Thứ Hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Vladimir Putin, tổng
thống Nga
Vào
đầu thập niên 2000, hầu như người dân và giới truyền thông tại các nước Âu Châu
đều nhìn hình ảnh của TT Bush Con như là một tay cao bồi chính hiệu, không những
vì ông xuất thân là thống đốc của tiểu bang Texas, mà còn là vì thái độ hung
hăng, thích hành xử một cách thô bạo và dứt khoát theo như ý mình muốn, bất chấp
công luận trên thế giới.
Điều
trái khoáy là nhiều người nhìn hình ảnh của ông Bush Con còn tệ hơn là Vladimir
Putin, tổng thống Nga, dù rằng ông này là một tay độc tài chuyên chế, sẵn sàng
đàn áp thẳng tay các phong trào đối lập, bắt bỏ tù những ai chống đối mình như
nhà tỷ phú Khodorkosvky, chủ tịch của công ty Yukos, đại công ty năng lượng
hàng đầu của Nga lúc bấy giờ. Dù bị lên án khắp nơi sau đó, nhưng ông Putin vẫn
tảng lờ, tiếp tục giam cầm đối thủ và tìm cách cướp tài sản của công ty Yukos để
sát nhập vào một công ty năng lượng khác là Rosneft, đang nằm trong sự kiểm
soát của những tay chân thân tín trung thành với mình.
Một
phần của nhận định này có lẽ là nỗi ám ảnh của chính quyền Bush Con cứ nằng nặc
đòi tấn công Iraq cho bằng được vào đầu năm 2003. Trong khi đó, cả Nga lẫn
Trung Cộng cũng lợi dụng cơ hội này để đàn áp các phong trào đối lập hoặc đòi tự
trị của nhiều sắc dân nhưng lại không bị Hoa Kỳ lên án, vì chịu đồng tình với
Hoa Kỳ trong chính sách tiêu diệt khủng bố (giữa lúc nhiều đồng minh như Đức và
Pháp thì lại rất khó chịu trước lối hành xử vụng về và thô bạo này của chính
quyền Bush).
Nhiều
người đã cười chê ông Bush khi nói rằng mình đã biết nhìn sâu vào đôi mắt của
Putin để thấy tận đáy lòng, và nghĩ rằng ông ta không phải là một lãnh tụ độc
tài đáng ghét. Những việc làm sau đó của Putin coi như đã là gáo nước lạnh tạt
thẳng vào sự suy nghĩ khá ngây thơ của vị tổng thống Mỹ. Sau khi ngồi ở ghế tổng
thống đủ 2 nhiệm kỳ và không được tái ứng cử lần thứ 3 theo hiến pháp của Nga,
ông Putin đã chọn một đàn em là Dmitry Medvedev ra làm tổng thống trong khi ông
giữ chức thủ tướng nhưng nắm trọn quyền hành sau hậu trường, dù rằng theo hiến
pháp Nga thì tổng thống mới là người có thực quyền. Rồi sau đó, ông đã lèo lái
các thuộc hạ của mình ở Quốc Hội để sửa đổi hiến pháp và cho phép ông ra tái ứng
cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ ba sau khi ông Medvedev mãn nhiệm. Cách hành xử
này, tuy mang hình thức là một thủ tục hợp hiến và dân chủ nhưng thực chất cũng
không khác gì cung cách của những nhà lãnh tụ độc tài tại các nước thấp kém tự
phong cho mình chức vụ tổng thống trọn đời.
Sau
đó, Putin trở thành một “bad guy” trên trường quốc tế mà Hoa Kỳ và các quốc gia
Tây Phương gần như phải chấp nhận dù rất bực mình nhưng cũng không có biện pháp
hữu hiệu để đối phó. Putin dường như càng trở nên tự cao tự đại, nhất là khi những
hình ảnh trong giới truyền thông tại Nga đều đánh bóng ông như là một lãnh tụ
tài ba, đảm lược, thuộc loại “ngầu” với những chi tiết như là ông từng là võ sĩ
đai đen của Nhu Đạo, thích cưỡi ngựa săn bắn. Có vẻ như ông thích “chơi nổi” kiểu
xem thường các lãnh tụ khác, đặc biệt là TT Obama, khi ông cho chụp tấm hình
mình với một con báo, ngụ ý đưa ra một hình ảnh tương phản để so sánh với ông
Obama chỉ biết quấn quít với một chú chó con hiền lành.
