Sống
và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ
quán Việt Nam chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày. - Hương Vũ
Từ xứ
Thái trở về, blogger Phạm Hồng
Phong có mang theo một câu chuyện làm quà. Dù đã cố nén hết
mọi “nỗi niềm,” giọng kể của ông vẫn khiến người nghe muốn ứa nước
mắt:
“Bay
chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất.
Gặp
một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành
cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn
nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
Khá
ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc - Cà Mau bị cảnh sát biển
Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù
3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về.
Cầm
vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên
Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy
bay.
Ngồi
hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha.
Để
được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok,
xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù...
Rổ
giá để được tự do:
-
Thuyền viên 12 -20 triệu/người,
-
Tài công 80 -120 triệu/người tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.
Tiền
vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua
và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng
thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150$~
3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành ĐSQ
cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình
mua trước đây 5 ngày có 1800 Bath ~ 1,2 triệu.
Được
tự do, anh em ai nấy đều phấn khởi, dù về nhà sẽ phải cày cuốc để trả nợ. Thấy
rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Anh em kể ở bên đó còn hàng trăm ngư
dân VN vẫn đang ngồi tù ở Songkhla, nhiều người không có tiền chạy nên ở tù mấy
năm chưa được về. Có ông cụ ở tù lâu, bị đánh đến nỗi mất trí nhớ không biết
quê mình ở đâu, gia đình cũng không có ai liên lạc, kể như sẽ ở đó cho đến chết.”
Ảnh: Facebook Phạm
Hồng Phong
Chuyện
kể của Phạm Hồng Phong, tính đến 9 giờ sáng ngày 29 tháng 11 năm
2015, được 4.357 lượt chia sẻ và 333 lời bình phẩm. Xin trích dẫn một
vài:
Chuối
Cả Vườn: ĐSQ ăn cơm ngư dân và cò trên lưng ngư dân ư? Bụng bảo dạ không tin
nhưng không thể.
Phuong
Nguyen: Bọn ĐSQ VN ở các nước chúng nó cũng là cò chứ là gì! Làm gì cho dân
cũng phải tiền, người gốc Việt cũng tiền. Chỉ có dân bản xứ là chưa dám thôi.
Thật chứ, dân VN ra nước ngoài muốn đc bảo vệ vẫn phải có tiền. Không ai can
thiệp cho. Các nước khác thì họ biết tiền họ xài là do dân trả nên bảo vệ dân
là trách nhiệm của họ nên họ làm hết sức mình.
Phạm
Chánh Nghĩa: Đ' biết có cái Đại Sứ Quán nào trên thế giới tuyệt vời như cái ĐSQ
Việt Nam! Này không nhỉ . Má nó , kinh khủng thiệt.
Nhà
Trọ Hà Hằng: Ngư dân đi biển bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải mà để người ta khổ thế à
mấy anh lãnh đạo? ĐSQ không giúp gì ư mà lại ăn Tiền vé đến 8 triệu của người
ta.
Nguyễn
Trần Hoàn: Đại sứ quán là nơi ăn bẩn đó bạn ơi, ở Hàn quốc còn khủng hơn nhiều,
giá đổi một cái hộ chiếu khi hết hạn không dưới 300usd, nếu bị mất hộ chiếu thì
càng khốn nạn hơn nữa.
Câu
chuyện làm quà của Phạm Hồng Phong, cùng những lời bình dẫn thượng,
khiến tôi nhớ đến bài viết (“Tình Đồng Hương Của Dũng Việt Nam”)
trên Tuổi
Trẻ Online của phóng viên Đình Dân:
“Ở
Philippines ngư dân ta đi biển gặp nạn được Dũng giúp đỡ rất nhiều’, ‘Không chỉ
những người Việt đi biển gặp nạn ở Philippines biết tới Dũng, mà thậm chí nhiều
thân nhân của họ đang sống ở quê cũng lưu trong điện thoại cầm tay cái tên Dũng
Việt Nam’... Đó là những thông tin mà tôi nghe được từ nhiều người dân ở đảo
Phú Quý. Và tôi đã có cơ hội gặp gỡ ‘Dũng Việt Nam’ nhân chuyến đi Philippines
viết về vụ 122 ngư dân bị giam giữ tại đây...”
“Chiều
23-8, trời Palawan vẫn mưa suốt. Sáng mai là ngày diễn ra phiên tòa xét xử 122
ngư dân nên chiều hôm đó những người từ Việt Nam qua ai cũng bận rộn lo giấy tờ,
thủ tục chuẩn bị hầu tòa. Anh Dũng cũng cuống cuồng vừa chạy xe vừa điện thoại
liên tục để hẹn các luật sư ở Philippines nhằm thiết kế các buổi gặp gỡ với các
luật sư từ Việt Nam qua. Vừa gặp luật sư xong, anh Dũng lại cùng anh Thoại - chủ
DNTN Long Hải Long - vào nhà tù để mang thuốc tây và một ít tiền bà con ở đảo
Phú Quý gửi cho người nhà của họ trong trại giam. Mưa to ướt hết áo, anh Dũng
phải mượn áo một thuyền trưởng mặc vào để chạy tiếp. Thay vội chiếc áo vừa mượn,
anh lại quay ngoắt chiếc xe ba bánh ra khỏi cổng nhà tù rồi nói vội: ‘Tôi chạy
ra tòa xin cái giấy cho anh em xuống tàu lấy gạo và quần áo’.
