Bài
đọc liên quan: Sau Gaddafi là Hugo Chavez
Sau
khi quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế Venezuela, và đuổi hết các tập đoàn kinh tế
tư bản ra khỏi đất nước, ông Hugo Chavez đã biến Venezuela thành một quốc gia
cô lập với thế giới phương Tây. Ông chuyển sang chơi với các quốc gia cánh tả,
trong đó, có Trung Hoa, Việt Nam, Cu Ba và Nga. Nền kinh tế Venezuela bắt đầu đổ
dốc. Quý I năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Venezuela độc chiếm ngôi đầu, kế đến là Việt Nam - những quốc gia
chỉ biết ăn của để dành mà tổ tiên để lại, và tham nhũng, độc tài.
Ông
Hugo Chavez đã ra đi vì bệnh ung thư vào tháng Ba năm 2013, sau 14 năm cầm quyền.
Ông trao quyền lãnh đạo đất nước cho người phó thân tín của mình - Nicolas
Maduro - đất nước Venezuela tiếp tục con đường u tối, đến nỗi giấy vệ sinh cũng không có để dùng.
Có
những điểm giống và khác nhau giữa chính trị, kinh tế Venezuela với Việt Nam
xưa và nay đã làm cho đất nước này khánh kiệt và nguy cơ đi đến sụp đổ trên đống
tài nguyên.
Sau
khi quốc hữu hóa, ông Hugo Chavez đưa toàn dân vào chế độ tem phiếu và hộ khẩu
như Việt Nam thời bao cấp để quản lý chính quyền. Ông bắt chước Gaddafi thuê
quân đội và cảnh sát các nước như Cuba để quản lý nội an, và bảo vệ mình, vì
không tin người dân trong nước.
Ở
Venezuela hiện nay, về tài chính ngân hàng cũng giống tình trạng của Việt Nam -
chỉ có khác là Việt Nam có 1 số ngân hàng nước ngoài được hoạt động. Chính phủ
Venezuela không có bất kỳ ngân hàng nước ngoài nào được phép hoạt động. Người
dân không được sử dụng ngoại tệ cả trong ngân hàng và ngoài thị trường, nếu
không có chức năng đặc biệt làm xuất nhập khẩu, đầu tư cho chính quyền. Đồng
Venezuela Bolivar được nhà nước quy định cứ 6 đồng ăn 1 đô la Mỹ, nhưng thị trường
chợ đen phải 70 đến 80 Venezuela mới mua được 1 đô la Mỹ. Mọi việc mua bán ngoại
tệ đều phi pháp, và bị chính quyền tịch thu, nhằm ổn định tình hình kinh tế
đang sụp đổ trên những giếng dầu.
Cũng
chính vì lạm phát ở Venezuela mỗi năm từ 30 - 60% trong 3 năm qua - 2012 đến
2014 - và sự chênh lệch gấp hơn 10 lần giữa giá đồng đô la Mỹ giữa thị trường
chợ đen và thị trường chính thống, trong khi mọi chi phí của Petro Việt Nam tại
dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu trên biển của Venezuela đề bằng ngoại tệ chợ
đen, nên dự án này đã chính thức ngừng hoạt động kể từ tháng 10/2014. Tuy được đánh giá
là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của Petro Việt Nam - khoảng hơn 8 tỷ đô la
Mỹ - nhưng phá sản vì kinh tế chính trị Venezuela bất ổn.
Cũng
giống như Iraq thời ông Saddam Hussein, người dân nghèo Venezuela đang chết đói
trên tài nguyên vì lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và phương Tây, vì một nền chính trị
độc tài. Giá xăng tại Venezuela hiện nay là rẻ nhất thế giới, chỉ khoảng 0.02
đô la Mỹ 1 lít xăng, tương đương 428 đồng Việt Nam 1 lít, rẻ hơn 1/40 so với
giá xăng của Việt Nam hiện tại. Nhưng ở Venezuela có sự phân cực giàu nghèo nặng
nề, nếu nhà giàu sống hơn cả vua chúa, thì dân trung lưu và nghèo phải chạy ăn
từng bữa mướt mồ hôi.
Dù
giá dầu ở Venezuela là rẻ nhất thế giới, trong khi nền kinh tế khánh kiệt,
nhưng chính phủ của ông Nicolas Maduro không dám tăng giá xăng dầu, vì sợ phe đối
lập lấy cớ trong tranh cử. Vì Venezuela còn thể chế chính trị đa nguyên, nhưng
quân đội và an ninh thuộc về phe nhóm của ông Hugo Chavez. Đó là điểm khác của
Venezuela và Việt Nam.
Chính
trị là một nghệ thuật của sự có thể. Chính trị đúng quy luật mâu thuẫn và đối lập
trong triết học - đa nguyên tản quyền - thì nền kinh tế đi lên, khoa học kỹ thuật
phát triển, đời sống người dân tốt đẹp, và đất nước hùng cường. Ngược lại,
chính trị đi ngược với quy luật triết học - độc tài đơn nguyên - thì thui chột
trí tuệ và tài nguyên con người, đất nước yếu hèn, do tham nhũng tràn lan vì cửa
quyền, và kinh tế suy sụp dẫn đến chính trị sẽ nô dịch hoặc sụp đổ.
Venezuela
là một quốc gia giàu dầu mỏ nhất châu Mỹ và đứng tóp 5 thế giới, nhiều tài
nguyên, nhưng chính trị Venezuela đã làm khánh kiệt đất nước này cũng chỉ vì
lòng tham của một vài chính khách, trong đó, tội lỗi của Hugo Chavez không thể
không ghi vào lịch sử đất nước này.
No comments:
Post a Comment