Vụ
Nga ngang nhiên tiến chiếm bán đảo Crimea hồi đầu năm nay, rồi sau đó tiếp tục
đưa quân sang quấy rối tại các vùng đất phía đông Ukraine, trở thành nỗi nhức đầu
lớn cho Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương. Chính quyền Obama dường như không có
biện pháp nào khả thi và hữu hiệu để giải quyết nan đề này, dù rằng đó là một
hành động ngang nhiên xem thường công pháp quốc tế. Lý do đơn giản là Hoa Kỳ
còn phải đối phó với nhiều khó khăn khác trên thế giới, đặc biệt là các phong
trào Hồi giáo quá khích vẫn tiếp tục bùng nổ tại vùng Trung Đông. Còn các quốc
gia Âu Tây thì lại bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt do Nga cung cấp hàng
năm, không những sợ Nga sẽ trả đũa bằng các biện pháp tăng giá mà có thể còn lo
sợ hơn nếu như chính quyền ở Moscow bắt bí và quyết định khoá nguồn xuất cảng
khí đốt thì cả vùng Tây Âu có nguy cơ chết cóng trong mùa đông!
Giải
pháp duy nhất mà chính quyền Obama có thể áp dụng chỉ là các biện pháp chế tài
về mặt kinh tế và tài chính, với hy vọng là cô lập được các đại công ty tại Nga
và những tay đầu xỏ, gồm phần lớn là những tay chân thuộc hạ hoặc thân tín với
lãnh tụ Putin. Từ đó, may ra có thể dẫn đến những thay đổi tiệm tiến trong cái
nhìn của nhà độc tài này, một khi biết mình đang bị siết hầu bao kinh tế.
Những
vũ khí tài chính mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương đối phó với nước Nga đều
được tính toán một cách hết sức chính xác để nhằm làm lung lay cái nền tảng quyền
lực của nhà độc tài Vladimir Putin: đó là những tay chân bộ hạ bu quanh ông và
những đại công ty mà họ đang kiểm soát trên toàn nước Nga. Mục đích là để cho
Putin và các thủ hạ thấm đòn nhưng không thiệt hại trực tiếp lên đầu dân Nga để
tránh gây phản ứng bất lợi khi dân chúng tại Nga có thể bực tức và dễ bị xách động
bởi các màn tuyên truyền của nhà nước.
Trước
đó, những người không thích ông Obama đều tỏ ra xem thường hoặc chế riễu rằng
đây chỉ là những biện pháp yếu ớt, chứng tỏ sự bất lực của một ông tổng thống Mỹ
trước hành động ngang nhiên thách thức của ông Putin hồi đầu năm nay khi cho lệnh
sát nhập Crimea và quấy động vùng phía đông Ukraine.
Không
ai ngờ rằng những biện pháp trừng phạt tài chính lúc ban đầu, cộng với giá dầu
thô đột nhiên tụt dốc thê thảm trong một thời gian ngắn, và những cố gắng vụng
về của phía Nga để chống đỡ, đã nhanh chóng gộp sức lại như những cú đấm tới tấp
khiến cho “người hùng” Putin phải xiểng niểng và có cơ nguy ngã gục chớ không
còn ngạo mạn như lúc trước.
Giống
như một võ sĩ biết mình đang ở thế thượng phong, Hoa Kỳ đã nhanh chóng bồi thêm
những cú đấm dồn dập khác để gây tổn thương cho chính quyền ở Mạc Tư Khoa.
Trong ngày thứ Ba vừa qua, phát ngôn viên Bạch Cung là ông Josh Earnest cho biết
là TT Obama sẽ ký một đạo luật do Quốc Hội vừa thông qua vào cuối tuần trước
cho phép áp đặt thêm nhiều biện pháp chế tài khác lên các công ty quốc phòng và
năng lượng của Nga. Cùng lúc đó, Ngoại Trưởng John Kerry tiếp tục nhắc lại những
lời kêu gọi rằng Nga hãy thoái lui chương trình đòi chiếm đóng một vài phần đất
của Ukraine nếu như muốn thấy các biện pháp chế tài được thu hồi.
Tuy
không có hình ảnh của một sức mạnh vũ bão như bom đạn để đè bẹp hay khống chế đối
phương, nhưng những biện pháp chế tài về kinh tế và tài chánh mà chính quyền
Obama đem ra áp dụng cũng có khả năng mạnh bạo không thua kém, nhất là đối với
những quốc gia có nền kinh tế không đa dạng và chỉ dựa vào việc xuất cảng
nguyên liệu như dầu thô và khí đốt. Bài học của Ba Tư (Iran) là thí dụ điển
hình nhất. Dưới thời TT Bush Con, chính quyền của Ba Tư cũng hung hăng phách lối,
quyết không từ chối tham vọng chương trình năng lượng hạch tâm với các phương
thức tinh luyện chất uranium, bất chấp các lời đe doạ của Hoa Kỳ hoặc Do Thái
là có thể sẽ cho phá tan các lò nguyên tử này.
Thế
nhưng chỉ sau vài năm dài dưới áp lực của các biện pháp chế tài nhằm cô lập Ba
Tư về mặt kinh tế và tài chính, trong thời gian sau này, người ta thấy các lãnh
tụ ở Ba Tư đã thay đổi giọng điệu vì họ đã nhìn thấy những dấu hiệu đáng ngại của
một nền kinh tế đang bị bóp nghẹt và có cơ nguy khiến cho dân chúng trong nước
có thể bất mãn với nhà cầm quyền. Từ sự bất mãn này có thể dẫn những phản ứng
chống đối hoặc xuống đường, và dân chúng trong nước sẽ hết còn lầm tin vào những
luận điệu tuyên truyền của nhà nước từ bấy lâu chỉ chuyên đổ tội lên đầu kẻ thù
là “đế quốc Mỹ”.
Lần
này chính quyền Moscow cũng đang ở trên bờ vực nguy hiểm, nhất là sau khi đồng
rúp (ruble) của Nga đột nhiên bị mất giá nặng nề, một phần cũng do những biện
pháp đối phó một cách cứng ngắc của những nhà lãnh đạo chỉ quen thói dùng sức mạnh
để cai trị. Tưởng cũng nên nhắc lại là nền kinh tế của Nga chỉ dựa trên việc
bán các vũ khí cho các nước khác cũng như xuất cảng dầu thô và khí đốt. Khi Nga
bị áp lực cua các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và khi giá dầu tụt giá liên tiếp
từ nhiều tháng qua, đồng rúp của Nga đương nhiên cũng bị mất giá theo. Hồi năm
ngoái, đồng rúp được đổi với tỉ giá là 32-33 rúp/1 Mỹ kim. Nhưng đến đầu tháng
12 năm nay, nó đã tụt xuống chỉ còn có 50 rúp/1 Mỹ kim.
Tuy
nhiên, chỉ trong vài ngày vừa qua, nó tiếp tục tụt dốc thê thảm hơn nữa. Trong
ngày thứ Hai đầu tuần, nó bị mất giá thêm 10%, khiến cho trị giá của nó trên thị
trường chợ đen còn tụt xuống nhiều hơn bởi vì người dân Nga và những ai đang chất
đống tiền rúp trong nhà đều đổ xô đi đổi để lấy tiền dollar.
Qua
ngày thứ Ba, Ngân hàng Trung ương của Nga quyết định tăng vọt lãi suất từ 10.5%
lên thành 17%, với hy vọng rằng nhiều người sẽ hám lợi mà không bỏ đồng rúp.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một cố gắng vô vọng khi mà người dân đã bắt đầu hết
tin tưởng, và đồng rúp lại tiếp tục mất giá thêm 10% nữa. Trước tình trạng đồng
tiền mất giá quá nhanh, dân chúng đổ xô ra đường mua sắm đủ loại hàng hoá dù
chưa cần đến, càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi mà những lời đồn thổi
bỗng lan nhanh và chính quyền không thể nghĩ ra kế nào để trấn an dư luận.
Tính
ra, Ngân hàng Trung ương đã chi ra 80 tỷ Mỹ kim để mong vực dậy đồng rúp, nhưng
nó cũng đã mất giá đến 50% so với đồng Mỹ kim trong năm nay, một trong những đồng
tiền bị mất giá nặng nề và thê thảm nhất. Đồng rúp đang lao đao đến mức mà những
đại công ty như Apple đã phải quyết định ngưng việc mua bán trên mạng online ở
Nga vì không biết làm sao để có thay đổi giá tiền một cách thích ứng kịp.
Trong
một bài viết đăng trên tờ Foreign Policy đề ngày 16/10, hai nhà báo Keith
Johnson và Jemila Trindle đã thuật lại lời của ông Tim Ash, trưởng nhóm nghiên
cứu các thị trường của Standard Bank, rằng đây là một sụp đổ kinh khủng của đồng
rúp trong suốt 26 năm trời mà ông đã theo dõi thị trường tại Nga.
Khách
quan mà nói, những biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Tây Phương tự nó cũng chưa đủ
sức để làm sụp nền kinh tế của nước Nga. Nhưng nhiều yếu tố khác cùng gộp lại
đúng vào thời điểm này để khiến cho một nền kinh tế chỉ biết dựa vào “vàng đen”
để sinh sống cuối cùng phải lâm vào ngõ bí. Có những yếu tố căn bản đã có từ
lâu, bắt nguồn từ tình trạng tham nhũng và bè phái đặc thù của một chính quyền
độc tài. Kế đến là thái độ chủ quan quá mức của giới lãnh đạo thiếu viễn kiến
nên mới tiếp tục ỷ lại vào một nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào ngành xuất cảng
dầu thô và khí đốt. Vì thế nên khi khi giá dầu thô tụt dốc đến 50% chỉ trong
vòng có nửa năm, thì nền kinh tế này không còn đường nào khả quan để ngoi lên
được.
Nhưng
những đòn kinh tế trừng phạt Nga đã thổi tung những vết rạn nứt trong hệ thống
quyền lực kinh doanh tại Nga, từ đó dẫn đến một loạt những hiệu ứng giây chuyền
và đưa đến những hậu quả có thể tai hại một cách trầm trọng.
Chẳng
hạn như những biện pháp chế tài nhắm vào một số các đại công ty quốc doanh được
coi như nằm trong quyền kiểm soát của nhà nước tại Nga. Một trong những công ty
đó là Rosneft, một trong những đại công ty dầu hoả lớn nhất trên thế giới,
nhưng đồng thời cũng là một trong những công ty mang công mắc nợ nhiều nhất
theo đúng truyền thống của các đại công ty quốc doanh ở những nước độc tài
chuyên chế. Chủ tịch của Rosneft là Igor Sechin, một trong những đồng minh lâu
năm của Putin. Cá nhân ông Sechin và công ty Rosneft đều nằm trong “bảng phong
thần” bị chế tài và do đó không thể tiếp tục làm ăn trong các thị trường tài
chính quốc tế.
Cá
nhân “đại gia” Sechin có thể thoát nạn (dù có bị bó tay) nếu như đã biết tẩu
tán tài sản từ trước ở một số các ngân hàng ngoại quốc như tại Thuỵ Sĩ, nhưng
công ty Rosneft vẫn phải tiếp tục hoạt động với lực lượng nhân công hơn 100
ngàn người. Tuy nhiên, khi đồng rúp đã mất giá quá nhiều, và khi phải đối diện
với số tiền lời phải trả hàng tháng bằng Mỹ kim, Rosneft đã phải cầu cứu đến
chính quyền Nga dùng quỹ dự trữ để trợ giúp. Tuy vậy, ngân hàng trung ương của
Nga đã xoay xở một hình thức “đi cửa hậu” để giàn xếp cho Rosneft mượn được vốn
từ những ngân hàng địa phương với phân lời còn thấp hơn cả mức lời mà nhà nước
có thể vay mượn. Hành động mập mờ này càng khiến cho giới đầu tư lo hoảng hơn nữa,
bởi vì họ sợ rằng chính sách bè phái và tham nhũng tràn lan trong chính quyền
Putin giờ đây có thể bất chấp luật lệ để áp dụng luật rừng, chẳng khác gì việc
tự ý cho in bạc để tiếp sức cho những công ty quốc doanh do các đàn em hay thuộc
hạ của Putin nắm giữ.
Hậu
quả của những hành động sai trái này không những gây xáo trộn tức thời trên thị
trường mà còn có thể kéo dài lâu hơn nữa. Bởi vì nó khiến cho nhà nước Nga, cổ
đông lớn nhất của các công ty quốc doanh, coi như sẽ phải tiếp tục mang công mắc
nợ hàng tỷ Mỹ-kim đáo hạn vào năm tới (Chỉ riêng Rosneft cũng phải trả nợ 7 tỷ
Mỹ kim đáo hạn vào ngày 21/12). Và nếu như các tay giám đốc điều hành các công
ty quốc doanh dùng số tiền trợ cấp từ chính phủ để mua dollar để phòng thân
thay vì để trang trải chi phí hoạt động thì đồng rúp còn tiếp tục tụt giá hơn nữa
vì không ai còn tin tưởng vào nó. Tuy Rosneft nói rằng mình sẽ không dùng số tiền
trợ cấp để mua dollar, nhưng có lẽ ít người nào tại Nga hiện nay chịu tin vào
những lời cam kết kiểu này.
Theo
lời của chuyên gia Tim Ash thì rõ ràng là những hành động cứu giúp một cách vội
vã và thiếu công bằng của chính quyền Nga bỗng nhiên trở thành những gánh nặng
tiếp tục tự hành hạ mình. Ông Ash cho rằng các nhà lãnh đạo của Nga coi như đã
đánh mất niềm tin của mọi người trên thị trường, và có lẽ trong một thời gian
ngắn, các cơ quan thẩm định tín dụng quốc tế sẽ đánh giá các trái phiếu của Nga
thuộc loại “junk bonds”, tức là có trị giá chẳng khác gì một “đống xà-bần”.
Việc
TT Obama quyết định ký ban hành một đạo luật mới tăng cường thêm các biện pháp
chế tài Nga được coi như là một đòn siết chặt hơn nữa áp lực ngoại giao lên
phía Nga. Nhưng theo bà Elizabeth Rosenberg, một cựu viên chức của Bộ Tài Chính
Hoa Kỳ, thì thật ra nếu phân tích kỹ lưỡng hơn, người ta có thể thấy rằng đây
là truờng hợp mà chính Nga đã tự làm hại mình nhiều hơn là những biện pháp chế
tài mới của Hoa Kỳ.
Chỉ
vài tháng trước đây, mọi người đều gần như nhìn nhận sự bất lực của Hoa Kỳ và
các quốc gia Tây Phương trước những phản ứng cần phải có đối với thái độ ngang
nhiên xem thường công pháp quốc tế khi cho tiến chiếm bán đảo Crimea và quấy
phá vùng đất phía đông Ukraine. Về mặt quân sự, không ai thấy một giải pháp khả
thi để đối đầu trực tiếp với quân đội của Nga. Về mặt kinh tế, Nga còn hăm he
dùng món hàng năng lượng của mình để doạ cúp nguồn cung cấp khí đốt cho các nước
ở Âu Châu vào mùa đông băng giá để mong áp lực các nước này không nên tiếp tay
với Hoa Kỳ trong các biện pháp chế tài.
Thế
nhưng giờ đây, bàn cờ bỗng nhiên thay đổi và xoay chiều một cách khá ngoạn mục.
Hoa Kỳ và chính quyền Obama dường như không cần phải tốn hao công sức và nhân mạng
(như những cuộc dấn thân trong quá khứ vào các cuộc xung đột bằng vũ lực) cũng
sắp sửa đạt được thành quả như ý muốn, chẳng khác gì chuyện “bất chiến tự nhiên
thành”. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu các chính phủ Hoa Kỳ và Tây Phương
sẽ tiếp tục áp lực mạnh đến mức nào để Nga phải thay đổi chính sách bá quyền của
mình và rút lui khỏi Ukraine.
Trong
một cuộc họp báo tại thủ đô Luân Đôn mới đây, Ngoại Trưởng John Kerry đã nhấn mạnh
rằng các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ không nhắm trừng phạt người dân nước Nga,
mà chỉ nhằm thuyết phục chính quyền Putin hãy trao trả lại bán đảo Crimea cho
Ukraine cũng như ngưng các cuộc quậy phá vào lãnh thổ phía đông của Ukraine. Dường
như để cho người dân Nga có thể thấy rõ trách nhiệm thuộc về ai, ông Kerry phát
biểu thêm: “Thật ra, các biện pháp chế tài có thể đã được chấm dứt từ nhiều
tháng trước. Giờ đây nó cũng có thể được chấm dứt chỉ trong vài tuần hay vài
ngày, tuỳ theo những lựa chọn từ phía Tổng thống Putin.”
Trong
một bài diễn văn quan trọng đọc trước Quốc hội Nga mới đây, ông Putin vẫn còn
giữ những giọng điệu rất cứng rắn nhưng sự lo âu đã thể hiện trên nét mặt của tất
cả những người tham dự kể cả thủ tướng Medvedev. Một lần nữa Putin lại kêu gọi
tinh thần dân tộc của người Nga và ông hứa là trong 4 năm nữa thì nền kinh tế
Nga sẽ vượt lên trên tất cả các nền kinh tế khác.
Nghe
qua giọng điệu này, nhiều người không khỏi buồn cười và nhớ đến những lời hô
hào trước đây của một phụ tá của Saddam Hussein, trong cương vị tổng trưởng
thông tin của Iraq, cũng ra rả những lời lẽ cường điệu rằng họ sẽ đập tan quân
đội Mỹ khi chúng vừa mới đặt chân lên Iraq. Nhưng chỉ vài ngày sau đó khi quân đội
Mỹ đổ bộ tiến về thủ đô Baghdad, thầy trò của lãnh tụ Saddam đã nhanh chân bỏ
chạy và trốn chui trốn nhủi như lũ chuột.
Nhiều
người nghĩ rằng chưa chắc gì sự nghiệp của Putin có thể kéo dài đến lúc 4 năm nữa.
Tinh thần dân tộc và tư tưởng bá quyền của nước lớn cho dù có được kích động đến
mấy cũng khó lòng che đậy được những thực tế phũ phàng mà sớm muộn gì người dân
cũng sẽ nhìn thấy trong thời đại thông tin được loan truyền một cách chính xác
và mau chóng như ngày nay. Có lẽ nếu tình hình này không thay đổi thì chỉ cần nửa
năm đến một năm nữa thôi người Nga sẽ sáng mắt ra và sẽ có thái độ thích hợp với
Putin.
Liệu
Putin sẽ rút lui khỏi Ukraine như lời yêu cầu của Ngoại Trưởng Kerry hay không?
Nếu làm thì hóa ra đã tự thú nhận mình sai? Lúc đó uy tín của ông ta đối với
dân Nga coi như sẽ vứt xuống bùn, còn mặt mũi nào để tiếp tục làm lãnh tụ. Mà nếu
không thay đổi để thích ứng cho kịp thời, thì hậu quả cũng khó lường được. Hầu
hết những nhà độc tài cho đến lúc gần ngã ngựa vẫn còn hoang tưởng vào quyền lực
của mình, không bao giờ tưởng tượng đến cái tương lai kinh hoàng và hắc ám cho
mình. Nói theo ngôn ngữ của Shakespeare thì rõ ràng là ông ta đang ở trong tình
trạng “tiến thoái lưỡng nan” (damned if you don’t, and damned if you do.)
Nhưng
nếu Putin sáng suốt, và nhìn vào gương của Saddam Hussein, của Moammar Khadafi,
của Nicholas Ceaucescu của Lỗ Ma Ni trước ngày sụp đổ chế độ Sô Viết, có lẽ ông
ta sẽ đắn đo để không lựa chọn cho mình một tương lai bất định và có thể chết
thảm bất ngờ một khi đã trở thành mục tiêu tức giận của dân chúng quyết vùng
lên để lật đổ một lãnh tụ độc tài.
MAI
LOAN
Houston,
Texas ngày 28/12/2014
No comments:
Post a Comment