Diệu Thùy - Infonet.vn
06/10/15 12:04
Hiệp
định TPP được coi là một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21. Hiệp định
bao gồm 30 chương, không chỉ đề cập đến các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
mà còn cả những vấn đề mới như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước...
Hôm
qua 5/10, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a,
Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam, đã tuyên bố kết
thúc đàm phán TPP.
12 nước tham gia Hiệp định TPP
Việc kết thúc đàm phán hiệp định này với các tiêu
chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là
một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập
trên toàn khu vực.
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại
và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp
tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật;
hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư;
dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về
“các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình
về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ
và các điều khoản về thể chế.
Về
Thương mại hàng hóa
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm
thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ
hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với
hàng hóa nông nghiệp.
Việc tiếp cận mang tính ưu đãi thông qua Hiệp định
TPP sẽ làm gia tăng thương mại giữa các nước TPP với thị trường gồm 800 triệu
dân và sẽ hỗ trợ cho việc làm chất lượng cao tại tất cả 12 nước thành viên.
Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công
nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng
sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất.
Các Bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về
thực hiện như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được
hưởng các lợi ích về thuế quan.
Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế
xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với
hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các
bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới. Nếu các Bên TPP duy trì yêu cầu cấp
phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các Bên kia về những quy
trình không nhằm mục đích làm chậm sự lưu thông thương mại.
Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt
giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác. Các Bên TPP nhất trí
thúc đẩy cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp
xuất khẩu nông nghiệp, hợp tác trong WTO để xây dựng các quy định về tín dụng
xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối với xuất
khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực.
Dệt
may
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với
hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
tại một số thị trường của các nước TPP.
Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt
dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài
hơn do các Bên thống nhất. Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ
thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP
Để gỡ rối tình trạng “bát mỳ ống” của quy tắc xuất xứ
gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các FTA trước đó trong khu vực,
thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực và bảo đảm rằng các nước TPP sẽ là những người
hưởng lợi chính của Hiệp định hơn là các nước không phải là thành viên, 12 nước
Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một
hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.
Hiệp định TPP quy định về “cộng gộp” để các nguyên
liệu đầu vào từ một Bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một Bên khác nếu
được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP.
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công
thương) có 5 đặc điểm chính khiến TPP trở thành Hiệp định mang tính bước ngoặt
của thế kỷ 21:
Thứ nhất, tiếp cận thị trường một cách toàn
diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản
đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực
về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra
các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của
các nước thành viên.
Thứ hai, tiếp cận mang tính khu vực trong việc
đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất
và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu
quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy
các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở
cửa thị trường trong nước.
Thứ ba, giải quyết các thách thức mới đối với
thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh
tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển
nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền
kinh tế toàn cầu.
Thứ tư, bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan
đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm
rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi
quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.
Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định
mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành
viên.
Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát
triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên đều có thể
đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi
ích của Hiệp định.
Thứ năm, nền tảng cho hội nhập khu vực.
Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực
và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á -
Thái Bình Dương.
Diệu
Thùy
-------------------------
TIN
TRÊN BÁO VN :
Trưởng
đoàn đàm phán TPP: 'Thoả thuận với Mỹ đạt được vào phút chót' (VnEx 7-10-15) -- P/v Trần Quốc Khánh
Việt
Nam gia nhập TPP: Thách thức còn nhiều hơn cơ hội (VTC 6-10-15)
Hiệp
định lịch sử TPP đã chính thức hoàn tất
(Infonet 05/10/15)
-----------------
TIN
TRÊN BÁO CHÍ QUỐC TẾ :
Việt
Nam hi vọng gì ở TPP? Vietnam looks for
reform and investment boost from TPP deal (Financial
Times 6-10-15)
Nhật
thắng lớn: Japanese
leader hails trade deal, saying it will boost economy and entire region (Washington
Post 6-10-15)
Tàu
thua:Trans-Pacific
Trade Deal a Setback for China (Wall Street Journal 5-10-15)
TPP:
Con đường trước mặt: A
long road ahead for newly minted Pacific Rim trade agreement (Washington Post 5-10-15)
Sự quan
trọng về địa chính trị của TPP: The
geopolitical importance of the Trans-Pacific Partnership: At stake, a liberal
economic order (Brookings
13-3-15)
Kết
quả TPP: The
Trans-Pacific Partnership Negotiations Conclude (Cogitasia.com
5-10-15)
Krugman
cũng có vẻ xiêu lòng, cho TPP là tốt: TPP
Take Two ((N.
Y. Times 6-10-15)
(Theo Viet Studies)
No comments:
Post a Comment