Trọng Nghĩa - RFI
Đăng
ngày 18-01-2015 Sửa đổi ngày 18-01-2015 16:14
Vào
hôm nay, 18/01/2015, chính quyền Jakarta đã cho xử bắn sáu tử tù bị kết tội
buôn bán ma túy, bao gồm một người Indonesia và 5 công dân ngoại quốc đến từ Việt
Nam, Brazil, Hà Lan, Malawi và Nigeria. Vụ hành quyết đã lập tức gây căng thẳng
trong quan hệ ngoại giao giữa Indonesia và hai nước Brazil và Hà Lan, vốn đã khẩn
thiết yêu cầu Jakarta đình hoãn việc hành hình.
Chính
quyền Indonesia xác nhận đã cho xử bắn các tử tù vào khoảng sau nửa đêm hôm
qua. Theo báo chí Việt Nam, người Việt bị Indonesia hành quyết tên Trần Thị
Bích Hạnh, bị xử tử tại huyện Boyolali, miền trung Java, trong khi 5 người còn
lại bị hành hình trên đảo Nusa Kambangan, ngoài khơi bờ biển phía nam đảo Java.
Brazil
và Hà Lan là hai nước phản ứng gay gắt nhất và đều đã loan báo triệu hồi đại sứ
của họ tại Jakarta về nước để tham khảo.
Nữ
Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff tuyên bố là bà rất « phẫn nộ » trước sự kiện
Jakarta đã làm ngơ trước những lời kêu gọi liên tiếp, xin chính quyền khoan hồng
đối với tử tù Marco Archer Cardoso Moreira, bị kết án tử hình năm 2004 về tội
mang bạch phiến vào Indonesia.
Theo
một phát ngôn viên của Tổng thống Brazil : « Việc Indonesia thi hành án tử hình
đang ngày càng bị cộng đồng quốc tế bác bỏ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan
hệ giữa hai nước ».
Ngoại
trưởng Hà Lan, Bert Koenders, cũng đánh giá vụ hành quyết sáu tử tù, trong đó
có Ang Kiem Soei người Hà Lan, là một sự kiện « vô cùng đau buồn », xác định rằng
chính phủ Hà Lan đã làm hết sức mình để vụ việc có kết quả tốt hơn. Hà Lan cũng
cho triệu hồi đại sứ của mình về nước để tham vấn.
Theo
hãng tin Pháp AFP, Indonesia là một trong những nước có luật lệ chống buôn bán
ma túy khắt khe nhất trên thế giới, trong lúc tân Tổng thống Indonesia là người
chủ trương dùng án tử hình đối với giới buôn lậu.
Vụ
hành quyết hôm nay đang khiến nhiều quốc gia phương Tây, nơi án tử hình đã bị
bãi bỏ, lo ngại. Một người Anh 56 tuổi bị bắt vào năm 2013 tại Bali với gần năm
ký bạch phiến hiện đang ở trong « hành lang của tử thần » trong nhà tù
Indonesia, chờ ngày hành quyết.
Đây
cũng là trường hợp của hai người Úc, trong khi Paris đang chờ đợi kết quả kháng
án của một công dân Pháp tên Serge Atlaoui, bị kết án tử hình vào năm 2007 về tội
làm việc cho một phòng thí nghiệm bí mật sản xuất thuốc lắc gần Jakarta.
---------------------
VOA
Cập
nhật: 18.01.2015 21:21
Brazil và Hà Lan đã
triệu hồi đại sứ nước mình từ Indonesia sau khi quốc gia Đông Nam Á này phớt lờ
lời kêu gọi ân xá, và đã xử tử 6 người, trong đó có một công dân Việt Nam, vì tội
buôn lậu ma túy.
Văn
phòng Bộ Tư pháp cho biết 5 người nước ngoài và một người Indonesia đã bị xử bắn
sớm hôm nay tại tỉnh Trung Java.
Ông
Muhammad Prasetyo, Bộ trưởng Tư pháp Indonesia, nói rằng việc xử tử cho thấy sự
quyết tâm của chính phủ nước này rằng Indonesia sẽ không bao giờ thỏa hiệp với
các tội phạm, những người buôn lậu và các băng đảng ma túy.
Ngoại
trưởng Hà Lan Bert Koenders nói rằng các vụ hành quyết là “một sự trừng phạt độc
ác và vô nhân đạo, không khác gì sự bác bỏ không thể chấp nhận được nhân phẩm
và sự nguyên vẹn của con người”.
Một
tuyên bố của chính phủ Brazil nói rằng vụ tử hình ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối
bang giao giữa hai nước.
Ngoài
một người Brazil và Hà Lan, các công dân của Malawi, Nigeria và Việt Nam cũng bị
xử tử.
Tổng
thống Indonesia Joko Widodo đã bác bỏ các đề nghị ân xá, thể hiện sự cứng rắn của
nước này đối với những người buôn lậu ma túy.
Tổ
chức thúc đẩy nhân quyền Ân Xá Quốc tế đã gọi việc tử hình là “một sự vi phạm
quyền con người”.
Giám
đốc nghiên cứu chuyên trách khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Rupert
Abbott, nói rằng “tân chính quyền nhậm chức với các cam kết cải thiện nhân quyền”,
nhưng việc xử tử 6 người trên cho thấy “một bước thụt lùi”. Tổng thống
Widodo nhậm chức vào tháng Mười năm ngoái.
Công dân Việt Nam bị đưa ra pháp trường Indonesia là bà Trần Thị
Bích Hạnh.
Trong
một thông cáo đăng tải trên mạng hôm nay, 18/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt
Nam cho biết: “Kể từ khi Trần Thị Bích Hạnh
bị bắt tháng 06/2011 đến nay, lãnh đạo cấp cao, các cơ quan chức năng và Đại sứ
quán Việt Nam tại Indonesia đã nhiều lần trao đổi, làm việc, yêu cầu phía
Indonesia bảo đảm quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam theo đúng các quy
định của pháp luật và xem xét giảm án trên tinh thần nhân đạo. Các cơ quan chức
năng của Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết đối với trường
hợp này”.
Việt
Nam cũng từng kết án tử hình nhiều người nước ngoài buôn lậu ma túy.
Ngoại
trưởng Hà Lan hôm 17/1 cho biết đã liên hệ với tất cả các quốc gia có công dân
bị đem ra bắn ở Indonesia
Tất
cả các tử tù bị kết án buôn lậu ma túy trong khoảng thời gian từ năm 2000 -
2011.
Tổng
thống Indonesia Joko Widodo đã bác đơn xin ân xá của họ tháng 12 năm ngoái.
Indonesia
áp dụng các luật lệ nghiêm khắc đối với tội trạng buôn lậu ma túy.
Hơn 138 người hiện là tử tù ở Indonesia, và phần lớn trong số đó
là có liên quan tới tội buôn lậu ma túy. Một phần ba trong số đó là công dân nước
ngoài.
Theo VOA, AP,
Reuters, MOFA
No comments:
Post a Comment