thêm
18 năm nữa. Cho tới năm 1966 mới hoàn tất xong. Tuy hoàn tất xong, những các quốc
gia quan trọng nhất, hai siêu cường lúc đó là Liên Xô và Mỹ, không đồng ý. Mỹ
thì biểu quyết bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập nhưng mãi đến năm 1977 mới ký
hai công ước. Còn Liên Xô thì vắng mặt trong khi biểu quyết bản Tuyên Ngôn Nhân
Quyền Phổ Cập và đến khi sụp đổ vẫn không ký thông qua hai công ước về quyền
con người. Hoàn cảnh khó khăn như thế nhưng ý niệm nhân quyền càng ngày càng lớn
lên. Đến năm 1976, khi nhiều nước đã ký vào hai công ước về quyền con người, ba
tài liệu Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập và hai công ước đính kèm được coi là luật
quốc tế và từ nay có gia trị của công pháp quốc tế. Phải nói là chúng ta đã tiến
một bước dài.
Liên
Hợp Quốc ra đời như là một định chế để ngăn cản một cuộc thế chiến mới, để ngăn
cản chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản không biến thành thế chiến
nóng. Bây giờ chiến tranh lạnh không còn là một nguy cơ nữa Liên Hợp Quốc bắt đầu
có một vài trò mới là thăng tiến nhân quyền. Cho nên chúng ta thấy có một định
chế mới là Rà Soát Phổ Cập Định Kỳ UPR như kỳ kiểm điểm tổng quát năm 2014 ở
Genève. Đây là một tiến bộ. Năm 2014 cuộc kiểm điểm phổ quát định kỳ trong đó
Việt Nam phải trả lời, phải đưa báo cáo về nhân quyền. Cho tới ngày hôm nay
khái niệm về nhân quyền là một khái niệm được nhìn nhận và được sự tôn trọng của
mọi người, kể cả những người không thực hiện nó như các chế độ độc tài. Các chế
độ này không còn dám phủ nhận nhân quyền như trước nữa. Họ chỉ có biện luận một
cách lúng túng để trì hoãn việc thực thi nhân quyền mà thôi.
Phải nói về mặt tư tưởng đã có một thắng lợi lớn. Và ngay cả về mặt thực tế thì nhân quyền cũng đã trở thảnh ưu tư hàng đầu và trở thành áp lực đối với các chính quyền độc tài còn lại. Như vậy chúng ta nhìn nhận tiến bộ rất là lớn.
Nhưng
bên cạnh những tiến bộ lớn cũng phải cảnh giác vì cũng có nguy cơ, đặc biệt đối
với người Việt Nam, bởi vì khi nhân quyền đã trở thành giá trị phổ cập, đã được
nhìn nhận như một giá trị tự nhiên thì người ta không còn cảm thấy nhu cầu phải
đào sâu để hiểu rõ hơn nữa, trong khi đó người Việt Nam chúng ta có khuyết điểm
là rất thiếu sót về nhận thức chính trị. Nhưng chúng ta không thể bảo vệ một
khái niệm khi chúng ta chưa hiểu rõ được, chúng ta sẽ hành động một cách thiếu
thuyết phục và thiếu hiệu quả.
Tôi
xin nêu một vài ngộ nhận lớn mà chúng ta chưa vượt qua được.
Thứ
nhất là ngộ nhận cho rằng nhân quyền khác với dân chủ trong khi hai khái niệm
này là một. Nhân quyền là một vấn đề chính trị chứ không phải là một vấn đề từ
thiện như người ta nghĩ.
Điều
thứ hai, cũng là một ngộ nhận rất lớn, là chúng ta nên sửa lại tên gọi bản
"Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền". Trước đây tôi nghĩ người ta đã quen
gọi như vậy nên cũng đành phải chấp nhận, nhưng sau này tôi thấy nó sai qua đi,
không những sai mà còn nghịch lý, còn ngược ngạo nữa, cho nên rồi thấy cần phải
sửa lại. Tôi đề nghị từ nay trở đi chúng ta gọi một cách chính xác bản tuyên
ngôn 10/12/1948, là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập chứ không phải là bản
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nữa. "Quốc tế" và "phổ cập"
là hai khái niệm khác nhau, thậm chí còn đối chọi với nhau nữa.
TQT: Ông vừa đề cập bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ
Cập này như là một văn kiện rất trong sáng, rất thuyết phục. Nhưng tại sao lúc
đó Mỹ và Liên Xô là hai siêu cường kiên quyết chống lại?
NGK: Họ chống lại vì
hai lý do khác hẳn nhau:
Chúng
ta đều biết nước Mỹ từ ngày thành lập đã theo chủ nghĩa cá nhân; họ đã có dân
chủ ngay từ ngày thành lập. Tôi xin nhấn mạnh là Hoa Kỳ từ ngày thành lập đến
nay không biết một chế độ nào khác ngoài chế độ dân chủ. Cho nên Hoa Kỳ Không cần
dân chủ nữa vì họ đã có rồi và họ không muốn bị ràng buộc vào một thế giới cũ,
thế giới mà họ nghĩ còn nhiều phức tạp và nhất là chưa có dân chủ. Họ không muốn
ràng buộc với các nước vào một tuyên ngôn hay hiêp ước về dân chủ. Đó là lý do
của Hoa Kỳ. Chúng ta nên nhớ là Hoa Kỳ chỉ ký nhận hai công ước nhân quyền năm
1977 sau khi Liên Hợp Quốc tuyên bố hai công ước này trở thành luật quốc tế.
Lý
do khiến Liên Xô chống lại hoàn toàn khác. Liên Xô chống dân chủ, chống lại chủ
nghĩa cá nhân. Liên Xô không muốn bị phê phán trong vùng lãnh thổ thuộc quyền
kiểm soát của mình. Lúc đó chúng ta đừng quên Churchill gọi biên giới của các
nước cộng sản là bức màn sắt. Tức là họ không muốn ai can thiệp vào công việc nội
bộ của họ. Họ muốn được quyền tự tung, tự tác trong biên giới của họ, họ coi
biên giới như là qui định một vùng lộng hành tự do của họ. Vì thế họ không chấp
nhận ký vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cũng như hai công ước. Họ không muốn bị
ràng buộc. Cho tới ngày sụp đổ họ vẫn không ký các văn kiện này.
Khó
khăn do đâu mà có? Chúng ta hãy trở lại bối cảnh chính trị lúc đó. Trong dự án
chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chúng tôi
đã nhận định lịch sử thế giới như là cuộc hành trình của các dân tộc về dân chủ.
Dân chủ không tiến tới một cách đều đặn vì bị chống đối rất là dữ dội của các
thế lực cầm quyền thống trị. Cho nên có lúc tiến, có lúc lùi và tiến tới theo từng
đợt mà chúng tôi gọi là những làn sóng dân chủ. Trong lịch sử nhân loại dã có
những làn sóng dân chủ. Làn sóng dân chủ thứ nhất đến với cuộc cách mạng Hoa Kỳ
và cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18. Làn sóng đó nhắm đánh đổ chủ nghĩa thần
quyền và các chế độ quân chủ đặt trên nền tảng trên thần quyền.
Sau
làm sóng dân chủ thứ nhất, các chế độ thần quyền bị đánh đổ, chủ nghĩa quốc gia
trở thành thời thượng. Chủ nghĩa tập thể đó cho rằng quốc gia, tổ quốc là trên
hết, con người chỉ là một thành phần và có thể bị hy sinh cho tập thể. Tập thể
đó có thể là quốc gia trong trường hợp Quốc Xã Đức hay Quân Phiệt Nhật. Cũng có
thể là một thế giới vô sản, có thể là một giai cấp theo quan niệm của chủ nghĩa
cộng sản. Thế chiến thứ nhất đã xảy ra là vì chủ nghĩa quốc gia trở thành quá
khích. Hồi đó người ta cho rằng các quốc gia xung đột với nhau, thanh toán lẫn
nhau là lẽ tự nhiên vì quốc gia nào cũng đương nhiên phải mở rộng lãnh thổ và
bành trướng thế lực của mình. Nó đã dẫn tới cuộc thế chiến thứ nhất. Và thế giới
cũng chưa biết rút ra kết luận nguyên nhân sâu sa đó và đã để xảy ra Thế Chiến
II. Chúng ta thấy có sự gần gũi giữa hai cuộc thế chiến. Thế Chiến I chấm dứt
năm 1918 thì 21 năm sau vào năm 1939 Thế Chiến II bắt đầu. Khi họp lại và thảo
luận người ta mới khám phá ra điều này, và cũng không phải không phải là các quốc
gia khám phá ra mà một số trí thức. Họ khám phá ra rằng nguyên nhân sâu sa là
vì tư tưởng chính trị của nhân loại đã dành cho quốc gia một vị trí quá lớn và
đã dành cho cá nhân một chỗ đứng quá nhỏ. Bởi vì thế cần phải tuyên bố long trọng
những quyền con người.
Đến
đây chúng ta phải nhắc lại công ơn của một thiểu số trí thức này. Chính những cố
gắng bền bỉ và thuyết phục của họ đã đem lại cho nhân loại nền văn minh mới
ngày hôm nay.
TQT: Ông Nguyễn Gia Kiểng vừa nói chúng ta cần phải
gọi chính xác văn kiên ngày 10/12/1948 là Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập chứ
không nên gọi là bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tại sao phải gọi cho chính
xác như vậy thưa ông?
NGK: Phổ cập và quốc
tế là khái niệm khác nhau. Sự lẫn lộn đưa tới hậu quả là một sai lầm không thể
chấp nhận được. Khi nói Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền người ta coi nhân quyền
là vấn đề giữa các quốc gia với nhau. Điều đó rất là sai. Vì nhân quyền là các
quyền cá nhân. Chúng ta hãy đọc lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập. Không
bao giờ họ đề cập đến quyền cuả các nhà nước. Họ chỉ đề cập quyền của các cá
nhân mà thôi. Và vấn đề nhân quyền là một vấn đề phổ cập, nghĩa là một vấn đề
mà mọi người, mọi định chế, mọi quốc gia phải tôn trọng ở mọi nơi, mọi lúc chứ
không phải là một vấn đề trong bang giao giữa các quốc gia. Khi chúng ta nói bản
"Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" vô hình chung chúng ta coi nhân quyền
là vấn đề giao thiệp giữa các nước và như vậy mỗi nước có thể giải thích quyền
con người một cách tùy tiện theo sở thích của mình. Điều đó tai hại.
Tôi
cho rằng nguyên nhân là trí thức Việt Nam không đầu tư nhiều vào tư tưởng chính
trị cho nên chúng ta đã dịch Universal thành ra "quốc tế" nhưng
Universal không bao giờ là "quốc tế" cả, nó có nghĩa là "phổ cập"
nghĩa là đúng mọi nơi mọi lúc. Dịch cái gọi là The Universal Declaration of
Human Rights hay Déclaration Universelle des Droits de l'homme thành
"Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" là sai. Phải dịch là bản Tuyên Ngôn
Nhân Quyền Phổ Cập, nghĩa là các quyền con người phải được hiểu như nhau và tôn
trọng ở mọi nơi, mọị lúc chứ không phải là chuyện giữa các quốc gia với nhau.
Các quốc gia không được tự tiện giải thích nhân quyền theo ý của mình. Tôi nghĩ
gọi tên là "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" không chỉ là một sai lầm
mà là một sai lầm nguy hiểm. Nhân cuộc nói chuyện này tôi đề nghị một lần cho tất
cả chúng ta đổi lại cho đúng tên của nó, chúng ta gọi một cách chính xác là bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập.
TQT: Chúng ta nói về quyền con người vậy phải nói
đến con người. Hiện nay định nghĩa con người là thế nào trong triết lý chính trị
để đưa ra những tiêu chuẩn về quyền con người. Ông nghĩ sao?
NGK: Vấn đề này hết
sức phức tạp. Những tư tưởng về con người đã xuất hiện từ thời Phục Hưng nghĩa
là từ thế kỷ 16 trở đi, nhưng nó luôn bị các thế lực thống trị, trước là các
vua chúa và sau đó là các chính quyền phủ nhận. Bởi vì định nghĩa con người đó
không đơn giản. Ngay cả nhiều triết gia nổi tiếng cũng không đồng ý lúc ban đầu.
Người ta định nghĩa một con người rất trừu tượng. Nó không phải là bất cứ ai mà
là một phần chung hiện diện trong tất cả mọi người. Nó rất trừu tượng nhưng nó
lại hiện diện một cách rất cụ thể trong tất cả mọi người. Đó là một lập luận
đúng về mặt triết lý nhưng rất khó hiểu đối với người bình thường. Nói chung nó
dựa trên một niềm tin rằng mọi con người đều có những cấu tạo giống nhau, có những
ưu tư, dằn vặt, những khả năng bẩm sinh như nhau và đều chia sẻ với nhau một số
nguyện vọng và một số giá trị nền tảng. Như vây giữa các con người nó có một
cái gì chung. Cái gì chung đó người ta gọi là con người phổ cập. Nó không là ai
cả, nhưng nó là tất cả mọi người. Đồng thời chủ nghĩa cá nhân khi đưa ra con
người này thì cũng nhận định con người này mới là đối tượng phục vụ cao nhất;
các nhà nước, các chính quyền có sứ mạng phục vụ con người này chứ không được
quyền đàn áp con người này. Có thể nói việc khám phá ra con người chung, con
người phổ cập, này như vậy là một khám phá rất lớn. Về mặt tư tưởng ngay cả các
nhà tư tưởng lớn như Socrates, Plato, Aristottle cũng không nghĩ tới. Đó là một
khám phá về sau này. Có thể nói về mặt tư tưởng khám phá lớn nhất của con người
đã là khám phá ra chính mình. Ngay cả những triết gia lớn như Edmund Burke và
Joseph de Maistre, hai triết gia có uy tín trong thế kỷ 18 và 19, cũng không hiểu
con người trừu tượng làm sao có thể có. Đối với họ chỉ có những con người chỉ
là thành viên của một đất nước, chỉ có người Pháp, Đức, người Việt Nam. Một
trong những người phản bác sự hiện hữu của con người phổ cập này là Karl Marx,
ông cho rằng con người định nghĩa như vậy là một con người tách khỏi xã hội, là
con người vị kỷ, không sống vì xã hội. Đối với Marx con người là thành phần của
một giai cấp và phải đấu tranh cho giai cấp của mình. Chính vì những khó khắn
đó mà khái niệm về con người phổ cập -nền tảng cho chủ nghĩa cá nhân- và chủ
nghĩa cá nhân - đến lượt nó nền tảng cho dân chủ- vẫn chưa phát triển được cho
đến khi có hai sự kiện trùng hợp.
Sự
kiện thứ nhất là các khảo cứu về sinh vật học đều xác nhận mọi con người có những
DNA như nhau, đều có khả năng như nhau.
Hai
là các nước dân chủ, đặt nền tảng trên chủ nghĩa cá nhân đã thành công hơn hẳn
các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản, và chứng tỏ con người cần phải được
tôn trọng để có thể phát huy hết khả năng của mình và khi phát huy được khả
năng của mình thì đồng thời họ cũng đóng góp tạo ra môt xã hôi giàu mạnh. Đó là
lý do khiến sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, của chủ nghĩa cộng sản, không
còn ai chối cãi được quyền con người, và sự cần thiết phải tôn trọng con người.
Và gián tiếp họ công nhận quyền con người phổ cập cần phải được kính trọng hiện
diện trong mọi con người.
TQT: Vậy những quyền của con người phổ cập là những
quyền nào thưa ông?
NGK: Đó là những điều
đã được qui định trong hai bản công ước đính kèm với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ
Cập.
Tuyên
Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập đề ra nguyên tắc đề cao con người. Một đặc điểm là bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập đó không hề nói vai trò của các quốc gia. Nó chỉ
đề cao con người thôi chứ các chính quyền không hề được dành cho một quyền nào
mà chỉ được giao trách nhiệm phục vụ con người thôi. Tuy vậy nó chỉ nói chung
chung trên nguyên tắc về phẩm giá con người và sự bắt buộc phải tôn trọng con
người; những quyền con người cụ thể được qui định cụ thể trong hai công ước
đính kèm.
Trong
hai công ước này họ chia ra những quyền dân sự và chính trị, hay là quyền sống
hàng ngày, quyền sinh hoạt trong xã hội, rồi loại quyền thứ hai là những quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa. Nhiều quyền lắm. Có đến mấy chục quyền.
Tuy
nhiên về phương diện triết học chúng ta có thể chấp nhận sự phân biệt của Isaiah
Berlin một triết gia lớn nghiên cứu về các quyền tự do. Ông ấy chia ra hai loại
quyền. Thứ nhất là những quyền không bị và thứ hai là những quyền được có.
Những
quyền không bị là những quyền căn bản tối thiểu khộng bị xúc phạm trong bất cứ
trường hợp nào. Thí dụ như không bị xúc phạm đến cơ thể; không bị xúc phạm
trong đời sống gia đình; không bị xúc phạm tài sản; không bị cấm đoán suy nghĩ
và phát biểu một cách tự do lập trường của mình; không bị cấm đoán bầu cử và ứng
cử; không bị kỳ thị về chủng tộc, về màu da, về tôn giáo hay về chính kiến. Những
quyền này qui định trong một không gian cá nhân mà tất cà mọi người, kể cả nhà
nước, không được xâm phạm. Đây là những quyền rất căn bản.
Còn
những quyền được có là những quyền cá nhân có thể đòi hỏi cộng đồng, thí dụ nhà
nước, phải cung cấp cho mình và nhà nước hay cộng đồng phải cung cấp trong khả
năng có thể. Nước giàu thì trợ cấp xã hội nhiều, nước nghèo thị trợ cấp xã hội
ít, nhưng không được quyền bỏ rơi những người yếu kém. Những quyền được có này
chúng ta thường hiểu một cách cụ thể như là mức sống và thực phẩm ở mức độ chấp
nhận được, được bảo vệ sức khỏe, được có nhà ở, được có công ăn việc làm, giáo
dục miễn phí, được trợ cấp sinh đẻ và nuôi con v.v…
Những
quyền này được ghi trong hai công ước đính kèm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập.
Điều chúng ta cần nói là hai loại quyền này đã từng bị đem ra đối chọi với
nhau, phủ nhận lẫn nhau thay vì bổ túc cho nhau như đáng lẽ phải thế. Thí dụ
như phong trào cộng sản và các chế độ cộng sản hứa hẹn một tương lai rất huy
hoàng, một thiên đường ở hạ giới trong đó mỗi người làm theo khả năng, hưởng
theo nhu cầu, mọi người đều sung túc và có của cải gần như ngang hàng với nhau.
Đó là những quyền được có và họ nhân danh những quyền được có mà họ chỉ hứa hẹn
nhưng không bao giờ thực hiện để phủ nhận những quyền căn bản. Họ cấm đoán bầu
cử tự do; người dân không được đi lại tự do ; không được phát biểu ý kiến;
không được kết hợp với nhau thành những hội đoàn hay đảng phái.
Tới
đây cũng phải nhấn mạnh một điều: nhân quyền và dân chủ chỉ là một. Rất nhiều
người đấu tranh cho dân chủ nhưng lại không chịu bỏ thì giờ tìm hiểu thế nào là
một chế độ dân chủ. Đây là dịp để chúng ta nhắc lại một cách cụ thể và chính
xác rằng một chế độ được coi là dân chủ nếu có ít nhất ba quyền sau đây:
-
Thứ nhất là quyền tự do ngôn luận và báo chí.
-
Thứ hai là quyền tự do kết hợp, nghĩa là tự do thành lập và tham gia các tổ chức
nghề nghiệp cũng như các tổ chức chính trị, hay các cộng đồng tôn giáo.
-
Thứ ba là quyền tự do bầu cử và ứng cử. Tức là được quyền tham gia ứng cử các
chức vụ công cử cũng như được quyền chọn lựa người đại diện của mình trong các
chức vụ công cử.
Cả
ba quyền này được định nghĩa trong Công Ước Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị.
Hai
điều 18 và 19 qui định quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và báo chí,
Điều
22 qui định tự do kết hợp.
Điều
25 qui định quyền tự do bầu cử và ứng cử.
Bạn
nào có thời giờ đọc lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập sẽ thấy trong những
điều tôi vừa nói trên đây, những điều qui định những quyền tự do căn bản, đều
có một câu giống hệt nhau. Câu đó viết như thế này: «Không thể có một hạn chế nào cho quyền này, trừ những hạn chế do luật
pháp qui định và cần thiết trong khuôn khổ của một nhà nước dân chủ để bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe của công chúng và tự do của người
khác.»
Nghĩa
là quyền này được qui định một cách rõ rệt trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ
Cập và hai công ước đính kèm. Chúng qui định rất rõ ràng ba quyền được dùng để
định nghĩa về một chế độ dân chủ. Thế thì dân chủ và nhân quyền chỉ là một
thôi. Dân chủ là nhân quyền trên qui mô quốc gia. Nhân quyền là dân chủ trên
qui mô cá nhân.
Một
số bạn mà tôi gặp thường nói: "tôi chỉ hoạt động nhân quyền thôi chứ tôi
không muốn tham gia hoạt động chính trị". Nói như vậy là sai. Vấn đề nhân
quyền trước hết là một cuộc đấu tranh chính trị cam go theo định nghĩa chính
xác của nó. Nhân quyền và dân chủ chỉ là một. Chỉ khác nhau trên qui mô áp dụng
mà thôi.
TQT: Ông vừa đề cập đến các quyền của con người.
Vậy cơ chế nào bắt buộc mọi người, mọi quốc gia, mọi định chế phải thực thi một
cách đúng đắn nhất những quyền mà người dân được hưởng như vậy?
NGK: Tôi thấy chúng
ta cần phải nhắc lại một lần nữa khái niệm chính đáng vì đó luôn luôn là cốt
lõi của mọi luật pháp.
Một
luật pháp cần phải có hai yếu tố thì mới là luật pháp:
Trước
hết nó phải đúng. Bởi vì, như Socrates đã nói, luật không đúng không phải là luật.
Nhưng đúng chưa đủ, luật còn phải được ban hành bởi một định chế có thẩm quyền.
Câu
hỏi về tính chính đáng cũng đặt ra cho Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập và hai
công ước đính kèm khi chúng ta đã gọi nó là luật quốc tế như bây giờ. Câu hỏi đặt
ra là người tuyên bố quyền đó có thẩm quyền hay không?
Cho
tới ít nhất là đến thế kỷ 18 các tôn giáo đã đóng vai trò quyền lập pháp trong
các chế độ quân chủ. Mười điều giáo lệnh là bộ luật dân sự đầu tiên mà Moses
nói là ông đã lên núi Sinai và được Thượng Đế ban cho mang về. Và bởi vì Thượng
đế là cao nhất, là tối thượng nên mọi người phải nghe theo. Thượng Đế đã nói,
và như thế là đã có sự chính đáng Cho đến thế kỷ 18 sự chính đáng thuần túy dựa
trên Thượng Đế. Và các tôn giáo đóng vai trò lập pháp trong xã hội. Cho đến
ngày hôm nay hiến pháp của Hoa Kỳ vẫn nói Thượng Đế sinh ra con người bình đẳng
với nhau và vì thế phải có quyền ngang nhau.
Cuộc
cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách mạng chống chế độ quân chủ, nhưng đồng thời
cũng là cuộc cách mạng ít nhiều chống lại Thiên Chúa Giáo. Nó phủ nhận vai trò
tối cao của Thượng đế, phủ nhận sự tuân lệnh Thượng đế. Vì thế trong bản tuyên
ngôn được gọi là "Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền" họ nói là các đại
biểu của nhân dân Pháp họp thành đại hội với nhau và quyết định như vậy. Họ cho
rằng các đại biểu của nhân dân có quyền quyết định. Thế nhưng như vậy có ít nhất
hai giới hạn:
-
Thứ nhất là nếu đại hội này có thể quyết định như vậy thì đại hội khác cũng có
thể quyết định khác đi
-
Thứ hai là nếu một đại hội nhân dân Pháp đã chấp nhận bản Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền thì một dân tộc khác như dân tộc Việt Nam, dân tộc Congo, dân tộc
Bỉ cũng có thể có một bản tuyên ngôn khác, và như vậy không có giá trị phổ cập.
Bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập mà chúng ta đang kỷ niệm lúc này – Bản Tuyên ngôn
đã được ký kết đêm hôm 10/12/1948 – lấy sự chính đáng dựa trên đại diện của các
dân tộc, của cộng đồng các quốc gia đại diện cho toàn thể nhân loại để khẳng định
các quyền cơ bản của con người. Tức là đông đảo các quốc gia tự nhận là đại diện
của nhân loại - nếu không phải là tất cả nhân loại thì cũng là phần lớn của
nhân loại- lấy quyền nhân danh nhân loại để ban hành các quyền cho cá nhân. Đó
là nền tảng chính đáng. Có lẽ cũng vì thế bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập có
một sự chính đáng mà không ai có thể phủ nhận.
Sự
chính đáng của bản Tuyên Ngôn Nhân quyền phổ cập là do các đại biểu của cộng đồng
các quốc gia đại diện cho toàn thể nhân loại tuyên bố nên nền tảng chính đáng của
nó có lẽ là rộng nhất và phù hợp nhất trong lúc này.
TQT: Xin cảm ơn ông Nguyến Gia Kiểng.
NGK : Xin cảm ơn ông Trần Quang Thành
NGK : Xin cảm ơn ông Trần Quang Thành
No comments:
Post a Comment