Vào
năm 1990, tất cả tù tôn giáo cùng một số tù nhân chính trị từ trại Xuân Phước -
Phú Yên bị chuyển về K1, trại Xuân Lộc - Đồng Nai.
Thời
điểm này, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn (khối Đông Âu tan rã và bức
tường Berlin sụp đổ…), Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, vì thế chính sách “thù địch”
của CQCS Việt Nam đối với tù nhân chính trị và tôn giáo (CTTG) có phần “nới lỏng”.
Cai ngục đã thay đổi hẳn thái độ cư xử, họ tỏ ra ôn hòa và thân thiện hơn.
Đời
sống của tù nhân CTTG trở nên thoái mái. Mọi người có thể ra khỏi khu vực trại
giam để đi chợ mua hàng, miễn sao về trại trước giờ “cóp buồng” (1). Thậm chí một
số tù nhân có thể được ra ở “nhà lô” (2) để sinh hoạt và lao động. Ý nghĩ vượt
ngục ở đây không còn “hợp thời” nữa.
Cha
Trí được phân công các việc: trông giữ kho gạo của trại, kế đến được vào nhà bếp
làm “anh nuôi”, sau đó đổi sang việc coi giữ và nuôi cá. Vào thời gian này Ngài
đã vận dụng khả năng và kiến thức của mình để giúp đỡ mọi người.
Bằng
kiến thức y học, Cha Trí đã từng chữa khỏi bệnh một số người.
Với
số vốn về ngoại ngữ (Anh - Pháp - La tinh), Ngài được anh em bạn tù ví như cuốn
“từ điển sống” để đáp ứng cho những ai có nhu cầu tra cứu và học hỏi.
Về
đời sống tâm linh, Ngài cũng đã cảm hóa được một số giáo dân sống lân cận trở lại
Đạo.
Tình
yêu của Ngài đến với mọi người chưa được bao lâu, thì sóng gió bất ngờ ập đến.
Cai ngục vẫn chưa từ bỏ được cái ác để hướng về cái thiện. Lòng ích kỷ hẹp hòi
với bản chất thù địch của chúng đã trỗi dậy. Họ (cai ngục) cố dựng lên một kịch
bản “định mệnh” để hãm hại Cha Trí, một linh mục Dòng Đồng Công.
Năm
1993, vào một ngày nọ, ban giám thị trại tù “mời” Cha Trí đến phòng riêng để
làm việc. Trong suốt buổi làm việc, giám thị trưởng K1, Lại Xuân Hùng, chẳng
nói điều gì mới mẻ “ra hồn”, mà toàn những câu thăm hỏi sáo rỗng, đạo đức giả:
“Sao, lúc này anh Trí có khỏe không… anh cố gắng cải tạo cho tốt nhá để nhận được
sự khoan hồng…”
Trở
về “nhà”, Cha Trí phát hiện bên trong dường như có ai đó đã vào lục lọi mọi thứ,
Ngài vội đến chỗ cất tiền và sửng sốt khi thấy toàn bộ số tiền đã mất hết.
Xin
nói thêm: Theo qui định tù nhân không được gởi tiền vào sổ lưu ký (3) quá
500.000đ/tháng. Có nhiều gia đình vì ở xa, không có điều kiện đi thăm nuôi hằng
tháng. Họ muốn gởi thêm tiền mặt ngoài số qui định cho thân nhân đang ở tù. Vì
Biết Cha Trí là người thật thà, đáng tin cậy, nên họ đã nhờ Ngài cất giữ giùm,
hàng tháng sẽ lấy ra và gửi tiếp vào sổ lưu ký cho hợp lệ. Số tiền lớn mà Cha
Trí bị mất lúc bấy giờ hoàn toàn là của người khác.
Sau
sự việc đó, Cha Trí dự tính sẽ bồi thường lại số tiền cho những người đã gửi,
tuy nhiên Lại Xuân Hùng đã chớp lấy cơ hội, nhanh chóng ra “đòn hiểm” bất ngờ.
Bước
đầu Lại Xuân Hùng ra quyết định không cho Cha Trí ở “nhà lô”, mà phải trở về buồng
giam. Kế đến ông ta lợi dụng buổi sinh hoạt đầu tuần, theo qui định, dành cho tất
cả tù nhân trong trại K1 (gồm cả thường phạm). Ông ta liên tục buông lời nhục mạ
Cha Trí. Đồng thời kích động lên một số thường phạm đã gửi tiền trước đó, thay
phiên nhau “tố khổ” Ngài, không tiếc lời xỉ vả, cho Ngài là “kẻ tham lam, lừa đảo…”.
Tất cả chỉ vì mục đích muốn bôi nhọ hình ảnh của một vị linh mục.
Tuy
là linh mục nhưng Cha Trí vẫn mang thân phận xác phàm, nên không thể vượt qua
cú sốc quá lớn này. Không thể kiềm chế được nữa, Ngài đứng dậy và phản ứng lại
một cách mạnh mẽ, Ngài chỉ thẳng vào mặt Lại Xuân Hùng và nói lớn: “đồ lừa đảo,
chúng mày là quân ăn cướp…”
Diễn
tiến đã đi theo chiều thuận trong kế hoạch của bọn họ. Ngay lập tức Lại Xuân
hùng ra quyết định “kỷ luật nóng” (4) đối với Cha Trí, bằng hình thức cùm, giam
trong phòng cách ly.
Sau
lần đó, nhiều người thấy Ngài đôi lúc có những biểu hiện thất thường; quên trước
quên sau, hay nói nhảm và dễ cáu giận.
Có
đôi lần cai ngục vào phòng cách ly đề nghị Cha Trí ký biên bản kỷ luật. Không
những Ngài không ký mà gào lên: “quân khốn nạn… tổ cha chúng mày, thằng Lại
Xuân Hùng là quân ăn cướp.”
Kể
từ đấy, chứng bệnh của Cha Trí ngày càng nặng hơn, thường hay gào thét một
mình, nghe như đau xé cõi lòng: “Tụi mày hãm hại tao… Lại Xuân Hùng, mày là thằng
ăn cướp.” Hoặc có lời nói nghe khó hiểu: “tổ cha chúng mày, thằng Thảnh, thằng
Thành…”
Anh
em bên ngoài cảm thấy rất buồn khi nghe được âm vang đau lòng đó, thậm chí có
người đã rơi lệ xót xa cho thận phận của Ngài… “Cha Trí đã bị bệnh tâm thần rồi”.
Cha
Trí bị kỷ luật trong buồng cách ly tại K1 được 2 năm. Vì vẫn chưa thỏa mãn sự
thù địch, Lại Xuân Hùng “bồi thêm” một đòn mạnh tay hơn. Ông ta ra quyết định
“nâng cấp” kỷ luật đối với Cha Trí.
Năm
1995, Cha Trí bị giải về K2, và bị giam vào phòng “kỷ luật thép” (5). Tại đây
Ngài bị cùm chung phòng với Hòa Thượng Thích Thiện Minh và ông Nguyễn Hữu Cầu
(người tù thế kỷ).
Qua
lời kể của ông Nguyễn Hữu Cầu: “một Cha Trí nhưng tôi cảm nhận Ngài có
2 tính cách khác nhau trong ngày. Từ sáng đến chiều Ngài thường bị căng thẳng
nên tính cách thất thường, về chiều tối thì lại là một con người đích thực của
Ngài: ân cần, yêu thương luôn quan tâm đến mọi người.”
Có
lẽ lúc đó do được gần gũi với người thân quen nên bệnh tình của Cha Trí có phần
thuyên giảm, ông Cầu cho biết thêm: “Đêm đêm Ngài hay cùng mọi người ôn
lại những vần thơ cũ, có những lúc Cha cùng mọi người làm thơ, đặc biệt luôn
dành ra từ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày để cầu nguyện.”
Thời
gian “thanh thản” của Ngài cũng chẳng được bao lâu, bỗng một ngày căn bệnh lại
tái phát. Từ đó trở đi Ngài thật sự đã không còn là chính mình nữa.
Năm
1998, Cha Trí và một số anh em được xả kỷ luật và tham gia vào đoàn tù nhân “di
cư” vào K3 trại tù Xuân Lộc. Ngài bắt đầu trở nên ít nói hơn, và lạnh nhạt với
mọi người, không muốn giao tiếp với ai, ngoài người anh em yêu mến, Thầy Sáu
Nguyễn Viết Huân (nay là linh mục Nguyễn Thiện Phụng của Dòng Đồng Công).
Mặc
dù Cha Trí không còn tỉnh táo như trước đây, nhưng tất mọi người đều dành cho
Ngài sự yêu thương và mến phục.
Ngài-
Một linh mục Dòng Đồng Công đã sống vì tình yêu, vì Thiên Chúa, tận hiến cả đời
mình cho lý tưởng cao cả.
Ông
Nguyễn Hữu Cầu cũng đã tặng riêng cho linh mục Phạm Minh Trí cùng anh em bài
thơ:
“Nhờ
ơn Đức Mẹ nhiệm mầu.
Đêm
đêm con vẫn nguyện cầu cậy trông.
Tạ
ơn Dòng Mẹ Đồng Công.
Đã
sinh ra những tấm lòng vị tha.
Bạo
quyền giam giữ Thầy Cha.
Cha
Thầy vẫn cứ chan hòa tình thương.
Giúp
người vượt thoát tai ương.
Giúp
con khắc phục đoạn trường nhiêu khê."
Cha
Trí được trả tự do vào năm 2003, và hiện nay Ngài đang an dưỡng tại Dòng Đức Mẹ
Dòng Đồng Công, số 521, tỉnh lộ 43, Phường Tam Phú, Q. Thủ Đức, T/P HCM. Hiện
nay sức khỏe của Ngài rất yếu và được anh em trong Dòng Đồng Công ngày đêm tận
tình chăm sóc.
Dòng
Đức Mẹ Dòng Đồng Công - nơi Cha Trí đang được điều dưỡng
(Hết)
12/10/2015
__________________________________
Chú
thích:
(1)
Cóp buồn: Khóa cửa buồng giam
(2)
Nhà lô: là “nhà giam” được xây cất tạm bợ ngoài hiện trường lao động, nó nằm
ngoài khu vực giam giữ nhưng vẫn nằm trong vành đai của trại tù. Đặc biệt nó được
dành để giam những tù nhân được tin tưởng. Nơi đây tù nhân có thể tiếp xúc được
với người dân bên ngoài.
(3)
Sổ lưu ký: Trong trại, tù nhân không được phép sử dụng tiền mặt. Do đó người
nhà muốn gửi tiền vào cho tù nhân tiêu sài, thì số tiền đó sẽ gửi trực tiếp cho
cai ngục có trách nhiệm, đồng thời nó được lưu vào sổ “lưu ký” và mọi sinh hoạt
chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay trên sổ này.
(4)
Kỷ luật nóng: Thông thường cai ngục muốn kỷ luật ai thì phải lập biên bản và
thông qua một số thủ tục rồi trình lên ban giám thị ký tên. Còn “kỷ luật nóng”
là kỷ luật trước lập biên bản sau. Nói nôm na là “tiền trảm hậu tấu”.
(5)
Kỷ luật thép: là cách gọi của người tù. Hình thức kỷ luật có nhiều cấp độ khác
nhau nặng hay nhẹ, và “kỷ luật thép” là mức cao nhất trong các hình thức kỷ luật.
----------------------
Ngày
29/08/2001, tôi được giải về K3, trại giam Xuân Lộc - Đồng Nai, sau đó được
chuyển vào khu giam riêng dành cho tù nhân chính trị và tôn giáo. Nơi đây, mọi
người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong sinh hoạt, để tôi sớm
thích nghi với môi trường “đọa đày” mới.
Ngay
từ ngày đầu tiên tôi đã chú ý tới một người khoảng ngoài 60, ông có những hành
động và thái độ rất kỳ lạ.
Dáng
người ông hơi gầy, mái tóc bạc phơ, nụ cười rất tươi và gương mặt phúc hậu. Ông
lui cui sắp xếp các vật dùng quanh chỗ của mình, không màng tiếp chuyện với ai.
Thỉnh thoảng ngồi nhìn vào chốn “vô định” và cười khúc khích thật vô tư. Đặc biệt,
trong lúc cười đôi mắt của ông hiện ra nét ưu tư, buồn bã. Qua tìm hiểu, tôi được
biết ông mắc bệnh tâm thần từ vài năm trở lại đây. Tuy là vậy, nhưng hầu hết mọi
người trong khu giam này đều kính trọng và gọi ông là Cha Trí.
Cha
Phạm Minh Trí, linh mục của Dòng Đồng Công, bị bắt cùng một số anh em của Dòng
vào năm 1987 và “nhận” mức án 20 năm tù giam.
Tu
sĩ Dòng Đồng Công bị đàn áp, giam cầm
Dòng
Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc tên quen gọi là Dòng Đồng Công được thành lập theo
Giáo Luật vào ngày 2/2/1953 tại Xứ Liên Thủy, Giáo Phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định,
nhằm mục đích đào tạo các linh mục, tu sĩ thánh thiện phục vụ công cuộc truyền
giáo và Phúc Âm hoá dân tộc, do linh mục Đaminh Maria Trần Đình Thủ sáng lập, đồng
thời Ngài cũng là bề trên đầu tiên của Dòng.
Cha
Đaminh Maria Trần Đình Thủ (29.11.1906 -
21.06.2007)
Dòng
Đồng Công kể từ khi được thành lập đến nay, đã trải qua biết bao thăng trầm khổ
nạn.
Năm
1954, trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia cắt, Cha bề trên Trần Đình Thủ đưa
Dòng di cư từ Bắc vào Nam và đã tạm trú ở nhiều nơi. Cuối cùng được sự sắp đặt
của Thiên Chúa, vào năm 1956 Dòng tìm được nơi định cư tại Giáo xứ Châu Bình,
Tam Hà, Thủ Đức, Gia Định, thuộc Giáo phận Sài Gòn.
Ngày
2/6/1975, Cha bề trên Trần Đình Thủ và hơn 50 anh em của Dòng bị nhà cầm quyền
Cộng Sản (CQCS) bắt bỏ tù tại Di Linh, Lâm Đồng.
Ngày
29/04/1977 Cha Thủ được trả tự do, tuy nhiên toàn bộ bất động sản tại tỉnh Lâm
Đồng đã bị CQCS chiếm đoạt hết.
Mọi
việc không dừng lại ở đó, vào giữa tháng 5/1987 Dòng Đồng Công phải gánh thêm một
biến cố đau thương khác. Rất nhiều tu sĩ của Dòng cùng Cha bề trên Trần Đình Thủ
bị CQCS bắt bỏ tù và qui chụp vào các tội danh: “Tàng trữ vũ khí trái phép; khủng
bố và âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”. Đa số đều bị kết án với mức án 20 năm và
chung thân. Một lần nữa hầu hết tài sản của Dòng Đồng Công bị cướp trắng.
Được
biết, sau khi bị kết án Cha bề trên Trần Đình Thủ và anh em của Dòng Đồng Công
bị tách ra và chuyển đến nhiều trại tù khác nhau.
Cha
Trí qua lời kể của Hòa Thượng Thích Thiện Minh
Hòa
Thượng Thích Thiện Minh, người bị CQCS kết án chung thân, đã từng bị giam cầm
và gần gũi với Cha Trí cùng một số tu sĩ của Dòng Đồng Công, qua hai trại tù,
trại A20, Xuân Phước - Phú Yên (1987-1990) và trại Z30A, Xuân Lộc - Đồng Nai
(1990-2005).
Hòa
Thượng cho biết, trại tù A20, Xuân Phước - Phú Yên, được mệnh danh là trại
thung lũng tử thần, nơi đây đã cướp đi nhiều sinh mạng của tù nhân chính trị và
tôn giáo.
Chính
sách được áp dụng cho tù nhân chính trị và tôn giáo vô cùng dã man.
Mỗi
tù nhân bị “trừng phạt” bằng hình thức lao động khổ sai. Không phân biệt già
hay trẻ, sức khỏe tốt hay xấu đều “lãnh nhận” công việc nặng nhọc với mức khoán
như nhau: Vào rừng đốn củi; vác đá, vác đất; đào ao nuôi cá…
Cha
Trí được phân công vào tổ đào ao nuôi cá, và làm bên khâu vận chuyển đất được
đào từ dưới trủng mang lên bờ.
Có
lần trời đang nắng gắt mà cai ngục liên tục thúc ép tù nhân làm việc cho kịp
"tiến độ". Do sức khỏe của Cha Trí đã cạn kiệt, lại bị ép làm việc
thêm nên Ngài đã ngất xỉu ngay trên hiện trường. Sau đó nhờ anh em tù tạm gác mọi
công việc lại để sơ cứu, linh mục mới tỉnh lại. Điều đáng nói, sự việc tương tự
như thế diễn ra rất nhiều lần. Ngất xỉu rồi lại sơ cứu…
Hòa
Thượng Thích Thiện Minh ủng hộ chiến dịch Nhân Quyền 2015
Hòa
Thượng Thích Thiện Minh nói: “Họ (cai ngục) căm thù các tôn giáo đến thế
sao?!. Một tu sĩ tuổi tác đã cao, sức lực không còn vậy mà họ vẫn không tha, thật
tàn nhẫn. Không lẽ họ (cai ngục) muốn “tiêu diệt” hết những tu sĩ có tư tưởng đối
nghịch với Đảng Cộng Sản họ mới hài lòng hay sao?!”
Trong
công việc là thế, Cha Trí bao giờ cũng sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng với anh
em, không hề ca thán.
Trong
sinh hoạt, Cha Trí cũng như các anh em Dòng Đồng Công luôn quan tâm, giúp đỡ mọi
người bằng hết khả năng của mình. Ngài và anh em của Dòng thường xuyên chia sẻ
phần ăn của mình đến những anh em kém may mắn. HT Thích Thiện Minh tự bạch: “chính
bản thân tôi cũng từng có những buổi cơm chay ăn lót dạ khi đói là nhờ Cha Trí
mang đến”.
Mỗi
khi đến đợt thăm nuôi, Cha Trí thường được về buồng giam sớm, Ngài luôn tranh
thủ thời gian rảnh của mình để lau dọn buồng giam, thậm chí còn chà rửa từng
đôi dép cho mọi người.
Hòa
Thượng Thích Thiện Minh đã viết những vần thơ để bày tỏ lòng tri ân cũng như sự
cảm phục đức hy sinh của các anh em Dòng Đồng Công.
“Ngày
Lễ Noel Chúa giáng Sinh.
Nơi
nơi mừng đón phút thanh bình.
Nhiều
người tôi Chúa còn lao lý.
Lắm
kẻ chăn chiên chốn nhục hình.
Tâm
niệm trầm tư hồi quán tưởng.
Tỏ
lòng cung kính nguyện cầu kinh.
Thánh
Ngôn lời đọc còn răn dạy.
Kính
Chúa yêu người trọn đức tin.”
(Còn
tiếp)
07/10/2015
No comments:
Post a Comment