An Thanh Lương
Posted 19.03.2015 by Lương Kháu Lão
Thủ đô Hà Nội được mọi người trong và ngoài nước
yêu thích vì có nhiều cây xanh. Nhiều cây trồng đã có trên trăm tuổi
thuộc loại cây di sản . Nhiều cây quý gắn liền với tuổi thơ của
nhiều thế hệ người Hà Nội như cây Sấu, cây Nhổi, cây Sưa, cây Sứ.
Không phải chỉ có con người yêu qúi cây cối mà chim chóc cũng bảo
nhau tìm về hàng cây Sao trên phố Lò Đúc làm tổ và ra đời cái tên
dân dã đáng yêu “ Bang cò ỉa”. Trên các con phố Tây Trần Phú, Lê Hồng
Phong , Điện Biên Phủ, sẽ ra sao nếu các biệt thự do người Pháp xây
dựng thiếu vắng bóng mát của các hàng cây ?
Cây xanh là lá phổi của thành phố. Chất diệp lục
của nó không chỉ làm mát mắt con người khi trời nóng nực mà còn
làm nhiệm vụ sản sinh O xy, và thanh thải khí cacbonic giúp cho không
khí trong lành. Vì thế người ta ví cây xanh là lá phổi của thành
phố.
Và cũng vì thế không hiểu vì sao, ai đề
xuất và Hội đồng nhân dân lại đồng ý thực hiện gấp gáp một kế
hoạch quái gở “chặt 6700 cây trên 190 tuyến phố” . Cứ tưởng vì làm
đường sắt trên cao người ta phải chặt gấp hàng Xà cừ trên đường
Nguyễn Trãi để rồi mùa hè này dân phố và người đi đường tha hồ
được giãi nắng . Thì ra người ta chủ trương chặt bỏ hàng ngàn cây
xanh trên 190 tuyến đường của Thủ đô yêu dấu “một thời đạn bom,
một thời hòa bình” . Đạn bom gắn liền với tội ác đã từng chặt đứt
nhiều cây quý cổ thụ của Hà Nội. Bây giờ, chính những “đầy tớ” của
nhân dân Hà Nội không thèm hỏi ý kiến các “ông chủ” đã lại đang gây
tội ác chặt hàng ngàn cây xanh phải mất năm sáu chục năm mới được
như thế.
Mấy hôm nay , đi trên các con phố Hà Nội, nhìn
những tấm ảnh các khúc gỗ bị công nhân công ty cây xanh cưa nằm ngổn
ngang mà lòng đau xót muốn băm vằm một cái gì đó. Nhưng hỡi ôi
! Đây lại là một chủ trương có tính toán của thành phố . Họ không
nghĩ rằng họ đang hủy diệt sức sống mãnh liệt của thành phố, hủy
diệt người dân và hủy diệt chính họ và gia đình của họ một cách
từ từ .
Không thể biện luận rằng hàng cây Xà cừ rễ nổi,
dễ đổ có thể phá hoại các công trình giao thông khác . Đúng là
như vậy. Mỗi năm bão to làm đổ vài chục cây Xà cừ . Nhưng đổ cây nào
thì trồng thế cây đó chứ tôi thách thằng nào dám chặt ba hàng
Xà cừ trên phố Hoàng Diệu đã có trăm tuổi do người Pháp trồng đó.
Cả trăm năm nay trải qua cả trăm cơn bão đã thấy cây Xà cừ trên con
phố này bị đổ ?Nó sẽ làm trơ khấc cái Trụ sở Quốc hội vuông vức vừa
xây xong và giãi nắng luôn cái di sản Hoàng thành Thăng Long trống
rỗng.
Tôi đã sang Roma thủ đô nước Ý và mê mẩn với hàng
cây được dùng thang máy để cắt gọn vuông vức như ta cắt gọn cây thế
ở nhà. Nhưng người ta đã quy hoạch như thế cả trăm năm nay rồi. Bây
giờ ta đã chót trồng lem nhem thì phải chấp nhận lem nhem thôi. Tôi
đồng ý phải cải tạo, chết cây nào trồng lại cây đó. Phải giữ cho
lá phổi lúc nào cũng sung sức chứ ai đời lại ra tay chặt trụi
thùi lụi cả một tuyến phố để rồi trồng một loại cây khác mà hàng
chục năm sau có khi các vị ra quyết định hôm nay đã chết ngóm từ đời
nào rồi.
Mẹ cha cái tư duy nhiệm kì chết tiệt. Nó không
mang lại vinh danh cho những quyết định sai lầm mà mang lại tiếng chửi
ngàn năm của hậu thế . Vừa đọc một bài báo giải thích Thế là Thay,
còn Thảo là Cây. Thay cây là Thế Thảo. Ý muốn chỉ đích danh người
chịu trách nhiệm đốn ngã 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố chính là
chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo cho dù người kí quyết định
có thể là Phó chủ tịch phụ trách đô thị Nguyễn Quốc Hùng.
Lịch sử Hà Nội sẽ ghi thế nào vào lí lịch của
nó với hai nhân vật này? Tôi mong muốn các phóng viên quay phim ,
nhiếp ảnh hãy nhanh tay nhanh chân lên , hãy chạy đua với thời gian để
sớm có những thước phim phản ánh nóng hổi về cuộc tàn sát cây xanh
Hà Nội, một vết nhơ của lịch sử 1010 năm Hà Nội.
An Thanh Lương
---------------------------------
TIN LIÊN QUAN :
Thư
ngỏ của các Tổ chức và Công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6.700
cây xanh (BA SÀM) 19/03/2015
Nhân
chuyện Hà Nội bức tử 6.700 cây xanh nhớ truyện Tấm Cám: Chặt cây giết người rước
họa vào thân! (Bình Luận Án) 19/03/2015
"Cộng
đồng mạng tìm cách "cứu" 6.700 cây xanh Hà Nội" (Tuổi
Trẻ) 19-3-2015
No comments:
Post a Comment