Tuesday, October 4, 2011

NHỮNG NGUY CƠ CHÍNH TRỊ CẦN THEO DÕI TẠI VIỆT NAM (John Ruwitch/Reuters)



04/10/2011 - 14:31

Việc gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam-Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao là những rủi ro lớn ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và việc ổn định vĩ mô của Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông
Tình trạng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là nguy cơ chính trị hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.
Trong thời gian qua, cả Việt Nam và Trung Quốc đều cáo buộc lẫn nhau trong việc vi phạm chủ quyền lãnh hải khiến cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên phức tạp.

Vào cuối tháng 8/2011, chính quyền Việt Nam đã ban hành lệnh cấm hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vốn được bắt đầu từ đầu tháng 6 trước đó.
Nhiều trí thức nổi tiếng, cựu quan chức và cựu cố vấn chính phủ đã lên tiếng phản đối chính sách này của Việt Nam.

Bên cạnh đó, vấn đề càng trở nên ‘nóng’ hơn khi Ấn Độ tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực đã được Việt Nam cấp giấy phép nhưng lại bị Trung Quốc cho rằng nó thuộc chủ quyền của nước này.

Điểm cần theo dõi:
- Các hành động của Trung Quốc và động thái của một số nước cũng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông như Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan.
- Sự can thiệp của Hoa Kỳ. Vào tháng 7/2011, ba chiến hạm của Hoa Kỳ đã tới thăm các hải cảng ở Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc từng cảnh báo và yêu cầu Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc tranh chấp.

Vấn đề kinh tế

Chính sách kinh tế thiếu minh bạch của Việt Nam là một vấn đề khiến các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư hiện rất quan ngại.

Vào năm 2010, cả ba tổ chức tài chính bao gồm S&P, Moody’s và Fitch đều đã hạ thấp điểm tín dụng của Việt Nam. Điều này cho thấy những rủi ro kinh tế cũng như các vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Trong tháng 9/2011, Việt Nam có mức gia tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào hàng cao nhất thế giới, 22,42%. Hiện nay, chính phủ phải quyết định thời điểm nới lỏng các chính sách tiền tệ để giảm thiểu các tác động tiêu của vấn đề này tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Để bước đầu cải thiện tình hình, Việt Nam đã tiến hành giảm giá đồng nội tệ. Tiếp đó, vào giữa tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước nâng cao lãi suất và chính phủ công bố kế hoạch chống lạm phát, trong đó có việc cắt giảm chi ngân sách.

Các nhà kinh tế cho rằng các chính sách này đang đi đúng hướng. Nó được thể hiện qua việc giảm tỉ lệ lạm phát lần đầu tiên trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, áp lực của việc gia tăng CPI vẫn là một rủi ro lớn với Việt Nam.

Ngoài ra, họ cũng lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục thực hiện các chiến lược ổn định vĩ mô sau khi ông tái đắc cử vào tháng 7/2011.

Điểm cần theo dõi:
- Các biện pháp chống lạm phát và ổn định kinh tế.
- Biện pháp đảo nợ của chính phủ
- Sự chênh lệch về tỉ giá hối đoái giữa đô-la Mỹ và Đồng Việt Nam trên thị trường ‘chợ đen’ và tỉ giá liên ngân hàng.
- Những giải pháp của chính phủ trong việc giảm thâm thủng mậu dịch.
- Các vụ đình công và biểu tình của công nhân. Vào tháng 4/2011, một quan chức cho hay lạm phát đã làm gia tăng các vụ đình công trong vài tháng đầu năm nay so với năm 2010.
- Sự biến động của giá hàng hóa.
.
.
.

No comments: