Thanh Phương - RFI
Thứ bảy 08 Tháng Mười 2011
Nhạc sĩ guitare Nguyễn Lê Tuyên, một trong số ít các nghệ sĩ gốc Việt nổi tiếng tại Úc, là người đã phát minh ra một kỹ thuật mới cho đàn guitare, đó là kỹ thuật "đồng song âm họa ba ngắt" (scaccato harmonic duo-tone), một phương pháp để đánh một dây đàn nhưng phát ra hai âm nốt cùng một lúc. Phương pháp này đã được giới chuyên môn tán thưởng.
Hiện là giáo viên kiêm trưởng bộ môn âm nhạc của một trường trung học tại Sydney nhưng vẫn rất gắn bó với âm nhạc dân tộc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để chuyển hóa các chất liệu cổ truyền vào tiếng đàn guitare, thậm chí đã bỏ ra nhiều tuần trong tháng bảy vừa qua để đến nghiên cứu tại Paris.
Affiche buổi trình diễn của nhóm GuiHangtar tại Hoa Kỳ.
Trong vài ngày nữa, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên sẽ đến trình diễn tại Hoa Kỳ trong khuôn các sinh hoạt của nhóm song tấu GuiHangtar mà anh thành lập với Salil Sachdev, một nghệ sĩ chơi trống HANG và cũng là giáo sư khoa trưởng âm nhạc một trường đại học Mỹ. Nhân dịp này Nguyễn Lê Tuyên đã dành cho RFI bài phỏng vấn sau đây :
Nghe (14:03) : Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên
Video : Một buổi trình diễn và thuyết trình của nhóm Guihangtar tại Bridgewater State University, 10/2010.
Cũng về sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, hai nữ danh ca Như Quỳnh và Lưu Bích từ Hoa Kỳ sẽ tái ngộ khán giả Paris trong một chương trình vào ngày thứ bảy 22/10/2010 tại rạp Espace Reuilly, 21 rue Hénard, 75012 Paris.
Tham gia chương trình còn có các ca sĩ Thanh Trúc, Thành Lễ, Tường Khuê, Tường Nguyên, Quốc Đạt và nghệ sĩ Hà Mỹ Liên ở Paris. MC Việt Thảo sẽ là người dẫn chương trình.
.
.
.
Người Việt
Wednesday, October 12, 2011 9:36:13 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=138416&z=3
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=138416&z=3
WESTMINSTER (NV) - Buổi ra mắt tạp ghi “Một Buổi Chiều Thơ Mộng” của tác giả Quỳnh Giao sẽ được tổ chức lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật, 23 Tháng Mười tới đây, tại hội trường nhật báo Người Việt, 14771 Moran St., Westminster, CA 926683.
Hình bìa tạp ghi “Một Buổi Chiều Thơ Mộng” của tác giả Quỳnh Giao. (Hình: Người Việt)
Theo tờ chương trình do ban tổ chức phổ biến, một số diễn giả quen thuộc trong giới văn nghệ sẽ có mặt, như nhà báo Phạm Xuân Ðài, nhà văn Huy Phương, kịch sĩ và nhà văn Lê Tuấn; nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Ðình Toàn.
Ngoài phần ra mắt tạp ghi “Một Buổi Chiều Thơ Mộng,” còn có phần trình diễn văn nghệ đặc sắc của các ca sĩ Kim Tước, Phạm Hà, Lê Hồng Quang và dương cầm thủ Thụy Khanh. Người điều khiển chương trình là nhà báo Ðinh Quang Anh Thái.
Vào cửa tự do. Vì số chỗ ngồi giới hạn, ban tổ chức xin quý vị đến đúng giờ để hàn huyên cùng tác giả, nhận ký tặng sách và thưởng thức một buổi chiều Thu thật đẹp. Mọi chi tiết, xin liên lạc ban tổ chức: (714) 230-5127. (L.N.)
.
.
Nguyên Huy/Người Việt
Thursday, October 13, 2011 5:18:53 PM
WESTMINSTER (NV) - Vào chiều Chủ Nhật tuần này, 16 Tháng Mười, nhà thơ Cỏ May, tức nữ nghệ sĩ Phi Loan, sẽ ra mắt tác phẩm “Mắc Nợ” tại hội trường của nhật báo Việt Herald, Westminster.
Tác phẩm “Mắc Nợ” của nhà thơ Cỏ May. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Theo thư mời cho biết, buổi ra mắt sách này sẽ là một buổi sinh hoạt văn nghệ đa dạng. Ngoài các nghi thức giới thiệu tác giả và tác phẩm do nhà văn Bích Huyền và Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa phụ trách, buổi ra mắt sách còn là một buổi “chiều thơ nhạc đặc biệt.”
Về thơ, các giọng ngâm đã được cộng đồng ái mộ như Bích Thuận, Hà Phương, Ðồng Tiến, Khánh Hồng và chính tác giả của tác phẩm được ra mắt sẽ gửi đến mọi người tiếng thơ của Cỏ May và của các thi sĩ khác theo lời yêu cầu của người tham dự.
Về nhạc, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sẽ đóng góp những giọng ca trẻ trung, tươi thắm trong một chương trình ca nhạc mà không khí đầu Thu sẽ làm cho những tiếng hát của nhóm thêm chan chứa tình nghệ sĩ.
Cỏ May tên thật là Hoàng Thị Phi Loan là một nhà thơ được giới văn chương nghệ thuật hải ngoại biết đến từ lâu qua những bài thơ đăng rải rác trên trang văn nghệ của các báo hải ngoại. Ngoài bút hiệu Cỏ May, Phi Loan còn ký dưới nhiều bút hiệu khác như Hoàng Thị Lưu Vong, Hoàng Thị Cỏ May và Hoàng Thị.
Là một giáo chức tại các tỉnh “đi dăm phút đã về chốn cũ” hay “bốn mùa bụi đỏ” trên cao nguyên trung phần Việt Nam, nên tâm tình của Phi Loan gửi trong văn thơ là những dòng thơ không chỉ thoát đi từ cảm xúc mà còn là những day dứt thế cuộc và thân phận lưu vong.
Tác giả Phi Loan cũng được cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến và dành rất nhiều cảm tình. Phi Loan đã đóng góp khá là tích cực trong những sinh hoạt đấu tranh, văn học nghệ thuật của cộng đồng. Dáng người nhỏ bé, thanh thoát, đôi mắt tròn vo lúc nào cũng nhìn thẳng vào người đối diện nên tiếng ngâm của Phi Loan thu hút ngay được người nghe vì tiếng ngâm ấy cũng là những giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát thoát đi từ một tâm tình của người làm thơ không xa rời thế cuộc.
Tác phẩm “Mắc Nợ” của Phi Loan dầy gần 200 trang trong đó xen giữa những bài thơ là những đoản văn viết ra từ những tâm tư, tình cảm chân thiết.
Theo tác giả phân định, tác phẩm gồm ba phần. Phần I có nội dung mẹ và quê hương. Phần II về người chiến sĩ VNCH. Phần III về tình yêu. Phần về tình yêu dài nhất gồm đến 56 bài vừa thơ, vừa đoản văn và nhạc phổ thơ.
Bài thơ đầu tiên trong tác phẩm là “Lời Dẫn Nhập,” Cỏ May tha thiết: “Mời quý vị cùng bước vào vườn thơ, của Phi Loan-Hoàng Thị Cỏ May, Ðể ủi an, Ðể nâng đỡ một phận người.”
Phận người ấy là phận gì? Thì xin đọc tiếp bài thơ thứ hai trong tác phẩm “Mắc Nợ.”
Cỏ May nhận định phận người của mình là mắc một món nợ lớn là nợ quê hương cũng là nợ mẹ, nợ các chiến sĩ VNCH và nợ những ân tình từ một nụ cười của người tình gần, từ một lời nhắn nhủ của người tình xa hay từ sự bỏ em bơ vơ giữa Tỉnh Lộ Bẩy.
Rải rác trong suốt tác phẩm, nơi những vần thơ nhẹ thoát ra không một gượng ép vần điệu hay làm dáng văn chương, nơi những đoản văn thiết tha dòng dòng lệ cảm, là rất nhiều vần thơ đọc đến rung người. Như vần thơ với người chiến sĩ VNCH, Cỏ May viết: “Nếu mai kia ta có về thăm lại, Nghĩa trang buồn bia mộ cỏ vàng hanh, Ảnh Tiếc Thương thay tượng đồng Thương Tiếc, Ðau lòng chăng người chiến sĩ Vô Danh.”
Hay Cỏ May nhớ thương người tình đã khuất đã thảng thốt kêu lên: “Mất rồi! Chàng giờ theo gió phiêu diêu, Em đi về với tịch liêu tháng ngày.”
Và cũng nhắc nhở người tình khi thú nhận: “Cho anh mắc nợ nụ cười, Nợ con tim nhớ, Nợ mười ngón ngoan, Nợ bờ vai ấy thon thon, Tóc bồng trong gió gợi hồn yêu anh, Cho anh nợ mảnh trăng thanh, Buồn vui từ độ, nợ thành tay ôm...”
Ðó là “thân phận” của một người đàn bà lớn lên trong khói lửa chiến tranh và trưởng thành trong những ngày tháng lưu vong để thấy đời mình đã mắc biết bao nợ nần.
–––-
Lien lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
.
.
Ðức Tuấn/Người Việt
Thursday, October 13, 2011 2:08:48 PM
IRVINE (NV) -Cuối tuần qua, nữ ca sĩ Huệ Quyên đã cho nhật báo Người Việt biết CD mới nhất của cô mang chủ đề “Hạnh Phúc Nơi Nào” sẽ được phát hành trong một vài tuần sắp tới.
“Ðây là tác phẩm tâm huyết mà em đã ấp ủ từ lâu, trong chuyến về Việt Nam 14 ngày vừa qua em đã cố gắng dồn thời gian để làm tất cả những việc cần thiết từ vào phòng thu đến thiết kế bìa cho CD và in ấn,” ca sĩ Huệ Quyên tâm tình như thế.
Huệ Quyên là tiếng hát mới tại hải ngoại, cô hiện là giọng hát chính của Trung Tâm D&D Entertainment, tại Việt Nam từ năm 1998 đến 2002 Huệ Quyên là thành viên của ban nhạc Tic Tic Tắc và sau đó cô tách ra hát một mình.
.
.
.
Tuổi Trẻ
Thứ Sáu, 14/10/2011, 04:14 (GMT+7)
TT - