02.12.2014
Trong vài tháng trở
lại đây, Trung Quốc đã tỏ ra hòa nhã hơn về mặt
ngoại giao với Việt Nam. Tuy nhiên giống như lời Thượng
tướng Đỗ Bá Tị nói hồi tháng 10 vừa qua, “âm
mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm Biển
Đông là không thay đổi”. Hoặc như lời Đại
tướng Phùng Quang Thanh khi trả lời phóng viên về việc
Trung Quốc có hứa hoặc cam kết giữ nguyên hiện trạng,
“hứa
thì bạn không hứa”.
Sự
hòa nhã trên bề mặt này nhằm làm mềm đi các động
thái quyết liệt trên thực địa của Trung Quốc ở
Trường Sa. Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) do Trung Quốc
chiếm năm 1988 đã được nước này xây dựng thành đảo
bê tông với diện tích lên
tới 1 km vuông, và sẽ còn mở rộng hơn nữa (trong
khi đảo Ba Bình, đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường
Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng, cũng chỉ có 0.5 km
vuông). Trung Quốc cũng đang xây dựng một sân bay quân
sự tại Đá Chữ Thập. Đích thân tư lệnh hải quân
Trung Quốc, ông Ngô Thắng Lợi, đã thị sát các đảo
nhân tạo do Trung Quốc đang xây dựng này trong tháng 9,
một động thái mà theo phía Đài Loan là “chưa
có tiền lệ”.
Tin
báo chí đăng lại trích nguồn từ Lee Hsiang Chou (đứng
đầu cơ quan an ninh của Đài Loan) cho biết Bắc Kinh đang
thi công 7 dự án xây dựng trên Biển Đông và 5 trong số
đó được phê duyệt từ khi ông Tập Cận Bình lên làm
chủ tịch. Theo một phóng sự khác của BBC hồi tháng 9
(có cả video và hình ảnh), thì ngoài Đá Chữ Thập,
việc xây dựng cũng đang được tiến hành rất mạnh ở
Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Gạc Ma (Johnson Reef hoặc Johnson
South Reef) – nơi phóng viên BBC trích
lời của phía Philippines cho rằng Trung Quốc đang xây
sân bay quân sự.
Chiến
thuật này của Trung Quốc tỏ ra đi đúng hướng. Nó đạt
được mục tiêu rất quan trọng là tăng dần sự hiện
diện hùng mạnh của Trung Quốc trên Trường Sa. Và vì
nước này làm một cách lặng lẽ, các nước tranh chấp
không có nước nào nói được gì (ai có khả năng cứ
xây). Truyền thông quốc tế không nói được gì vì nó
không tạo ra điểm nóng như sự kiện giàn khoan HD-981.
Ngay cả công luận Việt Nam cũng không chút lưu tâm.
Xét
về mặt lâu dài, vụ việc giàn khoan HD-981 chỉ là
chuyện nhỏ so với việc Trung Quốc đang biến gần như
tất cả các đảo đá tự nhiên thành các đảo nhân tạo
lớn cho mục đích quân sự của họ. Không khó để nhận
ra sau khi hoàn thành các công trình này, Trung Quốc sẽ là
lực lượng quân sự lớn nhất trong khu vực Trường Sa,
với hạ tầng kỹ thuật tốt nhất (bao gồm cả cảng
biển và sân bay quân sự). Các đảo này sẽ trở thành
cơ sở quân sự chiến lược của Trung Quốc để kiểm
soát toàn diện Biển Đông.
Theo
nhiều chuyên gia phân tích quốc tế, mục tiêu của Trung
Quốc không đơn thuần là lấn át các nước láng giềng
(việc mà họ chưa bao giờ nghĩ là khó). Mục tiêu lớn
của Trung Quốc là thực sự biến Biển Đông thành sân
nhà của mình, và từ chối sự hiện diện của các lực
lượng quân sự lớn khác trên thế giới trong khu vực.
Đây là một dạng ứng dụng của học
thuyết Monroe (Monroe Doctrine) – một học thuyết sinh
ra từ nước Mỹ nói về việc các cường quốc lớn
trên thế giới chia khu vực để cai trị và không can
thiệp vào các khu vực của nhau.
Việt
Nam không có nhiều lựa chọn để chống lại thực tế
đang diễn ra này. Ngoài việc làm cho nội lực của mình
mạnh lên, điều quan trọng là không để rơi vào bẫy
trở thành con bài của nước khác và trở thành một
dạng Kinh Kha thời hiện đại.
*
Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài
viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của
Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường
của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment