Nhà báo Phạm Chí Dũng - Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
Luật
Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội
khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Điều 60 Luật BHXH 2014 quy
định người lao động sẽ không được nhận BHXH một lần (ngoại trừ một số trường hợp
đặc biệt) mà phải đợi đến tuổi hưu (theo Điều 73).
Nhưng
theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đến năm 2021, quỹ BHXH của Việt
Nam sẽ mất cân đối thu chi. Triển vọng u ám về chi trả đối với quỹ BHXH Việt
Nam cũng được thừa nhận bởi nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ và người
lao động trong nước.
Từ
ngày 26/03/2014, 90.000 công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân, TPHCM)
đã đình công phản đối các quy định tại điều 60, Luật BHXH 2014 về việc không
cho người tham gia BHXH được hưởng BHXH một lần như trước.
Xét
rằng:
-
Đây là cuộc đình công quy mô lớn nhất từ sau thời điểm Đổi mới cho đến nay
(1986) nhằm phản đối công khai và quyết liệt một chính sách đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua.
-
Cuộc đình công nổ ra với 90.000 công nhân và kéo dài nhiều ngày đã cho thấy Luật
BHXH 2014 được Quốc hội thông qua đã không đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo được
lợi quyền của số đông người lao động thông qua Điều 60.
Theo
đó:
Người
lao động đã mất niềm tin vào sự đảm bảo về mặt ngân sách nhà nước trong hoạt động
chi trả BHXH cũng như tính công bằng của nó vào thời điểm về hưu của người lao
động. Vì thế:
-
Đình công nổ ra là tất yếu, khi tình trạng quản lý, sử dụng sai mục đích ngân
sách nhà nước, quỹ BHXH vẫn không được chấn chỉnh và kiểm soát, nạn tham nhũng
ngày càng diễn ra trầm trọng, sự bất bình đẳng về chi trả BHXH giữa các đối tượng
lao động trong và ngoài nhà nước ngày càng lớn. Theo đó, về mặt lâu dài sẽ
không thể đảm bảo lợi quyền của người lao động (hưu trí) ngoài khu vực nhà nước
cũng như đáp ứng mục tiêu an sinh xã hội.
-
Đình công nổ ra là tất yếu, khi giá trị tích lũy lâu dài của người lao động sẽ
không được hồi trả xứng đáng, trong tình trạng lạm phát tiếp tục đẩy tiền đồng
Việt Nam ngày càng mất giá trị.
-
Đình công nổ ra là tất yếu, khi người lao động đã mất niềm tin vào sự đảm bảo của
Quỹ BHXH do tình trạng mất cân đối, không minh bạch tỷ lệ thu chi vẫn đang diễn
ra và không có biện pháp ngăn chặn.
Chúng
tôi - Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nhận thức rằng:
Mục
tiêu cuối cùng của mọi chính sách Nhà nước khi ra đời là phải phản ánh đúng thực
trạng xã hội và đảm bảo tốt nhất lợi quyền người lao động ở mọi vị trí, cấp độ,
môi trường làm việc ở trước mắt lẫn lâu dài.
Do
đó, chúng tôi lo ngại về tính khả thi cũng như rủi ro lớn dẫn đến khả năng làm
mất mát lợi quyền chính đáng của người lao động (lương hưu) qua Điều 60 Luật
BHXH 2014.
Trên
cơ sở đó, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố:
-
Ủng hộ mạnh mẽ yêu sách đình công của 90.000 công nhân Pou Yuen nhằm phản đối
Điều 60, Luật BHXH 2014 đã được Quốc Hội nước CHXHVN thông qua với quy định
lãnh trợ cấp BHXH một lần.
-
Lên án Tổng liên đoàn lao động đã đi ngược lại lợi ích công nhân.
-
Yêu cầu chính quyền và công an không được ngăn trở, đàn áp quyền đình công và
biểu tình chính đáng của công nhân dưới mọi hình thức.
-
Yêu cầu truyền thông trong nước phản biện Luật BHXH 2014 trên cơ sở phải đảm bảo
lợi quyền tốt nhất của người lao động gắn với bối cảnh thực tế của xã hội, và nền
kinh tế, chính trị. Làm rõ nội dung đóng BHXH theo Luật, trong đó buộc người
lao động phải đóng đủ 20 năm và lãnh lương hưu khi nam 60 tuổi, nữ 55. Qua đó,
thiết lập một khung BHXH phù hợp hơn, đủ khả năng quản lý rủi ro trong trường hợp
thâm hụt ngân sách vẫn diễn biến nghiêm trọng.
-
Kêu gọi các tổ chức và nghiệp đoàn lao động quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) lên tiếng ủng hộ công nhân Việt Nam nhằm phản đối Điều 60 Luật BHXH
2014.
-
Đồng thuận với việc Bộ Lao Động Thương Bình và Xã Hội về việc sẽ tổ chức các buổi
tiếp xúc, tham vấn có đại diện của Tổng liên đoàn Lao động, đại diện người sử dụng
lao động và người lao động về Luật BHXH 2014.
Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam mong muốn và cam kết đồng hành cùng với người lao động
Việt Nam nói chung và công nhân Pou Yuen nói riêng trong quá trình đòi lợi quyền
chính đáng của mình, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ngày
1 tháng 4 năm 2015
Thay
mặt Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
Chủ
tịch
Nhà
báo Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment