30.03.2015
Từ
Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca đến Mourning Headband for Hue: An
Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968 của dịch giả Olga Dror: Hồi ký
[account] hay truyện ký [fictionalized account] liên quan đến Văn học Miền Nam
và cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế?
“Tôi
thề sẽ không bao giờ im lặng khi nào và chỗ nào con người phải cam chịu đau đớn
và tủi nhục. Chúng ta phải chọn một bên. Thái độ trung lập giúp kẻ đàn áp chứ
không bao giờ giúp nạn nhân. Thái độ yên lặng khuyến khích kẻ khủng bố chứ
không khích lệ gì người bị khủng bố …”
- [Elie Wiesel, sống sót nạn Holocaust, trích trong bài diễn văn nhận giải Nobel về Hòa bình, 10 tháng Chạp, 1986]
- [Elie Wiesel, sống sót nạn Holocaust, trích trong bài diễn văn nhận giải Nobel về Hòa bình, 10 tháng Chạp, 1986]
Từ trái, dịch giả
Olgar Dror trong buổi nói chuyện về quyển Mourning Headband for Hue, ngày 25
tháng 2, 2015 tại Đại Học UC Berkeley.
Trên bàn thuyết trình là Giáo sư Peter Zinoman (Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc Đại học UC Berkeley) và nhà văn Nhã Ca
Trên bàn thuyết trình là Giáo sư Peter Zinoman (Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc Đại học UC Berkeley) và nhà văn Nhã Ca
I-Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca và cuộc giới thiệu
bản dịch với cộng đồng ngoại quốc qua Mourning Headband for Hue: An Account
of the Battle for Hue, Vietnam 1968 của dịch giả Olga Dror
Tháng
chín 2014, Nhà xuất bản Đại học Indiana University Press, Bloomington, tiểu
bang Indiana, cho phát hành cuốn Mourning Headband for Hue: An Account of
the Battle for Hue, Vietnam 1968 do giáo sư kiêm dịch giả Olga Dror thuộc
phân khoa Sử học, Đại học Texas A&M University, tiểu bang Texas, dịch sang
Anh ngữ từ cuốn Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca.
Ngày
25. 2. 2015, Đại học UC Berkeley, tiểu bang California, tổ chức một buổi ra mắt
sách với sự có mặt của cả tác giả lẫn dịch giả. Bài nói chuyện của Nhã Ca đã được
in lại trên nhật báo Việt báo Kinh tế. Trước đó, toàn bộ 50 trang "Lời giới
thiệu của dịch giả" [trang xv-lxv, sđd, Anh ngữ] cũng đã được Huỳnh Kim
Quang dịch sang Việt ngữ.
Nguyên
bản và bản dịch Giải khăn sô cho Huế [GKSCH] đã được vài học giả hay sử
gia Hoa Kỳ chuyên về lịch sử và văn hóa vùng Đông Nam Á và Việt Nam khen ngợi một
cách nhiệt tình. Giáo sư Shawn F. McHale (1) cho rằng, trong toàn thể số sách về
trận chiến Việt Nam, rất ít cuốn được viết bằng kinh nghiệm của người dân, một
thứ kinh nghiệm dã man, hung hãn và thảm khốc. GKSCH–một hồi ký bỏng sém và
không khoan dung mà tác giả của nó cũng là một chứng nhân đã là một minh chứng
thống khổ cho thực tế ấy (2).
Tương
tự, giáo sư/dịch giả Peter Zinoman (3) trong ngày giới thiệu bản dịch này tại
UC Berkeley [Đại học California tại thành phố Berkeley] cũng đồng ý với giáo sư
McHale rằng đó là một cuốn hồi ký:
Cái nhìn của một người
dân miền Nam bị kẹt giữa làn đạn của quân cộng sản chiếm thành phố này ba tuần
lễ và sự phản công giành lại kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng
hòa. Hồi ký của Nhã Ca còn là chứng liệu về lực lượng võ trang Việt Cộng đã giết
thường dân trong những khu vực họ chiếm đóng. [Bùi Văn Phú, " Sách về Mậu
Thân ra mắt độc giả Mỹ", http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/03/150301_giai_khan_so_cho_hue_in_englis]
Trong
khi đó, Nhã Ca, tác giả của nó, cũng tái khẳng định tính chất trung thực của hồi
ký này qua lời phát biểu trong ngày ra mắt sách tại Đại học UC Berkeley như
sau:
Là người
sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết ‘Giải Khăn Sô cho Huế’. Đây không
phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật,
chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao
viết vậy…"
[Nhã
Ca, "47 Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC
Berkeley: Bài nói chuyện tại UC Berkeley vào ngày 25. tháng 2. 2015". Đăng
trên Việt Báo Kinh tế ngày 28. 2. 2015, http://vietbao.com/p112a234271/47-nam-sau-vu-tan-sat-tet-mau-than-giai-khan-so-cho-hue-toi-uc-berkeley]
Tiếp
đó, dịch giả Olga Dror cũng có chung một nhận định: bà lập lại nhiều lần quan
điểm ấy của tác giả trong Bài Giới thiệu dẫn vào cuốn sách (4):
Tất cả con người và sự
kiện trong tác phẩm này đều thực. Nhã Ca cũng là chứng nhân các sự kiện mà bà
diễn tả hay nghe về chúng từ những người bà đã gặp trong thời gian trải nghiệm
cực kỳ đau khổ. Nó là sự miêu tả hay là tập hợp của những miêu tả được viết ra
trong sự tỉnh giác của những sự kiện bi thương[... ] Mục đích của Nhã Ca
là mang sự kiện này phô bày ra, để nhắc nhở những hung bạo đã tàn hại thành phố
Huế, dân Huế và gánh trách nhiệm. Miêu tả của bà về các sự kiện không bóng bẩy
chút nào nên không có sự lừa dối sự thật và vì vậy đây là một trong những giá
trị lớn nhất[...] Nó không phải là cuốn tiểu thuyết, không là tác phẩm hư cấu,
mà là cuốn sách mô tả không bóng bẩy về các sự kiện như được chứng kiến qua cặp
mắt của tác giả và những người chung quanh bà vào lúc đó. Nó cho chúng ta “những
bức ảnh chụp tức thì” của cuộc sống bị hủy hoại và vỡ nát ở thời điểm Trận Tấn
Công Tết.
[Olga Dror-Huỳnh Kim Quang dịch, sđd]
Bởi
thế, Olga Dror đã xác quyết về GKSCH một cách mạnh mẽ và rất không dè dặt rằng
(5):
Tác phẩm
mà bạn sắp đọc [...] là một bản tường thuật về các sự kiện đã được chứng kiến
qua đôi mắt của tác giả và những người dân khác bị kẹt trong cuộc tấn công vào
thành phố Huế trong khoảng từ ngày 30 tháng giêng tới ngày 28 tháng 2, 1968 [trang
ix]
Hy vọng
rằng những sự kiện này và các yếu tố khác sẽ giúp bảo toàn GKSCH như một tài liệu
trung thành với nền văn hóa và quãng lịch sử của thời chiến tranh Việt Nam ấy
và để đặt nó vào (vị trí) của một văn kiện cần thiết cho việc tìm hiểu rõ ràng
hơn về cuộc tấn công Tết (Mậu Thân) rồi cả cuộc chiến này nữa xuất xứ từ một tiếng
nói đương thời [trang
xii].
[Olga
Dror, sđd-Nguyễn Tà Cúc dịch]
Nhưng
chính vì thế, chính vì GKSCH nằm trong một khung cảnh chính trị và thời điểm
chiến tranh, người viết đã chú ý đến một vấn đề thập phần quan trọng khác: vấn đề sự thật trong lịch sử, một
vấn đề mà chính Dror cũng đã kêu gọi khi chọn cuốn sách này để phiên dịch. Những
người như người viết– nghĩa là những người tạm cho là đã có đủ chứng cớ để đặt
vấn đề nghiêm trọng về thể loại [ký hay truyện] của cuốn GKSCH — không nêu vấn
đề nghiêm trọng này ra chỉ đơn giản vì Nhã Ca không chống Cộng đủ hay không chống
Cộng theo ý mình, mà vì hậu quả đương nhiên là văn chương không phải là một
chỗ để ngụy tạo lịch sử khiến sự hư cấu lại được đánh tráo hay tán dương nhiệt
liệt như hoặc hơn sự thật. Qua mấy lần biên tập, ngoài mấy thay đổi liên
quan trực tiếp đến tư cách nhân chứng của tác giả, tác phẩm này lại còn có vài
người hầu như được nêu đích danh để bị mô tả hay ám chỉ là những kẻ khủng bố một
cách man rợ hoặc sát nhân một cách bệnh hoạn trong một biến cố có một không hai
trong chiến tranh Việt Nam: cuộc thảm sát tại Huế, Tết Mậu Thân.
II-Mourning Headband for Hue, hồi ký ["an
account"], theo Olga Dror hay Giải khăn sô cho Huế, "tập truyện
ký" [a fictionalized account], theo Nhã Ca?
Trước
đây, từ những năm 1969 [GKSCH xuất bản lần thứ nhất], 1971 [tái bản tại Sài
gòn], 1973 [trả lời ký giả Markham, The New York Times] hay mới đây, 2008 [tái
bản tại Hoa Kỳ], Nhã Ca đã nhân danh Giải khăn sô cho Huế để không bao
giờ ngần ngại mà phát biểu công khai với cả cộng đồng ngoại quốc lẫn cộng đồng
người Việt trong và ngoài nước, rằng thứ nhất bà chọn thái độ trung lập
("đứng giữa") trong cuộc chiến Việt Nam vì hai bên Cộng sản (Miền Bắc)
và Tự do (Miền Nam) đều "hung hiểm như nhau". Thứ hai, hơn thế nữa,
bà đã kết án dân quân Miền Nam "phải chịu trách nhiệm" về "tội
ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế" (1969) hay ghê gớm hơn thế nữa,
là phải đeo trên ngực cái án "phải lãnh phần trách nhiệm" về tội
"tàn sát" (2008) ít nhất là ba ngàn người dân Huế cùng một số giáo sư
đại học hay các nhà truyền giáo người ngoại quốc bằng nhiều cách dã man như đập
bể óc, chôn sống vv…:
[...]
Đứng giữa – ‘Tôi không thể là thành viên của bất cứ bên nào’, bà
Nhã Ca nói, ‘và hầu hết người Việt Nam cũng đang ở cùng một hoàn cảnh như tôi.’
[...] Bà nói thêm :’Chúng tôi đang sống trên quê hương của chính mình, mặc dù vậy,
ở phía này hay phía kia, đều hung hiểm như nhau/Neutral Stance-’I
cannot be a partisan of either side,"says Mrs. Nha Ca[...] ‘and most
Vietnamese are in the same situation,’she says, ‘even though we are living in
our own country. It is equally dagerous to be with this side or the other
side.’…[Nhã Ca trả lời ký giả James M. Markham, "Saigon Writers
Finds Everyone Guilty" /Một nhà văn Sài gòn thấy mọi phía đều có lỗi,
ngày 19.11.1973 -- Giải khăn sô cho Huế, Việt Báo tái bản, 2008, trang
618-619]
Và:
Nhiều
loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã đổ xuống đầu Huế. Dù do đâu đi nữa,
thì cái tội tàn phá và tàn sát ấy đã diễn ra trong thời đại chúng ta và
chính thế hệ chúng ta phải lãnh phần trách nhiệm … [Nhã Ca, "Tựa nhỏ
cho lần in đầu tiên: Viết để chịu tội", tái bản tại Hoa Kỳ, 2008, trang
28-Người viết in đậm]
Bỏ
qua một thói quen rất tai hại của Nhã Ca là phát biểu thay cho người khác
["và hầu hết người Việt Nam cũng đang ở cùng một hoàn cảnh như tôi"],
nhưng nếu cuốn GKSCH không phải là một cuốn hồi ký /an account mà chỉ là
một cuốn truyện ký /a fictionalized account do chính tác giả của nó công
nhận, rồi lại thêm một số vấn đề liên quan đến các sự kiện và nhân sự quan trọng
trong đó mà cho đến nay vẫn còn gây thắc mắc, thì liệu GKSCH còn có đáng được
xem là "tài liệu trung thành với nền văn hóa và quãng lịch sử của thời
chiến tranh Việt Nam ấy và để đặt nó vào (vị trí) của một văn kiện cần
thiết cho việc tìm hiểu tốt đẹp hơn về cuộc tấn công Tết (Mậu Thân) rồi
cả cuộc chiến này nữa xuất xứ từ một tiếng nói đương thời." [trang xii,
sđd] như Olga Dror kết luận hay không? Và liệu những lời kết án thế hệ quân dân
Miền Nam thượng dẫn của Nhã Ca còn có giá trị nào chăng?
Bởi
thế, nếu là một cuốn hồi ký, nghĩa là "không phải là cuốn tiểu thuyết,
không là tác phẩm hư cấu, mà là cuốn sách mô tả không bóng bẩy về các sự kiện
như được chứng kiến qua cặp mắt của tác giả và những người chung quanh bà vào
lúc đó/It is not a novel, not a work of fiction, but an unvarnished account
of the events as seen through the eyes of the author and the eyes of those who
surrounded her at that time." [Olga Dror, trang lvii, sđd] thì
tại sao GKSCH được biên tập ít nhất là hai lần –nghĩa là có thêm bớt, đôi khi một
cách hết sức quan trọng– ngay cả sau khi Nhã Ca rời Việt Nam? Nhưng yếu tố quyết
định và không thể tranh luận là, ngay từ Sài gòn, thể loại "truyện
ký" đã do chính Nhã Ca sử dụng bằng cách phân loại GKSCH vào trang
cuối của tác phẩm này khi xuất bản lần đầu tại Sài gòn vào năm 1969, khi nộp
đơn rồi nhận giải ba về Bộ môn Văn của Việt Nam Cộng hòa năm 1970 rồi tái xác
nhận với ký giả James M. Markham thuộc nhật báo The New York Times trong một cuộc
phỏng vấn vào ngày 19. 11. 1973 và tại Hoa Kỳ mới đây, với phóng viên Mặc Lâm
vào năm 2008.
Như
thế, đợt xuất bản nào mới chứa đựng sự thực, hoàn toàn sự thực, hay tất cả các
lần biên tập này đều chỉ chứa một phần sự thật, một thứ sự thật chỉ được sử dụng
để làm nền cho cuốn truyện ký GKSCH khi ngay cả "Tựa nhỏ: Viết để chịu tội"
nghĩa là lời giới thiệu của tác giả –đương nhiên không phải là "tiểu thuyết"–
rồi ra cũng bị thay đổi? Sự kiện đó có thể làm người ta ngạc nhiên nhưng nếu đặt
GKSCH vào lại thời điểm nó xuất hiện và kỹ thuật dựng truyện của Nhã Ca thì có
lẽ sẽ không còn gì bí ẩn. Nhà phê bình/nhà báo kỳ cựu/hoạt động chính trị Uyên
Thao đã đưa ra một giải đáp tài tình về sự mâu thuẫn từ ngay chính Nhã Ca về
truyện ký-bút ký-hồi ký GKSCH: đó là thói quen đưa chính bản thân cùng
nhân vật có thật ngoài đời vào tiểu thuyết:
Việc
thắt một giải khăn sô cho Huế dù được nhắc tới trước, nhắc tới như một động lực
trọng yếu nhưng nó không đóng một vai trò nào đáng kể trong ý thức hình thành
tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca. Cái ý thức quyết định chính là ý thức
phải ghi lại một cơn biến động mà tác giả ở một vị thế chứng nhân [...] Nhã Ca
đã nhiệt thành với vai trò chứng nhân của mình tới độ mượn cả những nhân vật thực
của xã hội để biến thành nhân vật tiểu thuyết. Trong Một mai khi hòa bình, hồi
chánh viên Phạm Thành Tài đã xuất hiện với đầy đủ họ tên, chức nghiệp và với cả
hành động tặng hoa cho cô Mai, một nhân vật của truyện[...] Nhã Ca tất nhiên
không có thắc mắc trên trong ý thức của một người viết hiện thực. Dụng ý của
Nhã Ca có lẽ không ngoài việc biến tác phẩm của mình thành hình ảnh sống động
và sống thực…[Uyên Thao, Các nhà văn nữ Việt Nam 1900-1970, trang
142-143, Cơ sở xuất bản Nhân Chủ ấn hành, 1973]
Nhận
xét của Uyên Thao không khỏi làm người ta liên tưởng đến lý do của Olga Dror
khi chọn GKSCH để phiên dịch: "Tính cách sống trong tác phẩm
của Nhã Ca là nét độc đáo mà tôi thấy độc giả Mỹ nên tìm hiểu trong lúc
này." [ http://damau.org/archives/33014
] . Cũng theo Uyên Thao, chính vì hai lý do đó mà GKSCH là một tiểu thuyết:
Trong
Đêm nghe tiếng đại bác, trong Một mai khi hòa bình, trong Tình
ca trong lửa đỏ, người ta đã bắt gặp sự nhắc lại không ngừng cái tình tiết
người tình chết trận của Bóng tối thời con gái[...] Đó là cái kết cho mọi cuộc
tình. Đó cũng là cái kết cho mọi cuộc tình trong tác phẩm của Nhã Ca[...] Cực độ
thảm kịch đó của Nhã Ca thêm một lần nữa trong Giải khăn sô cho Huế đã
được ghi lại qua cái chết của một người lính Mỹ. [Uyên Thao, sđd, trang 153]
Người
viết sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn về tính chất hồi ký hay truyện ký này vào một
bài khác nhưng hầu như chắc chắn là Nhã Ca không bao giờ chịu công nhận bản
GKSCH tái bản tại Hoa Kỳ đã có nhiều điều khác hẳn với hai lần xuất bản tại Việt
Nam —thậm chí còn nói với phóng viên Mặc Lâm rằng bà không hề thay đổi chút
nào–tuy dịch giả Olga Dror đã lương thiện mà báo cho độc giả biết. Như thế
ngoài sự mâu thuẫn về tác phẩm qua mấy lần xuất bản, giữa tác giả và dịch giả
cũng có một sự mâu thuẫn nữa về một phương diện sẽ quyết định rất lớn vào việc
đánh giá thể loại và bởi thế, nội dung của nó. Đoạn dưới đây được trích trong
bài phỏng vấn “ ‘Giải Khăn Sô Cho Huế’, RFA phỏng vấn Nhã Ca" đã đăng trên
Mạng Đài Á châu Tự do, 2.3.2008. [http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/TetOffensive1968/Interview_NhaCa_on_the_occasion_of_1968_Tet_offense_event_MLam-20080203.html]
Mặc
Lâm: Xin chị cho biết thêm chi tiết. Trong lần tái bản này, có
thay đổi gì đáng phải bàn tới trong tác phẩm, hoặc có điều gì tác giả muốn
gửi gấm?[...]
Nhã
Ca: [...]Như đã thưa với anh, Giải Khăn Sô Cho Huế chỉ là bút ký hoặc truyện
ký của một người chạy loạn Tết Mậu Thân tại Huế, kể lại những điều mắt thấy
tại nghe[...] Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy[...]
[Người viết in đậm]
Nghĩa
là, người đọc (và nghe) có thể nhận ra ngay Nhã Ca đã trả lời là bà không hề
biên tập lại GKSCH, nghĩa là hoàn toàn mâu thuẫn với sự nhận xét của Olga Dror
rằng, có, có thay đổi trong bản tái bản 2008, đến nỗi trung bình ra, mỗi trang
lại có nhiều hơn một chữ được thay đổi:
Tôi
có thể đoan quyết với độc giả rằng [...] nhiều hơn một chữ đã được thay đổi
trong bản tái bản; thực tế là, tính trung bình ra, mỗi trang đã được thay đổi
nhiều hơn một chữ/I can assure the readers that [...]more than one word had
been changed in the new edition; in fact, on average, more than one word has
been changed on each page. [Olga Dror, sđd, trang li- Nguyễn Tà Cúc
dịch)
Về
phần Olga Dror, ngoài dấu hỏi về sự không đề cập chi tiết đến những thay đổi mà
bà cho là không quan trọng vào lần tái bản 2008 nhưng rõ ràng có thể gây tranh
luận về quyết định ấy, còn phạm nhiều lỗi lầm-- có khi có thể dung thứ được hoặc
rất trầm trọng đến nỗi khó tưởng tượng được-- về nhân sự, về Văn học Miền Nam
và còn về một phần lịch sử Cộng đồng người Việt tỵ nạn. Theo sự phán đoán thường
tình thì những lỗi lầm kiểu ấy nếu có thể dung thứ được thì đàng khác vẫn là một
thái độ khinh xuất rất khó hiểu từ một tác giả đã nỗ lực đưa tiếng nói của Miền
Nam ra trước thế giới. Trên hết thẩy, tình trạng này cho thấy, một lần nữa, sự
nghiên cứu về Văn học Miền Nam hay/và Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại
hải ngoại trong môi trường đại học Hoa Kỳ vẫn còn gặp trở ngại qua sự giới hạn
về một kiến thức không phải dễ dàng mà tạo được. Sự khó khăn ấy bắt nguồn từ một
thực tế giản dị: cho tới nay, nói chung, nhân chứng từ Văn học Miền Nam và Cộng
đồng tỵ nạn người Việt vẫn bị gián cách với văn học và cộng đồng văn chương hay
đại học bản xứ. Sự bi quan ấy không phải là một sự xúc phạm tới các giáo sư khả
kính hay các giáo sư chúng tôi có nhắc đến danh tính ở đây và nhất là dịch giả
Olga Dror. Bà đã nỗ lực tìm tới những người không cùng quan điểm với Nhã Ca, kể
cả người viết bài này (6), nhắm trình bày sự đa dạng của vấn đề Quốc-Cộng trong
trận chiến vừa qua. Nó chỉ là một nhận xét, có thể bị kết án ngay tại đây là
sai lầm, nhưng rất khó tránh khỏi một khi người viết đi sâu vào nội dung của
trường hợp GKSCH.
Càng
đáng thất vọng hơn, Nhã Ca đã nhân danh những điều thiêng liêng nhất và đã sử dụng
di sản văn hóa và lịch sử của không riêng Việt Nam mà còn cả Hoa Kỳ để kết án cả
một tập thể hay mạt sát công khai, không phải một lần mà ít nhất hai lần, những
người bất đồng ý kiến trong khi chính bà lại là người kêu gọi tha thứ, một sự
tha thứ vô điều kiện. Trong buổi ra mắt sách tại UC Berkeley, Nhã Ca-- so với
tư cách của một tác gia Miền Nam từng đoạt giải Văn học Nghệ thuật, Việt Nam Cộng
hòa và được Olga Dror giới thiệu một cách hết sức long trọng như là "một
trong những tác gia nổi tiếng nhất của Miền Nam trong nửa thế kỷ sau
này"-- lập lại lời mạt sát một cách rất phi văn chương trước một cử tọa
toàn những thế hệ trẻ hơn đang trên con đường đi tìm sự thực: "Vậy mà
cho tới nay, tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều
cái đầu, vẫn chưa thấy nghĩ lại." [Nhã Ca, sđd -Người viết
in ngả]
Quan
trọng hơn nữa, vào Tết Mậu thân 1968, nếu cuốn GKSCH được gọi là
"ký," có phải quả thật Miền Nam chỉ là một con chó (chết), bất lực
như Nhã Ca đã thuật lại trong tác phẩm này như sau:
Mấy người
Mỹ đen, Mỹ trắng đứng trên cầu tiếp tục bắn ngăn không cho con chó lội lên bờ.
Con chó cứ xa dần bờ, kêu oẳng oẳng, hết sức thảm thương [...] Ðoàn người tản
cư chạy tới hỗn loạn, kêu khóc rền trời. Tiếng kêu khóc càng to thì tiếng cười
của một số người Mỹ bên kia sông cũng càng lớn. Ngã xuống rồi đứng dậy, đứng dậy
rồi chúi nhủi. Dân tộc tôi đấy sao? Con chó đang cố lóp ngóp lội vào bờ tìm sự
sống đó sao? Ðáng thương cho dân tôi, nước tôi, thân phận người dân không bằng
một trò đùa, không bằng một con chó.
[Nhã
Ca, sđd, Bản Thương yêu 1969-Sài gòn, trang 463]
Khi
nói thế, người viết không có ý ám chỉ Nhã Ca bịa đặt, nhưng việc con chó đó quả
có chết đuối như đã được miêu tả một cách rất đau thương và tủi nhục trong GKSCH,
sẽ được bàn vào bài khác. Chủ đích của người viết, một lần nữa, ngoài vấn đề
GKSCH là "truyện (ký)" như chính tác giả công nhận để đối chiếu với
"(hồi) ký" như dịch giả và các giáo sư thượng dẫn đề cập đến, còn muốn
nêu lên thêm một sự thật hầu như vắng mặt trong GKSCH và trong lời tựa khiến dẫn
đến lời kết tội quân dân Miền Nam của tác giả: trên thực tế và trong lịch sử,
cuộc Tổng tấn công Tết Mậu thân của Đảng Cộng sản vào Việt Nam Cộng hòa, là một
sự thất bại trầm trọng về mặt quân sự. Một nửa dân tộc tại Miền Nam đã chiến đấu
như một con mãnh hổ, chứ không bất lực như một con chó con trước họng súng ngoại
nhân, để tự vệ và đánh bại một cuộc tấn công không mã thượng. Tuy bị tấn công bất
ngờ vì Đảng Cộng sản không tôn trọng sự cam kết hưu chiến trong ba ngày tết
1968, quân lực Việt Nam Cộng hòa và các lực lượng đồng minh đã chống trả hiệu
quả khiến từ quân chính quy Bắc việt tới du kích địa phương đều thiệt hại nặng
nề. Ngoài quân lực Việt Nam Cộng hòa, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng đã góp phần
trách nhiệm đánh bật quân Cộng sản ra khỏi Huế, nhất là tại Thành nội, nơi xẩy
ra cuộc giao tranh ác liệt nhất theo lối "cận chiến trong thành phố/urban
warfare"
Ký
giả Nguyễn Tú [1924-2010] — phóng viên chiến trường nhật báo Chính luận, bị tù
sau 1975, vượt biển sang Hoa Kỳ vào năm 1988– theo Chiến đoàn A thuộc Sư đoàn
Thủy quân Lục chiến vào ngày 14 tháng 2. 1968 để tường thuật về cuộc giao tranh
góp sức chiếm lại Huế với nhiều chi tiết rất sống động. Ông tường thuật về cái
chết của chuẩn úy Nhựt:
Gần chỗ
cỏ xanh loáng máu đỏ lẫn với bùn, nơi Chuẩn úy Nhựt vừa gục ngã cho công cuộc
giải phóng Thành nội, một chiếc mũ sắt nằm trơ, mở một mắt độc nhất thao láo
nhìn bầu trời vẩn mây xám, mưa phùn và gió bão. Tôi không biết có phải là mũ của
Chuẩn úy Nhựt không. Tôi cúi xuống nhặt. Trên nền vải bọc ngoài đã bạc màu đấu
tranh có vẽ hình vài cây lá, mấy chữ ký trông rất phóng túng ngang tàng. Đặc biệt
hai bên phía thái dương mũ sắt, 2 giỏng viết nguệch ngoạc từ lâu: "sống
bên em, chết bên bạn". Vô tình, giòng chữ viết chơi kia đối với tôi, lúc
đó đã trở nên một khẩu hiệu nặng nghĩa hy sinh âm thầm, lặng lẽ nhất của Đại đội
4, của Tiểu đoàn 1, của cả chiến đoàn A TQLC/VN.
[Nguyễn
Tú, "Huế", Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân
1968, Khối Quân Sử-Phòng 5, Bộ Tham Mưu, Quân lực Việt Nam Công Hòa, trang
194-Chủ biên: Trung tá Phạm Văn Sơn]
Cuối
tháng 4, 1975, nhiều sĩ quan và binh sĩ Thủy quân Lục chiến tự sát có khi tập
thể. Số còn lại hoặc bị tử thương, bị thương hay bị bắt giam. Một số nhỏ thoát
đi được nhưng đa số các hạ sĩ quan và sĩ quan đều bị bắt giam hay mất tích.
Trong số mất tích có Trung tá Lữ đoàn trưởng (Robert Lửa) Nguyễn Xuân Phúc và
Trung tá Lữ đoàn phó Đỗ Hữu Tùng, Lữ đoàn 369- hai sĩ quan chỉ huy đã từng nói
rõ "sẽ không bỏ lính". Như thế, có thể nào dân quân Miền Nam lại phải
chịu trách nhiệm về sự tàn phá cố đô Huế và tàn sát dân Huế như Nhã Ca kết luận
trong cuốn GKSCH hay chăng?
III-Cuộc thảm sát và tàn phá tại Huế: Dân quân Miền Nam "phải
lãnh trách nhiệm" và phải "chịu tội" (Nhã Ca)?
Trước
đó, vào tháng 8. 2014, trong một bài phỏng vấn đăng trên Diễn đàn Da Màu, người
phỏng vấn Đinh Từ Bích Thúy đã đề cập trực tiếp đến lời kết tội quân dân Miền
Nam của Nhã Ca bằng câu hỏi:
Trong Giải Khăn Sô Cho Huế, ở lời ‘Tựa nhỏ Cho Lần In Đầu Tiên:
Viết Để Chịu Tội,’ Cô đã viết, ‘Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh
từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho
Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tội với Huế, với quê hương.’
Thưa cô, ‘chúng ta’ đây là những ai? Và tại sao ‘chúng ta’ mà không chỉ người Cộng
sản, phải chịu tội với Huế?"
[Đinh
Từ Bích Thúy, "Giải Khăn Sô cho Huế: Chờ Đợi Một Ngày giỗ Chung cho Việt
Nam," 20.08.2014 http://damau.org/archives/33014
- Người viết in đậm]
Nhã
Ca đã trả lời câu hỏi đó như sau:
Khi
cùng nhau thắp đèn châm nhang – nếu có được ngày ấy – hẳn không phải là lúc để
hạch tội tranh công hay đấu tố chụp mũ. Nếp nhà và văn hóa của một dân tộc biết
tôn thờ sự linh thiêng, dạy bảo tôi viết vậy. Cũng không chỉ dân tộc Việt, văn
hóa Việt mới dạy bảo điều này. Hai năm trước khi Nội Chiến Nam Bắc Mỹ kết thúc,
Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định “một ngày tủi nhục quốc gia” cho
nước Mỹ. Trong ngày đó ông kêu gọi cả nước cùng nhận chung “tội lỗi dân tộc của
chúng ta,” cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự khoan dung, tha thứ. [...] Chiến
tranh Việt Nam, anh em một nhà bị lừa phỉnh đẩy tới chỗ giết nhau, cũng đã 60
năm, 70 năm. Vậy mà cho tới nay chưa tỉnh. Tại Huế cũng như tại quê nhà và
đâu đó trong nhiều cái đầu, vẫn chưa thể có được một ngày giỗ chung, bàn thờ
chung..." [Nhã Ca, sđd- Người
viết in đậm]
Phản
ứng đầu tiên là một sự sửng sốt: Không ai dám nhân danh bất cứ điều gì dù cao
quý đến đâu để đòi hỏi hay bắt buộc nạn nhân phải tha thứ cho kẻ sát nhân. Theo
chúng tôi, như thế, Nhã Ca vẫn đã chưa giải đáp được tại sao bà đã kết tội cả một
thế hệ của dân quân Miền Nam về cuộc đổ vỡ và thảm sát tại Huế trong “Tựa nhỏ:
viết để chịu tội”:
Có
nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy
không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tội ác tàn phá một thành
phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải
chịu trách nhiệm…” [Nhã Ca, GKSCH, Thương Yêu xuất bản, 1969, trang
9-10-Người viết in đậm]
Như
đã nói trên, khi Nhã Ca cho tái bản GKSCH vào năm 2008 tại Hoa Kỳ, lời kết tội
"thế hệ chúng ta" đã phạm "tội ác" ấy còn được thay đổi nhiều
hơn một chữ để tội ác "tàn phá một thành phố lịch sử ấy" còn thêm tội
"tàn sát" (dân lành) để trách nhiệm đổ lên dân quân Miền Nam còn được
xác quyết hoàn toàn hơn nữa:
Nhiều loạt súng đạn,
nhiều loại tang tóc, đã đổ xuống đầu Huế. Dù do đâu đi nữa, thì cái tội tàn
phá và tàn sát ấy đã diễn ra trong thời đại chúng ta và chính thế hệ
chúng ta phải lãnh phần trách nhiệm. [Nhã Ca, GKSCH, Việt
báo tái bản, 2008, trang 28 - Người viết in đậm]
Dĩ
nhiên Nhã Ca có quyền đính “cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế” và
"tội tàn sát" lên ngực cả một thế hệ dân quân Miền Nam, và nhận xét rằng
cuộc chiến sinh tử giữa Tự do và Độc tài chỉ đơn giản là một cuộc chiến tầm thường
khi "anh em một nhà bị lừa phỉnh đẩy tới chỗ giết nhau". Nhưng, thứ
nhất, “thế hệ” dân quân bấy giờ– có nhiều người ngã gục cho sự chiếm lại Huế và
bảo vệ quyền tự do phát biểu của Nhã Ca– có muốn lên tiếng tự vệ trước sự kết
án ấy hay không, thiết nghĩ Nhã Ca phải tôn trọng sự phát biểu của họ. Đằng này
bà tiếp tục bẻ chệch qua “ngày giỗ chung, bàn thờ chung”, là một vấn đề hoàn
toàn không mảy may liên hệ gì đến cái “cái tội tàn phá và tàn sát” mà cả một thế
hệ dân quân Miền Nam bị kết án cần phải được Nhã Ca giải đáp cho ra lẽ khi được
hỏi đến. Thứ hai, ngoài thế hệ bây giờ bị Nhã Ca kết án, còn những thế hệ khác,
nhất là thế hệ nhà văn như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã cầm súng chống lại người
Cộng sản thì họ có bị "lừa phỉnh" như Nhã Ca quyết đoán chăng?
Hãy
đọc "Trưởng thành" của Thanh Tâm Tuyền, từ Tôi không còn cô độc:
Anh
biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Khái-Hưng [...]
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm [...]
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu
mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ tôi còn sống
quờ quạng tay dan díu
cách mạng nổ trong sự nín thinh
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la
mặc chúng dụ dỗ mặc chúng doạ nạt
chúng sợ cách mạng vô cùng
cộng-sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu
[...] mỗi lần hoàng hôn tôi đốt lửa người tôi tới trước
và các bạn tôi
nghĩa là điệp điệp trùng trùng
có ngã xuống còn kịp nói với nhau
chúng mình chết tự do quá chừng.
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm [...]
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu
mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ tôi còn sống
quờ quạng tay dan díu
cách mạng nổ trong sự nín thinh
anh biết vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản thủ tiêu
Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la
mặc chúng dụ dỗ mặc chúng doạ nạt
chúng sợ cách mạng vô cùng
cộng-sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu
[...] mỗi lần hoàng hôn tôi đốt lửa người tôi tới trước
và các bạn tôi
nghĩa là điệp điệp trùng trùng
có ngã xuống còn kịp nói với nhau
chúng mình chết tự do quá chừng.
Hay
"Cờ dân chủ" của Quách Thoại, từ Giữa lòng cuộc đời:
[...]
Giờ cách mạng hôm nay vừa khởi điểm
Ta nhìn lên trời tự do hiển hiện
Đường tương lai gió thổi lá cờ bay
Ôi lá cờ dân chủ mến thương thay
Qua thế kỷ lầm than giờ mới thấy
Ta sùng kính trời ơi là biết mấy
Suốt trăm năm nô lệ cúi đầu đi
Qua mười năm cộng sản nhét ngu si
Hồn tin tưởng biết tìm đâu chí hướng[...]
Đường rộng mở thênh thang trời dân chủ
Ôi tự do thật vô cùng quyến rũ.
Ta nhìn lên trời tự do hiển hiện
Đường tương lai gió thổi lá cờ bay
Ôi lá cờ dân chủ mến thương thay
Qua thế kỷ lầm than giờ mới thấy
Ta sùng kính trời ơi là biết mấy
Suốt trăm năm nô lệ cúi đầu đi
Qua mười năm cộng sản nhét ngu si
Hồn tin tưởng biết tìm đâu chí hướng[...]
Đường rộng mở thênh thang trời dân chủ
Ôi tự do thật vô cùng quyến rũ.
Nghiêm
Xuân Hồng, một nhà văn di cư vào Nam rồi di tản sang Hoa Kỳ tránh họa Cộng sản,
đã không đồng ý với thái độ trung lập, đứng giữa, phản chiến vv vì ông cho rằng
đó là một thứ "bẫy chiến lược" của người Cộng sản:
Chú thích (1): Ngay từ năm 1954,
khi Nehru còn quá tin tưởng ở sức quyến rũ cá nhân của mình đối với các lãnh tụ
Trung Cộng và cổ xúy chính sách trung lập, nhóm Quan Điểm trên mặt tờ báo ‘Tiếng
Miền Nam’ đã nhiều lần tố cáo chính sách trung lập như cái bẫy chiến lược của
quốc tế cộng sản.[Nghiêm Xuân Hồng, Cách mạng và Hành động
(1789-1917-1933-1949, trang 398, Quan Điểm xuất bản, Sài gòn, 1962]
Và
ông kêu gọi chống trả để tự vệ:
Vấn đề
chính yếu ngày nay là hiểm họa xâm lăng của hàng ngũ sô-viết. Thiết tưởng chúng
ta không thể nuôi một ảo tưởng gì về cuộc đấu tranh này. Nó hiện vẫn còn là một
cuộc "so gươm khủng khiếp" như lời Henrich Heine đã tiên đoán từ
1842. Một trận so gươm khủng khiếp giữa những người còn muốn giữ tính chất người,
và những đoàn người man rợ muốn dầy xéo nhân tính! Nó sẽ khủng khiếp đến mức độ
khiến "thần linh cũng phải che mặt thương hại cho con cháu loài người,
thương cho thế gian phải chịu đầy ải lâu dài và biết đâu chẳng thương cho cả số
mệnh của chính thần linh nữa" [Lời của Henrich Heine, trích dẫn bởi Lâm Ngữ
Đường, trong cuốn Secret Name, dịch bởi Từ Chung, Ngôn Luận xuất bản]. Cho nên,
thiển nghĩ không thể kết luận tập sách này bằng cách nào khác. Trên quan niệm
hành động, thế giới tự do, cùng những lớp người có khát vọng tự do, sẽ bắt buộc
phải áp dụng ngay những phương châm hành động của người bôn-xê-vích để trả đũa
lại những đợt tấn công của chúng. Và đây chỉ là một trường hợp tự vệ chính
đáng! [Nghiêm Xuân Hồng, sđd, trang 400]
Như
thế, lời nhận xét ["anh em một nhà bị lừa phỉnh" vv ] của Nhã
Ca khó có căn cứ khi sau 1975, đúng như Nghiêm Xuân Hồng đã viết, cuộc "so
gươm khủng khiếp" ấy đã kết thúc bằng các trại tù từ Nam ra Bắc, từ các
thây người chìm sâu đáy biển và cũng từ các cảnh đổi đời oan nghiệt kết quả của
các cuộc đổi tiền hay kinh tế mới vv… Người viết muốn nhấn mạnh một lần nữa ở
đây, rằng Nhã Ca không phải là nhà văn đầu tiên và quan trọng trong Văn học Miền
Nam đã cổ võ cho một thứ thái độ bấy giờ vẫn được gọi là "phản chiến"
hay "đứng giữa," "trung lập." Trước 1975, nhà văn Miền Nam
[trừ người Cộng sản nằm vùng như Vũ Hạnh hay Lữ Phương] vẫn có khuynh hướng đối
nghịch nhưng không hề có thái độ phi văn nghệ bằng cách xỉ mạ nhau. Bởi thế,
khi Nhã Ca sử dụng loại chữ nghĩa phán quan rất nôm na "anh em một nhà
bị lừa phỉnh đẩy tới chỗ giết nhau, cũng đã 60 năm, 70 năm. Vậy mà cho tới
nay chưa tỉnh. Tại Huế cũng như tại quê nhà và đâu đó trong nhiều cái đầu, vẫn
chưa thể có được một ngày giỗ chung, bàn thờ chung" là một sự rất
bất thường trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của truyền thống Miền Nam ấy.
Cách
đây 70 năm, Khái Hưng bị người Cộng sản thủ tiêu năm 1947, Nhượng Tống bị ám
sát năm 1949. Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (Đạo Hòa Hảo) bị người Cộng sản âm mưu
bắt giữ và mất tích từ năm 1947. Tạ Thu Thâu bị giết năm 1945. Phan Văn Hùm bị
bắt rồi biệt tích cũng vào năm 1945. Cách đây 60 năm, vụ án Nhân văn-Giai phẩm
bùng ra tại Miền Bắc và Thụy An lấy đũa chọc mù một mắt trong tù. Cũng cách đây
60 năm, hơn một triệu người Bắc bỏ nhà cửa thân nhân di cư vào Nam. Cách đây 40
năm, 1975, cả triệu người Việt vượt biển, tạo thành chữ "thuyền nhân"
(boat people) trong lịch sử nhân loại với báo cáo về những vụ hãm hiếp và giết
người man rợ do hải tặc gây ra. Dịch giả Phùng Thăng [1943-1975] cùng con gái,
rồi Hồ Điệp (ngâm thơ nổi tiếng) bị sát hại tại Kam pu chia trên đường vượt
biên. Hàng trăm ngàn quân dân cán chính Việt Nam Cộng hòa bị bắt giam. Văn nghệ
sĩ chết trong tù có Nguyễn Mạnh Côn, thả ra thì qua đời có Hồ Hữu Tường, Vũ
Hoàng Chương…Tô Thùy Yên cứa vào cổ tay tự tử mà không chết cũng trong tù… Danh
sách này còn dài dằng dặc. Ai giết ai? Ai lừa phỉnh ai? Câu hỏi ấy hãy để lịch
sử trả lời bằng con số và nhân chứng. Mà lịch sử ấy không chỉ liên quan đến người
Việt, nó liên quan đến lịch sử thế giới với đại hồng quân Liên bang Xô viết, với
Trung hoa, với Kam-pu- chia…nghĩa là đến khắp nơi nào có họng súng và nhà tù của
người Cộng sản.
Riêng
các con số và nhân chứng người Việt, kể cả những nhân chứng đã nằm lại dưới đáy
biển hay trên đất người, có lẽ chứng minh rằng hình như Nhã Ca đã nhầm lẫn giữa
nhà cầm quyền Cộng sản và dân chúng Việt Nam. Theo thiển ý, chính bà và gia
đình cũng đã phải rời khỏi Việt Nam không phải vì người dân Việt Nam không biết
"xưng tội, cầu nguyện sự khoan dung, tha thứ" mà chắc chắn phải vì
người nắm quyền Cộng sản, thắng cuộc chiến bằng vũ lực, cho tới nay đã vẫn còn
không "dung thứ" các quyền tự do tư tưởng và tôn giáo và vẫn còn
"hạch tội tranh công hay đấu tố chụp mũ".
Hãy
đọc lời kêu cứu mới đây của mục sư Nguyễn Mạnh Hùng:
Mới đây
đêm 09-6-2014, công an các cấp từ tỉnh Bình Dương tới cấp phường cùng lực lượng
ô hợp hùng hậu khoảng mấy trăm người đến khủng bố tinh thần, đánh đập thô bạo
29 Mục sư cùng 49 sinh viên trường thần học Mennonite tại đường D10, Mỹ Phước,
Bến Cát, Bình Dương. Trước khi tấn công vào nhà nguyện, họ cho cắt toàn bộ điện
nước khu vực nhà nguyện và một số hộ xung quanh để che dấu tôi ác dã man của họ.
Sau khi đánh đập, họ bắt toàn bộ nam giới cởi trần đưa 2 tay lên đầu áp giải về
đồn công an như áp giải tù binh gây ra cảnh kêu khóc thảm thiết làm náo loạn cả
một khu dân cư…" [Mục
sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo hội Mennonite, "Tình hình đàn áp đạo Tin Lành ở
Việt Nam", http://www.chuacuuthe.com/2014/07/tinh-hinh-dan-ap-dao-tin-lanh-o-viet-nam/]
Trong
khi đó, người dân cả nước đã hành động cụ thể bằng cách kết hợp để công khai
vinh danh các cựu quân nhân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa hay Dòng Chúa Cứu
thế đã giúp Giáo hội Mennonite phổ biến lời kêu cứu tới thế giới và người Việt
ngoài nước. Lời kết án này càng làm người viết ngạc nhiên hơn khi Trần thị Thu
Vân lấy bút hiệu Nhã Ca, vốn là chữ của Phan Khôi trong Kinh thánh Tin lành Việt
ngữ. Theo tinh thần của câu trả lời trên, chẳng lẽ bà lại có thể kết án giáo hội
Mennonite khi họ báo động về tội ác của người Cộng sản, kể cả với các em thiếu
niên theo học trường Kinh thánh tại Bình Dương?!
Theo
chúng tôi, không cần nhắc tới Tổng thống Lincoln chi cho xa xôi. Hãy nhắc đến
Đài kỷ niệm Nạn nhân Cộng sản được Tổng thống George W. Bush khánh thành tại thủ
đô Hoa Kỳ vào ngày 12.6.2007. Sau nữa, ngoài người bản xứ Hoa Kỳ, dĩ nhiên
chúng ta cần phải nhắc tới Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại đây. Trong "nhiều
cái đầu" của cộng đồng này, có hiện diện ít nhất của bốn người với bốn xuất
xứ khác nhau trong giới cầm bút nhưng cùng một sự phân biệt rạch ròi giữa nhà cầm
quyền Cộng sản và người dân Việt Nam, nghĩa là có thể họ đã từ chối đeo cái án
tàn sát do Nhã Ca tròng vào cổ và bởi thế không cần về làm giỗ chung với kẻ sát
nhân nếu họ không muốn nhất là khi kẻ sát nhân này lại không ăn năn mà còn tiếp
tục giết người.
Trong
số bốn người ấy, còn có người [Võ Phiến] chỉ trích trực tiếp hay có người [Tưởng
Năng Tiến] từ chối không chia trách nhiệm với người Cộng sản và yêu cầu phải có
những phiên tòa xử các tội ác của họ từ cuộc thảm sát Tết Mậu thân tại Huế tới
các vụ Nhân văn-Giai phẩm, thu vàng bán bãi vượt biên vv…Bốn người đó là: nhà
văn Võ Phiến, chuyên viết tạp luận, giám khảo tuyển chọn tác phẩm đoạt Giải Văn
học Nghệ thuật Toàn quốc trước 1975 tại Miền Nam; ký giả kỳ cựu Đinh Từ Thức,
bút danh Sức mấy, Nhật báo Chính Luận, Sài gòn– bị chính phủ bắt giam và được
thả chỉ vài ngày trước khi Miền Nam mất– chuyên viết xã luận; nhà văn Ngô Thế
Vinh, Sĩ quan Quân Y, nhà văn duy nhất bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa đưa ra
tòa về tội "làm suy giảm tinh thần chiến đấu của binh sĩ" qua truyện
ngắn "Mặt trận tại Sài gòn" và nhà xã luận Tưởng Năng Tiến, một tác
giả chuyên bàn về hậu quả của chế độ Cộng sản.
Phần
Võ Phiến, ông châm biếm một cách cay đắng như sau trong phần viết về Nhã Ca, Bộ
môn “Ký”-Văn học Miền Nam:
Sau
khi biến cố Mậu Thân ở Huế xẩy ra được hai năm, sau khi nghiền ngẫm chán chê,
Nhã Ca phát biểu: ‘Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì
cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại
chúng ta, phải chịu trách nhiệm…” (sđd, trang 9). Vụ Mậu Thân là một “công
trình”! Công trình lớn lao ấy không biết do đâu. Đã không biết do đâu thì lỗi
phải bất phân: Chia đôi trách nhiệm? Thành quả công trình nọ, mỗi bên một nửa?
Huề?!” [Võ Phiến, sđd, trang 2053, Nhả xuất bản Văn Nghệ, 1999, Hoa Kỳ]
Ông
còn chỉ ra cái mâu thuẫn chứng tỏ Nhã Ca phải biết “công trình” ấy do đâu mà đến:
nó đến từ đoàn quân chính quy Bắc Việt, Mặt trận Giải phóng Miền Nam và du kích
địa phương:
[…] Chị
em Nhã Ca đã đắn đo: ‘Chúng tôi thường dùng tiếng ‘họ’ để chỉ Việt Cộng và để
tránh tiếng Giải phóng. Thật không gì mỉa mai tàn tệ bằng tiếng ‘giải phóng’ khi
nhìn cảnh đau thương tan tành trong thành phố như thế này,’ (sđd, trang 198).
Chị em bà nghĩ vậy, phải quá. Nhưng không biết diễn biến rủi ro nào đã xui khiến
sau hai năm suy tưởng, lúc chấp bút thảo nên Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca lại
dùng tiếng “Giải phóng” để gọi Cộng quân, và không gọi trong ý nghĩa mỉa mai.
Khi thì là ‘quân giải phóng’ (trang 40), khi lại hóa ra ‘anh giải phóng’ (trang
163, 302,489, 514) nghe thân ái ghê…” [Võ Phiến, trang 2053, sđd]
Quả
Nhã Ca hơi "coi thường độc giả " khi tái bản GKSCH đã lẳng lặng bỏ đi
mấy chữ "công trình" đã bị Võ Phiến chỉ trích: hẳn bà không nghĩ người
đọc sẽ khám phá được: Lẽ ra ít nhất cũng phải báo cho Mặc Lâm biết!
Phần
Đinh Từ Thức, khi phân tích về cuốn Nếu đi hết biển… của đạo diễn Trần
Văn Thùy, ông đã viết rất rõ về nguyên ủy của sự "hận thù":
[...]
Muốn giải quyết vấn đề hận thù, phải truy tận gốc. Nó bắt nguồn từ hai guồng
máy cai trị tại Bắc và Nam. Chính quyền miền Nam đã tan biến từ năm 1975. Chỉ
còn lại chính quyền miền Bắc hiện đang cai trị cả nước. Đây chính là nguồn gốc
còn lại của hận thù. Nguyên do của hận thù là bất công. Cá nhân hay tập thể tạo
bất công, là gây bất hòa, đưa tới hận thù. Trên lý thuyết, Đảng Cộng Sản Việt
Nam hiện đang nắm quyền cai trị phải chịu trách nhiệm về những bất công do mình
gây ra từ 60 năm qua. Nhưng trên thực tế, hơn hai triệu đảng viên cũng chỉ là
công cụ của một nhóm thực sự nắm quyền hành, đó là Bộ Chính Trị. Dù núp dưới
danh nghĩa gì, cái nhóm này, thực sự chỉ là một băng đảng ăn cướp. Đừng ngần ngại
gọi họ bằng tên thật của họ.
Họ đã
cướp công cách mạng của các đảng phái Quốc Gia. Họ đã cướp quyền cai trị mà
chính họ từng long trọng tuyên bố thuộc về toàn dân. Họ đã cướp của cải, vàng bạc
của dân để hối lộ cho tướng Tầu. Họ đã cướp mạng sống của người dân trong vụ Cải
Cách Ruộng Đất. Họ đã cướp tự do sáng tác của các văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn
Giai Phẩm. Họ đã cướp cả Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mâu (họ
nói phải đánh Miền Nam để dành lại độc lập từ tay Đế Quốc Mỹ, nhưng do những
tài liệu đã được công bố, trước năm 1975, Bắc hay Nam Việt Nam đã lệ thuộc ngoại
bang nhiều hơn? Miền Nam đâu có nghe lệnh Mỹ giết dân như Miền Bắc tuân lệnh Tầu
trong vụ Cải Cách Ruộng Đất? Miền Nam đâu có nhượng một tấc đất nào cho Mỹ như
Miền Bắc đã nhượng cho Tầu?). Họ đã cướp mạng sống của hàng triệu binh sĩ Bắc
cũng như Nam vì chủ xướng cuộc chiến mệnh danh giải phóng Miền Nam. Họ đã ăn cướp
hạnh phúc của hàng triệu gia đình có thân nhân phải đi cải tạo. Họ đã ăn cướp
tài sản của những người phải đi Kinh Tế Mới. Và họ đã ăn cướp của cả dân tộc Việt
Nam nửa thế kỷ tiến bộ. Tóm lại, dân tộc Việt Nam không có hận thù gì với nhau,
nên không cần đặt vấn đề hòa giải dân tộc.
Hiện tại, chỉ có hận thù giữa băng đảng ăn cướp đang nắm quyền cai trị, và khối
dân tộc bị trị. Kẻ nào, thành phần nào gây ra bất công, là nguyên nhân của bất
hòa, phải đóng vai chủ động trong việc hòa giải. Do đó, không phải người dân
hòa giải với nhà cầm quyền, ngược lại, Bộ Chính Trị phải hòa giải với dân. Thay
vì thể hiện hòa giải qua hành động, như nhận lỗi và sửa lại những gì đã làm
sai, đền bù những gì đã gây thiệt hại v.v…Họ kêu gọi người dân, nhất là những nạn
nhân của họ, hãy hòa giải với họ. Nghĩa là chấm dứt chỉ trích, chống đối, hãy
tiếp tay họ, chấp nhận để họ tiếp tục gây bất công, hận thù. Đây là điều phi
lý, ngược ngạo." [Đinh
Từ Thức, "Chuyện đi, về – đọc nếu đi hết biển...", 13.2.2009, http://damau.org/archives/3973]
Phần
Ngô Thế Vinh, ông đặt một câu hỏi mà ai cũng biết câu trả lời:
Trên đường
đi, tôi không thể không có ý nghĩ nếu làm một con toán cộng những năm tù đầy của
mỗi văn nghệ sĩ Miền Nam, con số ấy phải vượt trên nhiều thế kỷ. Không phải chỉ
có oan nghiệt giam cầm huỷ hoại những thân xác, họ còn giết chết sức sáng tạo của
văn nghệ sĩ trong khoảng thời gian sung mãn nhất. Một nỗ lực huỷ diệt cả một nền
văn hóa đến tận gốc: trước lịch sử, ai phải nhận lãnh trách nhiệm cho những tội
ác thiên thu ấy?… [Ngô
Thế Vinh, ngày 20.2.2015]
Mới
đây, Ngô Thế Vinh viết về Thanh Tâm Tuyền, một nhà thơ Miền Nam bị tù một thời
gian dài sau 1975, bị đưa ra Bắc, qua đời năm 70 tuổi tại Hoa Kỳ khiến (bác sĩ)
Ngô Thế Vinh tự hỏi phải chăng 7 năm ròng rã hút thuốc lào chống đói chống rét
có ảnh hưởng chút nào tới căn bệnh ung thư phổi của Thanh Tâm Tuyền. Nhưng đời
sáng tác của ông đã bị cướp đi ngay cả sau khi ra tù. Vâng, nhưng nếu đúng như
Nhã Ca phán xét thì một trong ba nhà thơ danh tiếng nhất của Thơ Việt Nam hiện
đại, chưởng môn phái Thơ Tự Do, cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc tàn phá và
tàn sát tại Huế! Ôi những kiếp người đã trượt ngã trên con đồi tịch mịch của lịch
sử mà cả cái bóng của mình cũng vẫn còn bị thản nhiên dẫm đạp.
Phần
Tưởng Năng Tiến phát biểu mới thật đích đáng. Ông không công nhận làm
"tòng phạm" với Đảng trong những vu giết người như vụ Mậu Thân. Ông
đòi hỏi phải xử cho phân minh về tội ác, kể cả tội ác Mậu Thân tại Huế, của người
Cộng sản trước khi lập trai đàn giải oan, nghĩa là còn ý nghĩa hơn cả những
‘bàn thờ chung" của Nhã Ca:
Hồi đầu
thập niên 1950, trong Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất, Đảng CSVN đã hiểu lầm và
qui sai thành phần đâu chừng vài trăm ngàn người, khiến họ đều phải bỏ mạng. Cuối
thập niên 1960 – trong trận Tổng Công Kích Mậu Thân – Đảng cũng đã hiểu lầm những người dân ở Huế là “tay sai của Mỹ/Ngụy,”
và đã đập đầu hay chôn sống tập thể khoảng vài ngàn (hay vài chục ngàn) mạng nữa.
Cuối thập niên 1970, sau khi giải phóng miền Nam, chỉ vì hiểu lầm rằng những
kẻ sống bằng doanh nghiệp (hay còn gọi là bọn tư sản – mại bản) là kẻ thù của
nhân dân, nên bằng vào chiến dịch Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Đảng làm cho vô số
gia đình tán gia bại sản, khiến cho không ít kẻ đã chết trong uất ức [...]
Trong vụ này, làm ơn bỏ hai chữ “nhân dân” qua một bên cho đám dân đen chúng
tôi được nhẹ nhõm – đôi phần. Dẫu vẫn biết rằng theo truyền thống thì “đâu cần
nhân dân có, đâu khó có nhân dân” nhưng làm tòng phạm (với Đảng) trong những vụ
giết người tập thể – như vừa dẫn – là điều khó quá. [...] Nếu có được sự biện
biệt rõ ràng giữa nạn nhân và thủ phạm như thế thì hy vọng (mỏng manh) sẽ có một
số vong linh được siêu thoát, sau những Trai Đàn Giải Oan – theo “giải pháp
tình thế” hiện tại. Số còn lại thì đành phải chờ thôi. Chờ cho đến khi có sự
thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, và hoàn cảnh cho phép để tỗ chức những
phiên toà liên quan đến những vụ án chưa xử – như Nhân Văn, Xét Lại, Đổi Tiền,
Mười Ngày Học Tập, Thu Vàng Bán Bãi Vuợt Biên … – và bắt buộc phải xử, trước
khi thiết lập những Trai Đàn Giải Oan (thực thụ và chính thức) trong tương lai.
Những phiên toà này, tưởng cũng nên nói cho rõ, không có mục đích truy thù hay
báo oán. Truyền thống văn hoá bao dung của dân tộc Việt không cho phép bất cứ
ai nghĩ đến điều này. Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả – và không thể
thanh thỏa thuần túy chỉ bằng những Trai Đàn Giải Oan – để mọi người đều cảm thấy
được nhẹ lòng, và an bình hơn khi hướng đến tương lai. [Tưởng Năng Tiến,
2.2007-Người viết in đậm]
Mượn
lời Tưởng Năng Tiến, chúng tôi cũng có thể nói, chỉ thay chữ “trai đàn giải
oan” bằng “bàn thờ chung” của Nhã Ca: "Hãy tổ chức những phiên
toà liên quan đến những vụ án chưa xử – như Nhân Văn, Xét Lại, Đổi Tiền, Mười
Ngày Học Tập, Thu Vàng Bán Bãi Vuợt Biên … – và bắt buộc phải xử, trước khi thiết
lập những bàn thờ chung (thực thụ và chính thức) trong tương lai. Những phiên
toà này, tưởng cũng nên nói cho rõ, không có mục đích truy thù hay báo oán.
Truyền thống văn hoá bao dung của dân tộc Việt không cho phép bất cứ ai nghĩ đến
điều này. Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả – và không thể thanh thỏa
thuần túy chỉ bằng những bàn thờ của người dân Việt Nam khi người gây ra tội ác
vẫn chưa bị xét xử công minh."
IV- Có phải "Mourning Headband for Huế là quan điểm,
là tiếng nói đích thực của người dân miền Nam Việt Nam" [Olga Dror] ?
Như
thế, vấn đề luôn luôn còn lại là GKSCH có phải thực đại diện cho một phần
hay toàn thể tiếng nói của người Miền Nam lúc bấy giờ nếu phản ảnh những sự kiện
có thực, không thêm bớt do tác giả chứng kiến và đã được nghe tại chỗ; hay chỉ
là một thứ truyện ký-trá hình- hồi ký mà sự trá hình đó sẽ lộ dạng qua lần
Talawas rồi lần xuất bản 2008, Hoa Kỳ?
Mặt
khác, hình như chính Olga Dror cũng không hình dung được những trở ngại thực sự
về việc "đối thoại" liên quan đến cuốn GKSCH (trang lvi, sđd).
Nếu Nhã Ca đã không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của người phỏng vấn như trường
hợp Đinh Từ Bích Thúy, thì việc mong mỏi một sự đối thoại từ giới đại học [đòi
hỏi một sự trực diện với tài liệu] hay giới cầm quyền ở Việt Nam [tự công nhận
trách nhiệm của người Cộng sản] hay với công chúng [đòi hỏi một sự bạch hóa về
sự mâu thuẫn giữa tác giả/truyện ký và dịch giả/hồi ký] lại càng là điều không
tưởng. Nhã Ca không công nhận có thay đổi trong GKSCH khi tái bản và nhiều lần
nói rõ GKSCH là một cuốn truyện ký, nghĩa là tiểu thuyết hóa sự kiện. Olga Dror
nhất quyết minh định rằng "Nó không phải là cuốn tiểu thuyết, không là tác
phẩm hư cấu". Như vậy, đối thoại trên căn bản nào? Đối thoại căn cứ trên một
bản gốc nhưng biết chắc là có biên tập lại khi tái bản sau này và không phổ biến
rộng rãi cho công chúng? Hay trên một bản tái bản với những thay đổi, mà theo
người viết, phải kể là rất quan trọng? Đối thoại bằng những sự kiện đã được tiểu
thuyết hóa theo lời chính tác giả hay được coi như sự thật theo dịch giả?
Olga
Dror còn thông tin rằng người ta có thể đọc cuốn GKSCH trên các mạng lưới
Internet [trang lvi, sđd] nhưng nếu chúng tôi không nhầm, chỉ có bản Hoa
Kỳ 2008 hay bản Talawas –là 2 bản đã được biên tập lại– lưu hành trên Internet.
Đa số các bản này lại không kèm "Tựa nhỏ: viết để chịu tội" chứa đựng
lời kết án quân dân Miền Nam như đã dẫn. Chúng tôi đã có ý tìm kiếm nhưng chưa
hề thấy bản Thương Yêu 1969 xuất hiện ở trang mạng nào cả. Như vậy, sẽ rất khó
để các nhà nghiên cứu hay độc giả tại bất cứ nơi đâu, trong hay ngoài Việt Nam,
có thể bàn thảo với Nhã Ca và Olga Dror giản dị chỉ vì họ không có phương tiện
đọc được nguyên bản Thương Yêu 1969 mà bà đã sử dụng. Đó là chưa kể đến bản đã
tái bản ở Sài gòn. Trong khi đó, để công bằng cho Nhã Ca, một nhà nghiên cứu phải
có ít nhất bốn bản GKSCH đã xuất bản thì mới có đủ tài liệu để so sánh và nhận
định. Theo như người viết nhận xét, trong Mourning Headband for Hue,
Olga Dror cũng chỉ nhắc tới 2 bản, là bản Thương Yêu và bản Việt Báo, cho nên,
nếu thế, chính bà cũng chưa thể đối thoại được với một người có đủ bốn bản về
những thay đổi quan trọng có thể liên quan trực tiếp tới giá trị nhân chứng của
tác giả và sự chính xác của các sự kiện trong tác phẩm.
Thêm
vào đó, ngoài vấn đề sự thật và các thay đổi liên quan đến tác phẩm, những tin
tức khác liên quan đến thân thế Nhã Ca khiến phản ảnh văn sử Miền Nam và lịch sử
cộng đồng tỵ nạn đương thời có đúng như Olga Dror đã trình bày trong cuốn này
không? Nếu không thì cuốn sách dịch-từ-nguyên bản này sẽ tiếp tục được đánh giá
như một tài liệu, một văn kiện như Olga Dror mong muốn hay sẽ là một thí dụ cảnh
cáo những nhà phê bình Văn học Miền Nam tương lai khi, theo Nhã Ca trong bài
nói chuyện thượng dẫn:
Sau
khi liệt kê đầy đủ và đối chiếu với các loại quan điểm khác nhau về trận chiến
đã được nói lên từ nhiều phía, nhiều nơi, nhiều nước, Olga nhấn mạnh
"Mourning Headband for Huế" là quan điểm, là tiếng nói đích thực của
người dân miền Nam Việt Nam.[Nhã Ca, "47 Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu
Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC Berkeley": Bài nói chuyện tại UC
Berkeley, Feb 25. 2015 trong buổi họp mặt với "Giải Khăn Sô Cho Huế/Mourning
Headband for Hue, http://vietbao.com/a234271/47-nam-sau-vu-tan-sat-tet-mau-than-giai-khan-so-cho-hue-toi-uc-berkeley,
Ngày 28. 2.2015-Người viết in đậm]
Nếu
quả GKSCH "là quan điểm, là tiếng nói đích thực của người dân miền
Nam Việt Nam" thì dịch giả Olga Dror nghĩ sao về việc họ bị Nhã Ca kết
thêm "tội sát nhân" chỉ vì họ có cái không may mắn là sống cùng thời
với người Cộng sản và Nhã Ca? Liệu bất cứ ai, chứ chưa nói đến Olga Dror, có thể
có đủ thẩm quyền để tấn phong một tác phẩm, nhất là một tác phẩm đang có quá
nhiều nghi vấn về tính chất "hồi ký" của nó và thân thế của tác giả,
vào vị trí "đại diện" cho cả một dân tộc như thế không?
Đằng
khác, có phải cũng trong cùng cuốn "ký" này, có một nam ký giả ngoại
quốc chạy loạn Mậu Thân Huế "râu ria xồm xoàm" trông giống như
"con đười ươi trong rừng chạy lạc về phố" [Nhã Ca, GKSCH bản 2008,
trang 73] không? Trong khi đó, ở bản GKSCH Thương Yêu 1969 thì người ký giả này
tuy cũng "râu ria xồm xoàm" nhưng chỉ "trông như sống trên rừng
sâu mới về" (trang 82, sđd) mà thôi. Bỗng dưng 40 mươi năm sau, ông ta lại
hóa thành …"con đười ươi"?! Mới đây, Nhã Ca đã nại Tổng thống Lincoln
ra làm chứng: lẽ ra bà phải nhìn rất kỹ chân dung vị tổng thống Hoa Kỳ này trước
khi biên tập lại GKSCH vào năm 2008! Cái lối viết khinh mạn cả một giống nòi
khác, và trong trường hợp này về một người cũng đang chạy trốn cái chết như
mình, phải chăng giải thích được thói phát biểu khiếm nhã đến nỗi kết tội cả một
thế hệ của chính dân tộc như Nhã Ca đã làm? Đúng, người ta có thể nói "Tôi
làm tôi mất nước", "Tôi là một thằng hèn" hay "Tôi không bảo
vệ được binh sĩ và đất nước của tôi nên tôi phải tự sát" (như bao nhiêu
quân nhân Miền Nam đã làm) nhưng cao giọng gán tội sát nhân cho cả triệu người
khác –có cả những người mất mạng như chuẩn úy Nhựt –để bảo vệ và chiếm lại
thành phố Huế thì quả là rất cần nên xét lại, đặc biệt là sau khi Nhã Ca đã quả
quyết với Đinh Từ Bích Thúy "Nếp nhà và văn hóa của một dân tộc biết
tôn thờ sự linh thiêng, dạy bảo tôi viết vậy" ! (7)
Đằng
khác, việc Nhã Ca từ chối phản bác những ý kiến trái ngược: "Olga cũng
hỏi tôi có muốn phát biểu gì không về vài ba trường hợp chỉ trích Giải Khăn Sô
Cho Huế mà Olga trích dẫn trong phần Giới Thiệu của Dịch Giả, tôi cám ơn bà và
nói không"; nhưng sau đó, chính bà lại ra lời mạt sát "những cái
đầu" không nghĩ như bà đến ít nhất là hai lần thì càng là một sự mâu thuẫn
rất rõ ràng. Thực ra, nếu Nhã Ca có trả lời thì cũng chỉ là bầy tỏ một tinh thần
mã thượng giữa những người cầm bút –là truyền thống của Văn học Miền Nam–và
quan tâm đến vấn đề chung; chứ nếu không, vấn đề kết án dân quân Miền Nam vẫn
còn đó, nói sai về lịch sử Hoa Kỳ vẫn còn đó, mạt sát một người Tây phương như
một "con đười ươi trong rừng chạy lạc về phố" cũng vẫn còn đó và quả
độc giả sẽ là người phán xét sau cùng, không chỉ độc giả đời này mà còn độc giả
của bao thế hệ đời đời sắp tới.
Người
viết muốn nhấn mạnh một điểm sau đây: người viết hoàn toàn tôn trọng quyền phát
biểu của Nhã Ca và quyền nhận định của Olga Dror; nhưng là một người dân trưởng
thành tại Miền Nam, được may mắn theo học cả trong hai hệ thống giáo dục tại Miền
Nam và Hoa Kỳ, lại nghiên cứu về văn học và sinh hoạt nghệ thuật Miền Nam đủ để
có tài liệu làm bằng chứng cho những điều đã dẫn, người viết muốn đưa ra một
cái nhìn khác về những phát biểu và nhận định nói trên mà người viết nghĩ rằng
sẽ làm thiệt hại cho hình ảnh của một Miền Nam nay được phổ biến, nhất là trong
môi trường đại học Hoa Kỳ.
Cái
nhìn khác đó của người viết đương nhiên không đại diện cho ai và có khiếm khuyết,
nhưng đó cũng là một điều nữa mà người viết muốn bày tỏ ở đây và cũng là lý do
khiến có bài viết này: cũng không ai có quyền đó cả. Khi Olga Dror, qua Nhã Ca,
phát biểu rằng GKSCH "là quan điểm, là tiếng nói đích thực của người dân
Miền Nam Việt Nam"– một Miền Nam, mà theo Nhã Ca, "phải lãnh phần
trách nhiệm" về tội tàn sát dân lành tại Huế và tội ác tàn phá thành phố
Huế vào tết Mậu Thân 1968 với Giải khăn sô cho Huế đi kèm– thì lời phát
biểu đó cần phải có sự phản bác từ bất cứ một người dân Miền Nam nào khác. Sự
phản bác đó càng cần thiết khi chính Olga Dror lập lại lời của Nhã Ca về
"một ngày giỗ chung" mà bà sẽ vui mừng nếu xẩy ra:
[...]
Nếu một ngày nào đó, dân tộc Việt Nam có thể họp lại mà cùng nhau tưởng niệm những
người đã chết vào Tết Mậu Thân tại Huế, cũng như Nhã Ca cũng muốn như vậy/If
one day the people of Vietnam would be able to together commemorate those who
died at the time of Tet Mậu Thân in Hue, as Nhã Ca also desires."
[Olga Dror, sđd, trang lvi]
Người
viết thành thực mong rằng, sau khi được đọc quan điểm của bốn nhân sự thượng dẫn
(nhất là của ký giả Đinh Từ Thức), thì Olga Dror phải nhận ra rằng có một khác
biệt rất lớn giữa "dân tộc Việt Nam/the people of Vietnam" và
chính phủ Cộng sản Việt Nam. Cứ đọc các tin người dân Việt Nam bây giờ làm lễ
công khai vinh danh người lính Việt Nam Cộng hòa và tử sĩ cuộc hải chiến Hoàng
Sa (1974) thì rõ: cần gì phải đợi chính phủ Cộng sản Việt Nam cho phép mới tưởng
niệm hay vinh danh được? Còn nếu nói về dân tộc Việt Nam thì làm gì có chuyện
thù hận nhau đến nỗi đó? Ngoài ra, nếu nói riêng đến trường hợp này, nghĩa là đến
"bàn thờ chung" của Nhã Ca, thì vấn đề phải đặt ra là chúng ta mang
gì tới bàn thờ đó? Mang một cuốn tiểu thuyết hóa sự kiện [Truyện ký/lời Nhã Ca]
để gây tranh luận hay mang sự thật không thêm bớt? Nhân danh tưởng niệm, ngày
giỗ, hương hoa, nhang đèn và bàn thờ mà làm gì trong khi tiếp tục gây oan khuất
cho cả một thế hệ còn sống với lời "hạch tội" (chữ của Nhã Ca) hạch họe
người vô tội phải "chịu tội với Huế, với quê hương" vì đã phạm tội ác
"tàn phá" và "tàn sát" (trang 12, Bản Thương Yêu)?!
Tổng
chi– cộng với bao điều bất nhất liên quan đến tác phẩm GKSCH do chính tác giả của
nó phổ biến– nếu những tin tức khác về tiểu sử tác giả Nhã Ca do Olga Dror mang
tới cho độc giả cũng không phản ảnh đúng đắn hay đầy đủ một phần văn sử của Văn
học Miền Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ thì sẽ cần phải được
phân tích cho phân minh dù chúng ta rất hoan nghênh sự thành tâm và thiện ý của
bà. Đó là những vấn đề quan trọng không kém– vì liên quan đến cả lịch sử và văn
sử của cả một nửa dân tộc –sẽ được bàn đến trong một loạt bài khác. Người viết,
dĩ nhiên, sẵn sàng hoan nghênh sự lên tiếng của tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga
Dror để rộng đường dư luận.
V- Một diễn đàn mở rộng để thu thập tài liệu
Người
viết đã mở đầu bài này bằng tin tức liên quan đến một số sử gia hay giáo sư tại
các đại học Hoa Kỳ thì cũng phải kết thúc bằng một lời tri ân cho phải phép.
Trước đây, khi nghiên cứu về tạp chí Sáng Tạo, người viết đã cố gắng tìm kiếm
thêm tin tức về thân thế của Graham Tucker– nhân viên Sở Thông tin Hoa Kỳ, người
đã đại diện cho cơ quan này tài trợ cho Mai Thảo đề làm Sáng Tạo– mà cho tới
nay vẫn còn thất bại. Người viết có ý nghĩ đó vì, sau khi tỵ nạn tại xứ này,
người viết mới thâm cảm được sự hy sinh từ máu xương cho tới tiền của mà đất nước
này đã đổ vào Việt Nam Cộng hòa (Miền Nam). Cuộc chiến tranh Việt Nam, kết thúc
một cách đau thương cho tự do và dân chủ, nhưng sự thất bại hầu như không thể
tránh khỏi ấy không xóa bỏ được lòng hào hiệp của một số người Hoa Kỳ muốn giúp
một nước nhược tiểu thoát cùm Cộng sản. Đúng, ngay tại đây có người sẽ phản đối
rằng Hoa Kỳ tham chiến vì quyền lợi của chính họ trong cuộc chạy đua thời Chiến
tranh Lạnh với Nga -xô. Hơn thế nữa, một số quân nhân Hoa Kỳ đã phạm tội ác rất
khó tha thứ được như cuộc thảm sát tại Mỹ Lai. Người viết không từ chối điều
đó, nhưng như đã trình bày ở trên, Hoa Kỳ không chỉ được đại diện bằng Mỹ Lai,
bằng nhóm nhà văn như Susan Sontag hoặc những giáo sư cực tả ở các đại học Hoa
Kỳ. Những giáo sư thượng dẫn và cả dịch giả Olga Dror — những nhà sử học hay bản
thân cũng là những tác gia đã có những công trình nghiên cứu giá trị về Việt
Nam — nay cố gắng giới thiệu tới cộng đồng đại học và người đọc Hoa Kỳ những
tác phẩm giúp nới rộng vòng hiểu biết về cuộc chiến và Miền Nam. Đằng khác,
trong bất cứ vấn đề nào, tài liệu, sự chính xác của tài liệu và nhân chứng là
những yếu tố không thể bỏ qua để xác định vị trí của một tác phẩm hay phát biểu
của tác giả trong bối cảnh khi nó xuất hiện.
Nếu
bài viết này có cung cấp được bất cứ tài liệu nào cho các giáo sư thượng dẫn,
cho Olga Dror, cho Nhã Ca và cho độc giả thì đó là một niềm khích lệ lớn cho
người viết trên hành trình nghiên cứu về Văn học Miền Nam của chính mình.
CHÚ
THÍCH
Để
thêm công bằng cho Nhã Ca–ngoại trừ những trường hợp cần thiết– chúng tôi sẽ sử
dụng bản dịch Việt ngữ của Huỳnh Kim Quang, đã đăng trên Việt báo Kinh tế, khi
cần trích dẫn lời giới thiệu của Olga Dror.
*
"And that is why I swore never to be silent whenever wherever human
beings endure suffering and humiliation. We must take sides. Neutrality helps
the oppressor, never the victim. Silence encourages the tormentor, never the
tormented. Sometimes we must interfere. When human lives are endangered, when
human dignity is in jeopardy, national borders and sensitivities become
irrelevant. Wherever men and women are persecuted because of their race,
religion, or political views, that place must – at that moment – become the
center of the universe." [Elie Wiesel, sống sót từ trại diệt chủng
Auschwitz II-Birkenau với mã số A-7713, http://www.eliewieselfoundation.org/nobelprizespeech.aspx]
(1)
Tác giả cuốn Print and Power: Confucianism, Communism, and Buddhism in the
Making of Modern Vietam, thuộc Đại học George Washington University
(2)
"In this searing and unsparing memoir, Nha Ca bears witness to the
mindless violence against civilians in war. Her civilian focus is important: in
all of the writing on the Vietnam War, too little has been written on the
civilian experience of conflict, a conflict that profoundly shaped the lives of
millions of Vietnamese. It is important that we read about this violence, and
through first-hand accounts: the further we move away from the Vietnam War, and
the more we clinically dissect the war in terms of high politics and military
strategy, the less we seem to remember that the war, on the ground, could be
vicious, brutal, and devastating. A Mourning Headband for Hue is an
anguished testimonial to that reality." [ http://www.amazon.com/Mourning-Headband-Hue-Account-Vietnam/dp/0253014174 hay
trên bìa sau của Mourning Headband for Hue]
(3)
Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu về Đông Nam Á, tác giả cuốn The Colonial
Bastille: A History of Imprisonment in Vietnam, 1862-1940 và dịch giả cuốn Số Đỏ
(Vũ Trọng Phụng). Ông cũng là Chủ bút của tạp chí Journal of Vietnamese
Studies.
(4)
"All people and events in this work are real. Nhã Ca either witnessed
the events she described or heard about them from people she encountered during
the ordeal. It is an account or a collection of accounts written in the wake of
the tragic event [page xviii], Nhã Ca’s goal was to bring these events out for
display, to remember the atrocities that were committed upon the city of Hue
and its people, and to take responsibility for them. Her account of events is
not perfectly polished—a quality that usually betrays (and requires) a
much greater distance from a traumatic event– and in this lies one of its
greatest values" [page xix]. "It is not a novel, not a
work of fiction, but an unvarnished account of the events as seen through the
eyes of the author and the eyes of those who surrounded her at that time. It
gives us "snapshots" of the ruined and scarred lives at the time of
the Tết Offensive. [page lvii]" [Olga Dror]
(5)
"The work you are about to read [...] is an account of events as seen through
her own eyes and the eyes of other civilians caught in the midst of the Tết
Offensive in the city of Hue between January 30 and February 28, 1968
"[ix]. "These and some other elements hopefully help to
preserve Mourning Headband for Hue as a faithful document of wartime
Vietnamese culture and history and to establish it as a necessary text for a
better understanding of the Tết Offensive and of the war in Vietnam from a
voice of that time." [page xii] [Olga Dror]
(6)
Người viết cũng nhân đây cảm ơn dịch giả Olga Dror đã trình bày rất chính xác
và cẩn trọng phần phát biểu của người viết– liên quan đến trách nhiệm hoàn toàn
của người Cộng sản về cuộc thảm sát tại Huế nhắm đối chiếu với phản ứng tự vệ của
quân dân Miền Nam bên cạnh sự hỗ trợ xương máu của quân đội Hoa Kỳ– mà bà đã
trích dẫn trong phần giới thiệu cuốn Mourning Headband for Hue (trang lxv,
Chú thích số 99). Người viết càng cảm ơn hơn nữa nỗ lực của Olga Dror khi,
không những đã trưng ra nhiều quan điểm đối nghịch như của người viết, mà còn
hướng dẫn độc giả tới những tài liệu hay ấn bản khác có thể giúp họ đi xa hơn
trong vấn đề này. Phần người viết, bà đã nhắc tới cuốn luận án Cao học năm 2010
có tên Literary Friends and Foes: The Story of Vietnamese Exiled Writers in
the United States, Pennsylvania State University, Harrisburg, PA.
(7)
Lẽ ra, không ai nên nại đến bất cứ sự linh thiêng nào để đánh cược cho quan điểm
hay kiến thức của mình. Nhã Ca sử dụng lịch sử Hoa Kỳ để thuyết phục người nghe
về ngày giỗ chung do bà xướng xuất nhưng nói sai trầm trọng về mấy sự kiện liên
quan đến lịch sử Hoa Kỳ chỉ trong vài dòng ngắn ngủi: "[...] tổng thống
Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định "một ngày tủi nhục quốc gia" cho
nước Mỹ[...] Nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt vào vào tháng Tư năm 1865. Liên Bang nước
Mỹ, với sự tôn trọng dành cho phía miền Nam- lá cờ miền Nam vẫn được treo, binh
sĩ miền Nam vẫn giữ súng cá nhân, liệt sĩ Nam Bắc chung nghĩa trang, cả nước
không có một cuộc diễn binh hay lễ hội mừng chiến thắng…" [Nhã Ca, 47
Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC Berkeley: Bài
nói chuyện tại UC Berkeley, Feb 25. 2015, http://vietbao.com/p112a234271/47-nam-sau-vu-tan-sat-tet-mau-than-giai-khan-so-cho-hue-toi-uc-berkeley]
Thực
ra, thứ nhất, ngày đó có nguyên có tên là " A Day of National Humiliation,
Fasting and Prayer " và nghị định của Tổng thống Lincoln có nhắc tới
"Thượng đế/ Government of Almighty God/God is the Lord/ the offended
Power" trong bối cảnh lúc ấy của nền văn hóa Hoa Kỳ, một nền văn hóa
không liên quan tới trận chiến Quốc-Cộng mà sau này Nhã Ca và hầu như tất cả
văn nghệ sĩ Miền Nam đều bị người Cộng sản giam giữ sau 1975. Thứ hai, "lá
cờ Miền Nam" (the Confederate Flag) không hẳn là được chào mừng tại mọi
nơi. Năm 2014, Thống đốc Californa vừa ra lệnh cấm các cơ quan sở tại không được
phép bán hay bầy bất cứ thứ gì có in hình lá cờ này. Trước đó, tháng 7. 2000,
Thống đốc Tiểu bang S. Carolina ra lệnh hạ cờ xuống tại Viện Dân biểu vv.
Và
có, có một cuộc diển hành rất lớn mừng chiến thắng đã được tổ chức tại thủ đô
Washington D.C. kéo dài trong suốt 2 ngày 23 và 24 tháng 5. 1865 dưới sự chủ tọa
của Tổng thống Andrew Johnson. Trước đó, cũng có hai buổi mừng chiến thắng thời
Tổng thống Abraham Lincoln còn sinh tiền. Tờ Literary Digest, ra ngày
19.5.1919, đã có bài viết về cuộc diễn hành này mà số quân tham dự là khoảng
200.000 với một trong mấy vị tướng mang quân về là tướng William Tecumseh
Sherman. Nếu Nhã Ca có xem phim "Cuốn theo chiều gió/ Gone With the
Wind" với Scarlett O’hara/Viven Leigh và Rhett Butler/Clark
Gable thì sẽ thấy hình ảnh cuộc hỏa hoạn khủng khiếp tại thành phố Atlanta xưa
kia vẫn cho rằng do viên tướng này gây ra. Và không, không có lính Miền Nam nào
lúc đó còn giữ súng đề làm gì: họ đã giải giới và về đoàn tụ với gia đình sau
khi tướng Robert E. Lee đầu hàng ngày 9. 4. 1865 tại Appomattox, Virginia.
Riêng đa số quân nhân tham dự cuộc chiến này với quân lực Liên bang thì chính
thức giải giới sau cuộc diễn hành mừng chiến thắng tại Washington D. C. Hiện
nay, một số tổ chức đang vận động để tổ chức cuộc diễn hành kỷ niệm "The
Grand Review Parade" 150 năm trước đây vào ngày 17. 5. 2015 nhưng với sự
tham dự của đại biểu của các binh lính da màu nguyên đã không được tham dự vào
năm 1865.
-----------------------------------
Bản dịch tiếng Anh “Mourning Headband For Hue”
(Giải Khăn Sô Cho Huế) của Nhã Ca
.
.
.
.
Huỳnh Kim Quang dịch 17/02/2015
.
Huỳnh Kim Quang dịch
16/02/201507:38:00
http://vietbao.com/p112a233766/hoc-gia-dich-gia-olgar-dror-viet-ve-nha-ca-giai-khan-so-cho-hue-ky-11
.
Huỳnh Kim Quang dịch 14/02/2015
http://vietbao.com/p112a233731/hoc-gia-dich-gia-olgar-dror-viet-ve-nha-ca-giai-khan-so-cho-hue-ky-10
.
Huỳnh Kim Quang dịch 13/02/2015
.
Huỳnh Kim Quang dịch 12-2-2015
.
.
.
.
.
.
.
.
Phỏng vấn Nhã Ca & Olga Dror về bản dịch “Mourning Headband
for Hue”
20.08.2014
.
* Tác phẩm được đại học Indiana University Press chuyển ngữ
và xuất bản
Ngọc Lan/Người Việt Thursday, April
24, 2014 7:30:16 PM
.
Mặc
Lâm, phóng viên đài RFA 2008-02-03
.
No comments:
Post a Comment