“Ngày
diễn ra phiên điều trần, từ sáng sớm anh Dũng đã ngồi trong chiếc xe ba bánh chờ
dưới đường. Anh bảo chờ đi cùng 115 ngư dân từ nhà tù ra tòa án. Nhìn những ánh
mắt âu lo qua song sắt của chiếc xe màu vàng bóp chặt khóa, anh Dũng ngậm ngùi:
‘Đồng hương mình cả. Mà toàn là ngư dân chân chất. Vợ con họ ở nhà mà thấy hình
ảnh này chắc không cầm lòng được...’.
“Nhiều
lần ngồi tâm sự, xen trong câu chuyện của những tháng ngày bị bắt trên đất
Philippines, các thuyền trưởng luôn kể về anh Dũng với vẻ hàm ơn. Ông Trần Hút,
người lớn tuổi nhất trong bảy thuyền trưởng, kể: “Những ngày đầu bị bắt lên
đây, chúng tôi vừa hoảng hốt vì không biết vì sao mình lại bị bắt, vừa lo lắng
vì không người thân thích, không biết đường sá, cũng không biết hải quân
Philippines nói gì. Chúng tôi cứ như người câm điếc, may mà có Dũng..”
“Một
số ngư dân ở Quảng Ngãi và Bình Thuận kể rằng từ năm 2004 đến nay, anh Dũng đã
giúp đỡ khoảng 30 nhóm ngư dân Việt Nam bị mắc nạn và trôi dạt vào vùng biển của
nước bạn. Anh nói anh giúp các nhóm ngư dân những việc như phiên dịch, làm cầu
nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, giúp ngư dân từ việc
làm giấy tờ cho đến đi chợ, mua card điện thoại..."
“Anh
Dũng nói có một câu chuyện mà anh sẽ chẳng bao giờ quên. Đó là vào đầu tháng 8 vừa
rồi. ‘Hôm đó đã 22g đêm. Trời mưa to gió lớn. Tôi đang cho mấy đứa con đi ngủ
thì nhận được điện thoại từ Việt Nam. Người đầu dây là anh Sơn - một chủ ghe ở
tỉnh Quảng Ngãi: Dũng ơi, làm ơn cứu nạn cứu khổ giùm. 12 ngư dân của tôi đang
đánh bắt ở vùng biển nước mình thì bị bão đánh chìm ghe. Họ điện về nói đã trôi
dạt mấy ngày nay theo hướng nam về vùng biển Philippines. Họ đang cố đu bám vào
thuyền thúng trôi dạt giữa biển. Anh nhờ người ở đó cứu giùm, không để đến sáng
mai lạnh quá họ chết hết”.
“Ngay
trong đêm, bằng tất cả mọi mối quen biết, anh Dũng xác định lại chính xác tọa độ
nơi 12 ngư dân bị nạn rồi lập tức cầu cứu hải quân Philippines...”
Anh
Dũng trong cuộc làm việc với luật sư Philippines - Ảnh: Đình Dân
Ủa,
cái ông Dũng này là ai mà sao rảnh rỗi và “bao la” dữ vậy cà? Xin
hãy nán đọc thêm một đoạn ngắn nữa, về người đàn ông Việt Nam vô
cùng nhân ái và tháo vát này:
“Một
lần khi anh Dũng đang mải miết phiên dịch cho các ngư dân ở tòa án đến nỗi quên
đi đón vợ, thế là vợ anh tự thuê xe chở cả bao dép bán dở đến tòa án tỉnh để
tìm. Lúc này tôi mới biết người đàn ông thông thạo ba thứ tiếng Việt, Anh,
Philippines này là một người bán giày dép trên hè phố...”
Anh
Dũng (thứ hai từ trái) làm phiên dịch trong buổi khám sức khỏe cho ngư dân - Ảnh:
Đình dân
Coi:
một người dân Việt lam lũ, vợ dại con thơ, đang lưu lạc nơi đất lạ xứ
người mà chăm lo cho những đồng hương của mình từ A tới Z (cung cấp tọa
độ nơi ngư dân bị bão đánh chìm thuyền cho hải quân Phi, tham vấn với
luật sư bản sứ, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa
phương, vào tù thăm non tiếp tế cho đồng bào đang bị giam dữ, rồi
cùng đi với họ ra toà...) như vậy thì các Toà Tổng Lãnh Sự và Đại
Sứ Quán VN làm gì?
Chỉ
làm... tiền thôi!
Chớ
họ còn có lựa chọn nào khác nữa đâu. “Sống và làm việc cách
công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Vn chỉ còn
cách cắn dép gặm không khí qua ngày.”
Bởi
vậy, đừng ngạc nhiên (và cũng đừng buồn) khi thấy trên trang mạng xã
hộ dân sự (Tôi & Sứ
Quán) có những dòng chữ rầu rĩ thế này đây:
Lãnh
sự quán Việt Nam tại San Francisco xin lỗi và hoàn trả tiền lạm thu sau khi một
thành viên Tôi và Sứ quán khiếu nại suốt 5 tháng.
Thành
viên Tôi và Sứ quán phản ánh lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa, Canada
tới các đại biểu quốc hội sau khi không nhận được phản hồi từ Bộ Ngoại giao Việt
Nam và các cơ quan có thẩm quyền.
Thành
viên Tôi và Sứ quán phản ánh tình trạng lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại
Paris tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Sứ
quán VN ở Bỉ “chưa sẵn sàng đối thoại.”
Ông
Đỗ Xuân Cang trước cửa Lãnh Sự Quán Việt Nam, tại thủ đô Praha, Tiệp
Khắc. Nguồn ảnh: ĐCV.
Ngay
tại Việt Nam mà qúi vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo
vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người
dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan
sứ.
02/12/2015
No comments:
Post a Comment