Thụy My - RFI
Đăng
ngày 29-01-2015 Sửa đổi ngày 29-01-2015 15:22
Tổ chức Human Rights Watch hôm nay 29/01/2015
tố cáo chính quyền Trung Quốc từ tháng 3/2013 đã tung ra « cuộc tấn công kịch
liệt vào các quyền cơ bản của con người, với sự mãnh liệt chưa từng thấy kể từ
nhiều năm qua ».
Báo cáo
thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền nhận định : « Đây là một dấu hiệu
đáng báo động, nhất là vì ban lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay còn nắm quyền cho
đến tận năm 2023 ».Theo Human Rights Watch : « Trung Quốc vẫn là một Nhà
nước độc tài, mặc nhiên hạn chế các quyền căn bản trong đó có quyền tự do ngôn
luận, tự do lập hội, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng ».
Human
Rights Watch cũng ghi nhận, từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 3/2013,
đã có một số biện pháp tích cực được loan báo, chẳng hạn xóa bỏ cải tạo lao động,
giảm nhẹ các thủ tục hộ khẩu.
Nhưng «
từ giữa tháng 3/2013, chính quyền và đảng Cộng sản Trung Quốc lại đưa ra các chỉ
thị nhấn mạnh đến việc củng cố lý tưởng cộng sản nơi các đảng viên, giảng viên
đại học, sinh viên, các nhà nghiên cứu và nhà báo ». Tỏ thái độ thù địch
trước mọi chỉ trích, « chính quyền chĩa mũi dùi vào các nhà tranh đấu và gia
đình họ, quấy nhiễu, bắt bớ tùy tiện, bỏ tù vô căn cứ, tra tấn và không chăm
sóc y tế ».
Human
Rights Watch nhắc lại trường hợp nhà ly khai Tào Thuận Lợi (Cao Shunli), qua đời
tháng 3/2014 sau thời gian bị giam cầm, gây phẫn nộ cho các nhà đấu tranh nhân
quyền và khiến Liên Hiệp Châu Âu cũng như Hoa Kỳ phải phản ứng.
Bà Tào
Thuận Lợi trong nhiều năm trời đã đấu tranh cho việc các thành viên của xã hội
dân sự Trung Quốc được tham gia soạn thảo bản báo cáo về tình hình nhân quyền tại
nước này, mà Bắc Kinh trình lên Liên Hiệp Quốc, tất nhiên là toàn những lời tán
tụng. Thân nhân của bà khẳng định với AFP là chính quyền Trung Quốc không cho
bà thuốc men chữa trị trong nhiều tháng dù bà bị bệnh nặng trong trại giam.
Báo cáo
thường niên của Human Rights Watch cũng nêu ra « các vụ trả thù đặc biệt tàn
bạo » đối với các thành viên Phong trào Tân Công dân – một mạng lưới các nhà
tranh đấu đòi hỏi các lãnh đạo chính trị phải công khai tài sản.
Liên
quan đến Tân Cương, vùng đất thường xuyên xảy ra bạo động, Human Rights Watch
nhận định « nạn phân biệt chủng tộc diễn ra khắp nơi, nạn đàn áp tôn giáo trầm
trọng và trấn áp văn hóa tăng cao (…) tiếp tục gây thêm nhiều căng thẳng ».
No comments:
Post a Comment