Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Business
Insider
Nam Nguyễn Hoàng dịch, CTV Phía Trước
Nam Nguyễn Hoàng dịch, CTV Phía Trước
Posted
on Dec 26, 2014
1.
Bản đồ hành chính:’
Khu
vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm trên 20 quốc gia, trải rộng từ phía Bắc,
bắt đầu từ nước Nga đến phía Nam, tới Australia và New Zealand, phía Tây từ Ấn
Độ, đến phía Đông, Papua New Guinea.
2.
Dân số châu Á:
Châu
Á là một khu vực năng động và bùng nổ, với dân số 4,3 tỉ dân – chiếm 60% dân số
toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trong khu vực, với dân số 1,4 tỉ
người. Ấn Độ được dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc trong 15 năm tới, trở thành quốc
gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.5 tỉ người.
3. Các
đường hàng hải và các eo biển:
Hơn
phân nửa hàng hóa thương mại vận chuyển bằng đường thủy đi qua khu vực Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là eo biển Malacca, một trong những cung đường
vận chuyển quan trọng nhất trên thế giới. Eo biển này nối liền Ấn Độ và Thái
Bình Dương, và có khả năng thông thương cho các tàu vận chuyển ước tính
25% tổng giá trị hàng hóa thương mại. Eo biển này cũng thông thương chuyên
chở ước tính 25% lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển. Vị trí hẹp nhất của
eo biển – phía Nam Singapore, chỉ rộng 1,5 hải lý, đã đưa Malacca trở thành một
trong những điểm nút giao thông có giá trị nhất trên thế giới.
4.
Đường vận chuyển khí đốt lỏng trên biển Đông:
Một
phần ba lượng khí đốt hóa lỏng của thế giới đi qua eo biển Malacca vào biển
Đông phần lớn có nguồn gốc ở vịnh Ba Tư. Khí đốt hóa lỏng cũng được vận chuyển
vào khu vực từ Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Phần lớn lượng khí đốt hóa lỏng nhập
khẩu này được vận chuyển tới Nhật Bản và Hàn Quốc.
5.
Tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển Đông:
Biển
Đông đã được kiểm chứng có trữ lượng dầu đáng kể, và các nước trong khu vực đều
tập trung vào việc trích xuất lượng dầu này. Trữ lượng dầu này lại nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, và Philippines. Biển
Đông cũng là một điểm tập trung khai thác khí đốt, nhưng mức độ dự trữ
của khu vực này vẫn nằm trong bức màn bí ẩn.
6. Dòng
thương mại châu Á:
Ngoài
việc cung cấp đường vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, các quốc gia trong vùng biển
châu Á cũng có tương quan mật thiết với nhau trong các mối quan hệ thương mại.
Trung
Quốc và các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản, Nhật Bản với các nước Đông
Nam Á đều có những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ. Trong đó, đặc trưng là mối
quan hệ thương mại Trung Quốc – các nước Đông Nam Á.
7. TPP và các nước thành viên RCEP
Hiện
tại, có 2 hiệp định thương mại tự do đàm phán ở Đông Á. Tại thời điểm này,
đối tác đàm phán của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương bao gồm
Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,
Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam.
Các
quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối tác đàm phán bao gồm Australia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, và tất cả các nước thành
viên ASEAN. Hai hiệp định này, và thực tế là một số nước (Australia, New
Zealand, Brunei, Nhật Bản, Malaysia và Singapore) là thành viên của cả hai, thể
hiện rõ sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ về kinh tế trong khu vực.
8.
Thành viên đa phương
Có
rất nhiều các diễn đàn đa phương trong khu vực, và các quốc gia châu Á khác
nhau đáng kể trong việc tham gia vào các tổ chức này. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, và Úc là các quốc gia trong khu vực tham gia diễn đàn đa quốc
gia tích cực nhất.
9.
Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển
Hầu
hết các quốc gia trong vùng biển châu Á đã ký kết và phê chuẩn Công ước của
Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển. UNCLOS quy định quyền hạn và trách nhiệm của
các quốc gia đối với các đại dương trên thế giới, và việc thành lập các hướng dẫn
cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, và về các vấn đề
thương mại. UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994.
Hoa
Kỳ dù không phải là một bên tham gia ký kết các điều ước quốc tế, mặc dù các hoạt
động của Mỹ thực hiện tuân thủ theo UNCLOS như các luật tập quán quốc tế.
10.
Vùng đặc quyền kinh tế
Theo
Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển, các quốc gia ven biển có thể
tuyên bố một “Khu Đặc quyền Kinh tế” có chiều dài lên đến 200 hải lý. Mỗi quốc
gia có đặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế
của họ, nhưng cũng phải cho phép quyền giao thông mặc nhiên qua các khu vực
tuân thủ theo UNCLOS. Về mặt địa lý, một số quốc gia ở vùng biển châu Á cho biết,
các vùng đặc quyền kinh tế của các nước này bị chồng chéo lên nhau.
Biển
Đông là khu vực xảy ra một số tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước
láng giềng. Xa hơn về phía bắc, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có tranh
chấp biên giới về vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, tại các khu vực được tô
màu vàng, các quốc gia đã đồng ý cùng nhau phát triển ngư nghiệp hoặc một khu vực
phát triển chung, bất chấp việc tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế đang diễn ra.
11.
Vùng lãnh hải
Thực
tế một quốc gia tuyên bố sở hữu một vùng lãnh thổ cụ thể lại không có nghĩa là
quốc gia đó được quyền kiểm soát phần lãnh thổ đó. Một số quốc gia có quyền kiểm
soát thực tế nhiều đảo trên biển đã khẳng định chủ quyền các đảo này, trong khi
những nước khác thì không.
Năm
quốc gia khác nhau kiểm soát một số vùng đất đảo trọng yếu ở quần đảo Trường
Sa, trong khi chỉ có một quốc gia có thể kiểm soát quần đảo Kuril, Liancourt
Rocks, quần đảo Senkaku, và quần đảo Hoàng Sa.
12.
Đường lưỡi bò chín đoạn
Đường
lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc là tuyên bố “độc” của Trung Quốc, trong đó mô
tả các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bản đồ ban đầu bao gồm 11 dấu gạch
ngang đã được ban hành bởi chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc vào năm 1947.
Chính quyền Cộng sản đã thông qua bản đồ này khi lên nắm quyền vào năm 1949, và
sau đó bỏ đi hai dấu gạch ngang, cho phép Trung Quốc và Việt Nam giải quyết các
yêu sách giữa hai nước trong vùng Vịnh Bắc Bộ.
Đường
chín đoạn bao gồm phần lớn biển Đông, nhưng Bắc Kinh đã không làm rõ liệu đó có
phải là hành động tuyên bố chủ quyền trên các vùng đất trọng yếu này hay kể cả
cho dù đó là việc khẳng định quyền hàng hải hay không. Trong năm 2014, Bắc Kinh
đã phát hành một bản đồ mới có thêm đặc trưng một dấu gạch ngang thứ 10 về phía
đông của Đài Loan. Vì nó có trước UNCLOS nhiều thập kỷ nên các đường chín đoạn
không liên quan đến các tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế.
13.
Vùng nhận diện phòng không
Một
số quốc gia ở vùng biển châu Á đã tuyên bố vùng nhận diện phòng không là Ấn Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Bắc Hàn Quốc, và Đài Loan. Vùng nhận diện
phòng không là khu vực không phận được xác định mở rộng vượt ra ngoài một biên
giới quốc gia, trong đó máy bay dân sự được yêu cầu xác định danh tính và có thể
bị đánh chặn vì lợi ích an ninh quốc gia của nước đó.
Không
có thỏa thuận quốc tế hoặc luật chi phối việc sử dụng các vùng nhận diện phòng
không: đó là vùng do quốc gia thành lập vì an toàn và an ninh của chính quốc
gia đó. Hoa Kỳ thành lập vùng nhận diện phòng không đầu tiên ngay sau chiến
tranh thế giới II.
Mặc
dù các vùng nhận diện phòng không thông thường có thể làm tăng tính minh bạch
và giảm nguy cơ tai nạn, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lại có các
vùng nhận diện phòng không chồng chéo lên nhau. Vùng nhận diện phòng không của
Trung Quốc tại biển Đông tuyên bố vào năm 2013, cũng bao gồm hai phần của lãnh
thổ tranh chấp. Theo Hiệp ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, các quốc gia có
chủ quyền không phận trên lãnh thổ của họ, bao gồm cả vùng lãnh hải. Vùng nhận
diện phòng không, tuy nhiên lại không trao bất kỳ quyền chủ quyền nào cho các
quốc gia.
14.Những
điểm nóng trên biển
Trong
vài thập kỷ qua đã có nhiều va chạm giữa các nước: các cuộc đụng độ vũ trang, đụng
độ quân sự và những tranh chấp khác tại vùng biển châu Á. Các cuộc đụng độ này
tập trung xung quanh quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và dãy đá ngầm biển
Đông, quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, và đường Giới hạn phía Bắc vùng biển
Hoàng Hải.
Các
điểm nóng khác bao gồm quần đảo Kuril ở phía Bắc Thái Bình Dương, và Liancourt
Rocks vùng biển Nhật Bản. Điều này làm tăng mối lo ngại rằng đây có thể là các
vị trí xảy ra cuộc đụng độ nghiêm trọng hoặc điểm nóng leo thang căng thẳng tiềm
ẩn trong tương lai.
15.
Ngân sách quân sự châu Á
Chi
tiêu dành cho quân đội ở từng nước châu Á cũng có sự khác biệt, giống như tỷ lệ
phần trăm GDP. Theo số liệu này, Nga và Myanmar là những nước chi tiêu cho quân
sự lớn nhất trong khu vực (4 – 5% GDP)
Kế
đó là Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc (3-4%). Nhật Bản, Philippines, Australia
và Malaysia (1-2%), trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á chỉ chi tiêu ít hơn
1% tổng số GDP.
16. Quân
đội châu Á
Sức
mạnh của quân đội của các nước vùng biển châu Á đã có những thay đổi đáng kể,
minh chứng bởi sự chênh lệch đáng kể về số lượng nhân sự quân đội, hải quân, và
không quân.
Mỗi
lãnh vực trên của Trung Quốc, Ấn Độ, và Bắc Triều Tiên đều có trên 1 triệu
quân, và Nga sở hữu con số tương đương riêng ở mặt trận phía Đông. Hiện nay, tại
Trung Quốc, lực lượng không quân và hải quân vẫn chiếm số lượng đông đảo nhất.
Ngược
lại, lực lượng vũ trang của Brunei rất ít, bao gồm ít hơn 5.000 bộ binh và khoảng
1.000 hải quân và không quân.
17. Quân
đội Mỹ ở Đông Á
Quân
đội Mỹ từ lâu đã duy trì sự có mặt lâu dài và đáng chú ý ở Ấn Độ – Thái Bình
Dương và duy trì hoạt động quân sự trên mặt đất, trên không, tiềm lực hải quân,
và quyền kiểm soát tài nguyên biển ở nhiều nước châu Á. Quân đội Mỹ có mặt nhiều
nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Gần đây, Mỹ cũng đã thành lập sự hiện diện quân sự
luân phiên với một số đối tác Thái Bình Dương, trong đó có Philippines và
Australia.
Tiềm
lực của Mỹ và việc triển khai nhân sự tại Hawaii, Alaska, và Guam, cũng góp phần
tạo sự an toàn và an ninh của khu vực.
18.
Thương mại và Tài nguyên ở Ấn Độ Dương
Ấn
Độ Dương không phải là địa điểm xảy nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ và hàng hải,
nhưng dù sao cũng không thể tách rời đất nước này khỏi tiềm lực và lợi ích của
khu vực Thái Bình Dương.
80%
lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản và 39% của Trung Quốc đều phải đi qua Ấn Độ
Dương trên cung đường bắt đầu từ Trung Đông. Các công ty Trung Quốc cũng có
hàng tỷ đô la đầu tư ở Đông Phi, tập trung chủ yếu ở dầu và khí đốt, đường sắt
và đường bộ, và các lĩnh vực khai thác mỏ khác.
©
2007-2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment