Reuters
09.10.2015
Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Ash Carter trong một cuộc họp báo tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng
NATO ở trụ sở Liên minh, Brussels, Bỉ, ngày 8/10/2015.
Hoa
Kỳ đang xem xét việc đưa các tàu chiến vào gần khu vực các đảo nhân tạo của
Trung Quốc ở Biển Đông nhằm đưa ra dấu hiệu rằng Washington không công nhận các
yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực này, một quan chức quốc phòng Mỹ
cho biết hôm 8/10.
Tờ Financial Times trích dẫn lời một quan chức cấp
cao nói rằng, các tàu của Mỹ sẽ di chuyển trong vùng 12 hải lý, nơi Trung Quốc
tuyên bố chủ quyền lãnh hải xung quanh các đảo mà Bắc Kinh đã xây dựng ở quần đảo
Trường Sa trong vòng hai tuần tới.
Trong khi đó, trang tin Navy Times dẫn lời các quan
chức Hoa Kỳ nói rằng hành động này có thể diễn ra “trong vòng vài ngày”, nhưng
vẫn đang chờ được chính quyền Obama phê chuẩn.
Một giới chức quốc phòng Mỹ từ chối xác nhận bất cứ
quyết định nào đã được đưa ra, nhưng nhắc lại lời phát biểu tại buổi điều trần
trước Quốc hội hồi tháng trước của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear rằng
“tất cả các giải pháp đang được xem xét”.
Giới chức quốc phòng muốn được dấu tên cho biết:“Chúng
tôi đang xem xét vấn đề này”.
Về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói rằng Hoa Kỳ sẽ “bay, di chuyển bằng thuyền và hoạt
động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như các lực lượng Mỹ đang làm
trên toàn thế giới”.
Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về các hoạt động
bí mật trong tương lai của lực lượng hải quân.
Vào tháng Năm, lực lượng hải quân Trung Quốc đã đưa
ra 8 cảnh báo đối với phi hành đoàn của máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ
trong lúc Mỹ tiến hành các chuyến bay gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, theo
phóng viên CNN có mặt trên chuyến bay.
Trung
Quốc theo dõi chặt chẽ
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân
Oánh nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Năm rằng Trung Quốc đã chú ý đến
những thông tin về hành động của hải quân Hoa Kỳ, và rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ
đã duy trì “các trao đổi kỹ lưỡng” về vấn đề Biển Đông.
Bà Hoa nói: “Tôi tin rằng phía Hoa Kỳ đã cực kỳ rõ
ràng về nguyên tắc lập trường của Trung Quốc”, bà nói. “Chúng tôi hy vọng phía
Hoa Kỳ có thể xem xét một cách khách quan và công bằng về tình hình hiện nay ở
Biển Đông, và cùng với Trung Quốc, thực sự đóng vai trò xây dựng trong việc bảo
vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, ông đã nói với
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông “hết sức quan ngại” về các đảo khi
ông Tập thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Washington hồi cuối tháng
Chín.
Tại thời điểm đó, ông Tập nói rằng Trung Quốc có ý định
quân sự hóa các đảo, nhưng các nhà phân tích và quan chức Hoa Kỳ cho biết Trung
Quốc đã bắt đầu quân sự hóa các đảo và câu hỏi duy nhất hiện giờ là nước này đã
lắp đặt bao nhiêu vũ khí quân sự.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại
Thái Bình Dương cho biết, việc Trung Quốc đã phát triển các đảo, bao gồm cả việc
xây dựng đường băng quân sự, là “mối quan ngại lớn” và đe dọa khu vực.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội vào ngày 17/9,
ông Harris nói rằng Hoa Kỳ cần phải thách thức tuyên bố của Trung Quốc về lãnh
hải ở Biển Đông bằng cách tuần tra gần những hòn đảo nhân tạo và đã cân nhắc việc
đi lại trong phạm vi 12 dặm các hòn đảo này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết các khu vực ở
biển Đông. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ
quyền chồng chéo nhau tại khu vực này.
Các quan chức quân đội Philippines nói rằng, Trung
Quốc đã nhiều lần cảnh báo và yêu cầu máy bay quân sự của nước này ra khỏi khu
vực đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
.
TIN
LIÊN HỆ :
---------------------------------------------
8 tháng 10 2015
Hải
quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực
12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo,
cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố
chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc
ở Biển Đông.
Từ tháng Năm năm nay, đã có tin Hoa Kỳ sẽ điều tàu tới
khu vực tranh chấp, nhưng tới giờ mới có thông tin từ nhiều nguồn nói quyết định
thực hiện việc này có thể được đưa ra sớm.
Báo Financial Times dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên
nói chiếc tàu chiến đầu tiên có thể tới trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo
của Trung Quốc "khoảng hai tuần tới".
Nếu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ 2012 hải
quân Mỹ có hành động thách thức trực diện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở
Biển Đông thông qua hoạt động mà Lầu Năm Góc gọi là thực thi tự do hàng hải.
Hôm 6/10, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
- Đô đốc Scott Swift, phát biểu tại một hội thảo về hàng hải ở Australia rằng
"một số quốc gia" hành xử ngược lại với luật pháp quốc tế, rõ ràng
ám chỉ Trung Quốc.
Đô đốc Swift được hãng tin Reuters dẫn lời nói:
"Một số quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo và giới hạn không cần thiết
về tự do hàng hải trong các vùng kinh tế đặc quyền và tuyên bố chủ quyền không
phù hợp với [Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc]".
Đe dọa
tự do hàng hải
Hồi tháng Chín, 29 nghị sỹ Mỹ từ cả hai đảng Dân chủ
và Cộng hòa đã ký vào một bức thư kêu gọi điều máy bay và tàu hải quân qua
các đảo nhân tạo của Trung Quốc như một thông điệp mang tính biểu tượng nhằm
phản đối các hành động của Trung Quốc mà họ gọi là "gây đe dọa cho tự do
hàng hải và trật tự hòa bình thế giới được sắp đặt từ cuối Thế chiến
II".
Nhận định về thông tin mới nhất liên quan tới việc
điều tàu chiến vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo mà Trung Quốc xây cất, nhà
nghiên cứu về Biển Đông Hoàng Việt nói: "Thời gian vừa qua, chúng ta đã
chứng kiến nhiều chỉ trích đối với chính quyền Obama trong việc không có những
hành động kiên quyết với Trung Quốc".
Ông Việt nói với BBC: "Thông báo đưa tàu chiến
vào vùng 12 hải lý chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc không chấp nhận việc
sử dụng các đảo nhân tạo để nhằm thay đổi hiện trạng tại Trường Sa, trong đó
có việc muốn thay đổi tính chất pháp lý của các cấu trúc san hô này, nhằm tạo
nên các cơ sở cho việc yêu sách chủ quyền trên biển đông của Trung Quốc".
"Đồng thời, nó cũng tỏ rõ quyết tâm "xoay
trục châu Á" của chính phủ Mỹ, nhằm trấn an các đồng minh, cũng như các đối
tác trước các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nêu cao tinh
thần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển LHQ."
Tuy nhiên ông Hoàng Việt cũng cho rằng còn phải chờ
phản ứng của Trung Quốc và những gì diễn ra sau đó vì bất kỳ hành động nào như
vậy "sẽ dẫn đến những diễn biến mới trên Biển Đông và khu vực".
"Hoa Kỳ cũng không muốn đẩy tới tình trạng đối
đầu với Trung Quốc."
--------------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày 08-10-2015
Đăng ngày 08-10-2015
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151008-my-da-quyet-di-vao-12-dam-quanh-dao-nhan-tao-trung-quoc-o-truong-sa
Trong
hai tuần lễ sắp tới, Hải quân Mỹ sẽ cho tàu quân sự tiến vào vùng 12 hải lý
chung quanh một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới bồi đắp ở khu vực quần đảo
Trường Sa trên Biển Đông. Trên đây là tiết lộ của một quan chức Mỹ cao cấp, được
nhật báo Anh Financial Times tiết lộ ngày 08/10/2015.
Động thái này nhằm khẳng định lập trường của
Washington, không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực. Vấn
đề cho tàu hải quân áp sát các hòn đảo nhân tạo đã được giới chức quân sự Mỹ gợi
lên từ nhiều tháng nay. Nhiều nguồn tin trùng hợp đã xác nhận rằng Bộ Quốc
phòng Mỹ đã thúc giục Nhà Trắng bật đèn xanh cho chiến dịch được gọi là «
tuần tra vì quyền tự do lưu thông trên biển » này, nhưng chưa được.
Một trong những lý do khiến chính quyền Mỹ dè dặt,
chính là không muốn gây nên sự cố trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình vào hạ tuần tháng 9 vừa qua, trong bối cảnh giữa hai nước
đang có bất đồng nghiêm trọng trên hồ sơ Biển Đông.
Tuy nhiên, cử chỉ hòa hoãn của Washington đã bị Bắc
Kinh đáp trả bằng những hành vi khiêu khích công khai ngay trước lúc ông Tập Cận
Bình đặt chân lên đất Mỹ. Điển hình là vụ tàu chiến Trung Quốc thâm nhập vùng
lãnh hải Hoa Kỳ ngoài khơi Alaska vào đúng hôm Tổng thống Mỹ ghé thăm tiểu bang
này, và vụ chiến đấu cơ Trung Quốc cắt đường bay của máy bay tuần thám Mỹ trên
Hoàng Hải.
Bên cạnh đó, cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình
tại Nhà Trắng hôm 25/09 cũng không giúp được hai bên giảm bớt bất đồng trên vấn
đề Biển Đông, thậm chí trước đông đảo báo giới Mỹ và quốc tế, lãnh đạo Trung Quốc
còn thản nhiên bác bỏ những lời Mỹ chỉ trích Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở vùng
Trường Sa khi cho rằng vùng Biển Đông thuộc về Trung Quốc từ « ngàn xưa
».
Trong bối cảnh kể trên, Nhà Trắng chỉ có thể đáp ứng
yêu cầu của Hải quân Mỹ, và như tiết lộ của quan chức cao cấp Mỹ là việc tàu
quân sự Mỹ áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc sắp sửa diễn ra.
Câu hỏi đặt ra vào lúc này là tàu Hải quân Mỹ sẽ
thâm nhập vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo nào, trong số 7 đảo mà Trung Quốc
đã bồi đắp ? Đây là một vấn đề mà giới chức quân sự Mỹ cần phải cân nhắc vì các
thực thể địa lý mà Trung Quốc bồi đắp tại vùng Trường Sa có quy chế khác nhau
trước lúc bị biến thành đảo nhân tạo.
Nếu căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển,
thì bốn bãi ngầm Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Vành Khăn (Mischief), và Xu
Bi (Subi) trước lúc được tôn tạo, thuộc diện « bãi cạn lúc chìm, lúc nổi
– Low-tide elevations » cho nên chỉ được quyền có hải phận 500 mét bao
quanh.
Ba bãi còn lại là Đá Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập
(Fiery Cross) và Gạc Ma (Johnson) thì được xem là « đảo đá – rocks »,
có thể có lãnh hải 12 hải lý, nhưng không thể có vùng đặc quyền kinh tế.
Trong mọi trường hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển không công nhận đảo nhân tạo là một cơ sở để cho một nước đòi lãnh hải hay
vùng đặc quyền kinh tế, do đó Trung Quốc không có quyền viện dẫn quy chế đảo của
các thực thể vừa bồi đắp, để cản trở quyền tự do lưu thông của tàu thuyền các
nước khác.
Theo báo Nhật Bản The Diplomat hôm 04/10, rất có thể
là Mỹ sẽ chọn phương án tiến sâu vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các thực thể
như Xu Bi và Vành Khăn chẳng hạn, vì kể cả trong trường hợp hai thực thể này
thuộc chủ quyền của Bắc Kinh - điều đang trong vòng tranh cãi – với tư cách là
bãi cạn nửa chìm, nửa nổi trước lúc được bồi đắp – các cấu tạo địa lý này chỉ
được tối đa 500 mét bao quanh.
Và công việc đó cũng đủ để cho chứng tỏ một cách rõ
ràng là Mỹ bác bỏ các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc, một điều mà các nước
đang bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông đang chờ đợi. Câu hỏi đặt ra là liệu
các nước này có cùng hành động với Mỹ hay không ?
No comments:
Post a Comment