[Nhân Cuộc Hội Thảo về
Văn Học Miền Nam 1954-1975]
26/12/2014
LTS: Ý kiến dưới đây của nhà văn Lưu Thủy Hương
cho bài tham luận 40
Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế Hệ Hâu Chiến Khước Từ Thân Phận Mồ Côi của
Trangđài Glassey-Trầnguyễn nên được xem như một lời chứng cá nhân cùng nỗ lực
khai phá sự kết nối giữa Văn Học Miền Nam với các khuynh hướng sáng tác trong
và ngoài nước Việt Nam sau 1975.
Nếu nhà phê bình
Vương Trí Nhàn trong bài nhận định của ông khuyến khích những nghiên cứu ngược
thời gian về cuộc đối thoại “ngầm” giữa Văn Học Miền Nam và Văn Học Miền Bắc
trong thời chiến như “một trong những phương cách thiết yếu để đẩy tới cuộc
đối thoại giữa văn học trong nước và văn học hải ngoại hôm nay,” thì Lưu Thủy
Hương cụ thể hơn trong cách đặt câu hỏi với Trangđài Glassey-Trầnguyễn: “Ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp của nền Văn Học Miền Nam tới
nền văn học hải ngoại hiện nay, những nhà văn, nhà thơ ‘hưởng trọn một nền giáo
dục XHCN’ như Đỗ Phước Tiến, Lynh Bacardi, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Vĩnh
Nguyên, Nguyễn Quốc Chánh, Bùi Chát, Lý Đợi v.v… có mang chút ảnh hưởng
nào của dòng Văn Học Miền Nam trước 1975 không? Đây là “câu hỏi bạc triệu.”
Nếu chúng ta khai phá
tận cùng câu hỏi này, liệu chúng ta có thể thúc đẩy một cuộc đối thoại tích cực
và đa nguyên giữa văn học trong nước và văn học hải ngoại hiện nay, hay chúng
ta sẽ thấy rõ hơn những thất bại của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và những hậu
quả đã và đang xảy ra cho những người cầm bút đối lập trong nước?
-------------------
Thưa
chị Trang Đài,
Tôi
đọc bài tham luận của chị với cảm giác rất thú vị. Chúng ta cùng sanh ra trên một
mảnh đất, trôi dạt về hai phương trời, rồi cùng chảy về một dòng sông. Nhưng chị
khác tôi ở chỗ, chị là nhà nghiên cứu, chị hiểu rõ cái dòng sông ấy, hiểu cội
nguồn, hiểu những khúc quanh, hiểu những con người đang tắm trên dòng sông (hay
bỏ mình dưới dòng nước), hiểu cả những tấm lòng thầm lặng tải nước về sông. Tôi
không hiểu nhiều về nó, cũng không biết nhiều nó, tôi chỉ mang trong mình một ý
thức, tôi sanh ra và từng uống nước trên dòng sông đó.
Chị
cho phép tôi, hỏi chị một vài điều. Chị có nghiên cứu vấn đề: VHMN trước 75 tiếp tục có ảnh hưởng thế
nào đối với thế hệ cầm bút sau 75, ở Việt Nam? Hay do bị huỷ diệt mà nó mất đi
tất cả ảnh hưởng?
“Tôi
cho rằng tuy chúng ta chưa có những nghiên cứu để đưa ra mối liên hệ giữa nền
văn học miền Nam và giới sáng tác thuộc thế hệ hậu chiến, nhưng chắc chắn có những
sợi tơ vô hình nối kết một nền văn học thất thủ đã đặt nền tảng cho đời sống chữ
nghĩa của người Việt hải ngoại,” (trích)
Và,
chữ “chúng tôi” nhiều lần chị dùng trong bài, dường như chỉ nhằm vào thế hệ cầm
bút lớn lên ở Hải Ngoại mà chị có cơ hội tiếp xúc? Còn thế hệ hậu chiến trưởng
thành ở miền Nam, sinh sống ở miền Nam, hưởng trọn một nền giáo dục XHCN? Những
nhà văn, nhà thơ hậu chiến mang tư tưởng tự do như Đỗ Phước Tiến, Lynh Bacardi,
Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Quốc Chánh, Bùi Chát, Lý Đợi… có
là đối tượng nghiên cứu của chị không? Họ có mang chút ảnh hưởng nào của dòng
VHMN trước 75 không?
Tôi
hiện không sinh sống ở VN, nhưng tôi trưởng thành ở đó, hưởng “nguyên si” một nền
giáo dục XHCN. Cha mẹ tôi là nhà văn trước 75, nhưng bản thân tôi (tuyệt đối)
chẳng biết gì về dòng văn học này. Chẳng biết Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo,
Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Bắc Sơn là ai. Tôi chỉ biết Nguyễn Đình Thi, Anh Đức,
Tố Hữu… Cha mẹ tôi phần vất vả lo chuyện cơm áo, phần sợ con mình không giống
như cô giáo muốn nên cũng đành để nguyên như vậy. Sau này, qua Đức, khi tập tễnh
viết văn được 2 năm, viết rặt giọng hiện thực XHCN, tình cờ đọc truyện “Cũng
Đành” của Dương Nghiễm Mậu, tôi choáng váng như bị gõ búa vô đầu. Thức tỉnh. Từ
đó tôi tự học. Tôi không học y nguyên cách hành văn của Dương Nghiễm Mậu, nhưng
tôi học cách tự mở đường, cách khai phá tâm thức, cách vận động tư tưởng tự do
và ý thức hiện sinh của ông ấy. Có lúc từng gặp khó khăn, tôi tìm tới những tác
phẩm của Dương Nghiễm Mậu để xem cách ông ấy giải quyết vấn đề ra sao. Tôi định
đi tiếp con đường mà Dương Nghiễm Mậu đã mở ra cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng
chính ý thức tự do đã kéo tôi vào một con đường khác, một vùng đất khác. Dù vậy,
bây giờ tôi vẫn cảm khái nói rằng, tôi là thế hệ hậu sinh của Dương Nghiễm Mậu,
tôi là đứa con của dòng VHMN (trong tư tưởng, trong ý thức). Người ta có thể đốt
cháy cả dãy Trường Sơn, nhưng không thể giết hết một thế hệ hậu sinh, phải
không chị?
Chỗ
này tôi viết hơi mạnh tay, vì nghe anh Vương Trí Nhàn than một câu rất dễ mến:
“Nay là lúc chúng ta cùng nên gạt những cảm xúc bi lụy ấy đi.” (http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nhn-mot-hoi-thao-ve-van-hoc-mien-nam/.
Bi luỵ gì đâu, anh Nhàn ơi. Vẫn có những người viết về hiện tại, viết cho tương
lai để cảm ơn một quá khứ.
Nếu
có dịp, mong chị tạo một bàn tròn cho nhóm văn sĩ trưởng thành trong lòng…
“nhân dân” thảo luận với nhau. Nghen, chị. Mỗi “chúng tôi” sẽ có tiếng nói
riêng.
Thân
mến,
Lưu Thủy Hương
--------------------------------
HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
.
26/12/2014
.
Trương
Vũ 25.12.2014
.
Phùng
Nguyễn Thứ Tư, ngày 24
tháng 12 năm 2014
.
Trần Doãn Nho 23.12.2014
.
Ngự Thuyết 12/12/2014
.
.
.
Trịnh Thanh Thủy Tuesday, December 09. 2014 11:30:49AM
.
Đặng Phú Phong Cập nhật: 11/12/2014 10:52
.
Đặng Phú Phong Cập nhật: 08/12/2014 12:19
.
.
Du Tử Lê 07/17/2012
06:07 PM
.
.
Phạm Quốc Bảo Wednesday, December 03, 2014
6:20:29PM
.
Hội Thảo 20 Năm
Văn Học Miền Nam (ngày thứ nhì)
Kalynh Ngô/Người Việt Monday, December 08, 2014 6:51:41PM
.
Hội Thảo 20 Năm Văn
Học Miền Nam (ngày thứ nhất)
Kalynh Ngô/Người Việt Saturday,
December 6, 2014 8:19:21PM
VIDEO : Hội Thảo
20 Năm Văn Học Miền Nam, 1954 – 1975 (ngày thứ nhất)
.
.
Việt Báo 03/12/201400:05:00
.
Nguyễn Hưng Quốc
03.12.2014
.
Ðinh Quang Anh
Thái/Người Việt Tuesday, December 02, 2014 7:25:10PM
.
Người Việt Books tái bản, 2014 Thứ Năm, ngày 27 tháng 11 năm 2014
.
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2014
.
Đinh Quang Anh Thái/Người Việt Wednesday, November 26, 2014 3:00:42 PM
.
Nguyễn Hưng Quốc 25.11.2014
.
Tiểu Muội (thực hiện) Thứ Sáu, ngày 21 tháng 11 năm
2014
.
Kalynh Ngô/Người Việt (thực hiện) 22.11.2014
.
Huy Phương Chủ
Nhật, ngày 23 tháng 11 năm 2014
No comments:
Post a Comment