Wednesday, December 2, 2015

Trật tự thế giới trong thời đại của chúng ta? (Henry Kissinger)





Henry Kissinger
Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Posted on Dec 1, 2015

Lời người dịch: Trong việc định hình cho một trật tự thế giới mới, Henry Kissinger kết luận rằng theo đuổi quyền lợi quốc gia (theo kiểu Mỹ) và tuân thủ tinh thần trọng pháp trong hợp tác quốc tế (theo kiểu châu Âu) là điểm chính yếu. Thực ra, viễn kiến này chỉ đúng trong một chừng mực giới hạn.
Về mặt học thuyết, ông không nhận ra vai trò của các mạng lưới dân sự trong việc tăng cưồng hiệu năng phát triển cho các thể chế quốc nội và quốc tế; hiệu ứng lan toả của soft law trong tiến trình thành lập luật quốc tế. Về mặt thực tế, ông không hề đề cập đến vai trò năng động của châu Mỹ La tinh là một hậu phương chiến luợc của Hoa Kỳ.
Nếu đặt phần kết luận này trong bối cảnh quốc tế cực kỳ bất ổn và dồn dập như hiện nay: Pháp bị tổn thương, Liên Âu trên đà tan rã và văn minh phương Tây tàn lụn, thì Kissinger có hai thiếu sót chính:
Một là, bốn trụ cột nền tảng của các nước phương Tây là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự không còn đứng vững. Dù phương Tây có ý thức là phải cải cách toàn diện, nhưng suy trầm kinh tế kéo dài, nợ công chồng chất, khí hậu biến đổi khắc nghiệt, nạn khủng bố lan tràn nghiêm trọng, làn sóng di dân ào ạt và dân số lão hoá đáng ngại, tất cả trở lực này làm cho tình hình trầm trọng hơn.
Hai là, chính quyền ở các nước nghèo (như tại châu Phi) còn phải đấu tranh chống bất công xã hội, tham nhũng, bảo vệ môi trường, kiểm soát an ninh nội địa và gia tăng hợp tác khu vực và quốc tế. Chính quyền ở các nước độc tải (như tại Việt Nam) không muốn thay đổi chính thể trong khi dân chúng không quan tâm đến chính sự, nên triển vọng dân chủ hoá và phát triển càng bi quan hơn.


*
*

Henry Kissinger
Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Posted on Dec 3, 2015


Bài liên quan:



No comments: