27.10.2015
Trung
Quốc đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn
đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.
Chính
quyền Bắc Kinh cho biết đã cảnh cáo và theo đuôi chiến hạm có trang bị tên lửa
dẫn đường của Hoa Kỳ hôm nay, 27/10.
Theo các quan chức Mỹ, trong chuyến đi kéo dài vài
tiếng đồng hồ, tàu USS Lassen đã tiến vào khu vực biển 12 hải lý tại bãi đá
Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Đây là bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm khẳng định quyền
tự do hàng hải ở biển Đông, trực tiếp thách thức Trung Quốc, và theo các nhà
quan sát, nhiều khả năng sẽ làm leo thang căng thẳng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã theo
dõi, theo đuôi và cảnh cáo chiến hạm USS Lassen khi tàu này tiến vào vùng lãnh
hải gần các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa một cách “trái phép” và không được sự
cho phép của Trung Quốc.
“Trung Quốc kiên
quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Sau đó, trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên
Lục Khảng của Bộ này nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục “gây căng thẳng trong khu vực”,
Trung Quốc có thể sẽ đi tới kết luận rằng nước này cần phải “gia tăng và tăng
cường khả năng phù hợp”.
Ông Lục không nói rõ việc tăng cường đó là gì, nhưng
cho biết ông hy vọng là Bắc Kinh sẽ không phải làm điều đó. Tuy nhiên, bình luận
của ông cũng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể tăng cường thêm nữa sự hiện diện
quân sự trên biển Đông. Ông này nói thêm:
“Trung Quốc hy vọng
sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, nhưng nếu
Trung Quốc phải đáp trả thì thời điểm, biện pháp và nhịp độ của sự đáp trả này
sẽ được quyết định dựa trên mong muốn và nhu cầu của Trung Quốc”.
Một quan chức quốc phòng của Mỹ được các hãng thông
tấn phương Tây trích lời nói rằng các chuyến đi trinh sát của tàu chiến Hoa Kỳ
sẽ được thực hiện thường xuyên và sẽ diễn ra trong vòng vài tuần nữa, và có thể
được tiến hành gần những nơi mà Việt Nam và Philippines đã xây dựng trên Trường
Sa.
Nhận định về hành động mới nhất của Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch một cơ quan nghiên cứu tư nhân mới thành lập có tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói rằng đây là “một chuyến đi mang tính biểu tượng để mà bảo vệ lợi ích của Mỹ về tự do hàng hải, và phục vụ cho việc ổn định cũng như giữ nguyên trạng biển Đông”.
Nhận định về hành động mới nhất của Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch một cơ quan nghiên cứu tư nhân mới thành lập có tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói rằng đây là “một chuyến đi mang tính biểu tượng để mà bảo vệ lợi ích của Mỹ về tự do hàng hải, và phục vụ cho việc ổn định cũng như giữ nguyên trạng biển Đông”.
Việt Nam chưa lên tiếng phản ứng sau khi Hoa Kỳ điều
tàu vào Trường Sa. Về sự dè dặt này, ông Trường nói thêm:
“Im lặng là đồng ý
còn gì. Mỹ có ở cạnh sát Trung Quốc mấy nghìn cây số đâu. Việt Nam là nước có
đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận
trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối,
còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì. Mỹ là cường
quốc, có sức mạnh, nên làm những chuyện đấy là làm được. Chứ ta, Việt Nam, chả
lẽ lại gây thêm những cái phức tạp cho Trung Quốc? Muốn ổn định là phải đi với Trung Quốc, và muốn
phát triển là phải đi với các nước lớn để dùng làm đòn bẩy trong quan hệ với
Trung Quốc. Và để phát triển kinh tế nữa thì phải đi với Mỹ, Nhật Bản,
EU và với Trung Quốc. Mình phải tính, phải dựa vào lý trí chứ không thể dựa vào
tình cảm được. Theo tôi, quan điểm chính thức của Việt Nam là rõ rồi. Việt Nam ủng
hộ tự do hàng hải, và bất cứ hành động nào duy trì hòa bình, ổn định và nguyên
trạng biển Đông. Và Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố là Mỹ sẽ hành động theo luật
pháp quốc tế. Việt Nam cũng chấp nhận là phải hành động theo luật pháp quốc tế.
Về cơ bản thì quan điểm của
Mỹ và Việt Nam là nhất trí với nhau. Chính quyền Mỹ người ta hiểu lập
trường của Việt Nam, cái vị trí địa chiến lược của Việt Nam là vô cùng khó, vô
cùng tinh tế, chịu sức ép rất lớn, hàng ngày, hàng giờ của Trung Quốc, thì mình
phải tính cho kỹ là ở chỗ đó. Việt Nam tính toán một cách có trách nhiệm, chứ
không phải là sợ Trung Quốc hay là không sợ Trung Quốc”.
Trong khi đó, Philippines, một trong các quốc gia
mạnh mẽ phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, hoan nghênh hành động
của Mỹ. Tổng thống Philippines tuyên bố:
“Việc Mỹ đi qua các
vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là
như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng
trên thực địa.”
Nhật
Bản, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với
Trung Quốc nhưng là trên biển Hoa Đông, một lần nữa lặp lại quan ngại về hành động
của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.
Khi được các hãng thông tấn hỏi về phản ứng đối với hoạt động của tàu khu trục USS Lassen, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để nhận các thông tin tình báo.
Khi được các hãng thông tấn hỏi về phản ứng đối với hoạt động của tàu khu trục USS Lassen, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để nhận các thông tin tình báo.
Trong khi đó, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Australia
nói rằng chính quyền Canberra mạnh mẽ ủng hộ quyền của mọi nước “về tự do
hàng hải, tự do bay bên trên biển Đông, theo luật pháp quốc tế”, nhưng nói thêm
rằng “Australia không liên quan tới hoạt động hiện thời của Hoa Kỳ ở biển
Đông”.
Tàu khu trục USS Lassen từng do Hạm trưởng người Mỹ
gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy từ năm 2009 tới năm 2010. Tàu này từng tới thăm Đà
Nẵng vào tháng 11/2009.
Lần cuối cùng tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực phạm
vi 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là năm 2012.
-----------------------------
27.10.2015
Tòa
Bạch Ốc mới công bố lịch trình công du nước ngoài của Tổng thống Barack Obama
trong tháng 11, nhưng không có tên Việt Nam, như kỳ vọng của nhiều người.
Theo lịch trình mới công bố, từ ngày 14 đến
22/11, Tổng thống Obama sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để dự hội nghị thượng đỉnh G20 trước
khi tới đến Philippines dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) và đến Malaysia dự Cấp cao Đông Á (EAS) trong khuôn khổ các cuộc họp cấp
cao ASEAN.
Thời gian qua, có nhiều đồn đoán rằng Tổng thống
Obama sẽ tới Việt Nam vào tháng 11, trùng thời gian diễn ra chuyến công du của
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mới nhất, trong lần tới thăm và phát biểu tại Hội Á
châu ở New York hồi tháng Chín, khi được hỏi là liệu ông Obama có tới thăm Việt
Nam vào tháng 11 hay không, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói:
“Thưa các bạn, việc
Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam thì ngài Barack Obama đã nhận lời mời của chúng
tôi, trong chuyến thăm năm 2013 [tới Mỹ của ông Sang], ngài đã nhận lời, và
trong chuyến thăm gần đây nhất của ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngài Obama
cũng đã nhận lời. Cụ thể thì do ngài Obama quyết. Các bạn có thể hỏi thêm ngài
Obama. Còn về phía Việt Nam, chúng tôi hết sức là mong muốn chuyến thăm của Tổng
thống Hoa Kỳ tới Việt Nam để nhằm mục đích tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn
nhau về chính trị giữa hai nước và thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện
mà tôi và tổng thống Obama đã ký kết vào năm 2013.”
Trong khi đó, báo chí trong nước dẫn lời các quan chức
cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã nhận lời mời tới thăm Việt
Nam. Tuy nhiên, thời gian cụ thể của chuyến đi này vẫn chưa được công bố.
Mới đây, một nhóm hơn 100 người Việt vừa ký tên vào
một bức thư ngỏ gửi cho chính phủ Việt Nam để phản đối chuyến thăm Việt Nam sắp
tới của ông Tập, cũng như kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ ý định đón tiếp” nhà lãnh đạo
Trung Quốc.
Bức thư đề ngày 15/10, và được phổ biến rộng rãi
trên mạng xã hội, có đoạn: “Chúng tôi, những
người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những
người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn
kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng”.
“Xây dựng nội lực
dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước
có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ
quyền đối với Trung Quốc”, bức thư viết tiếp.
No comments:
Post a Comment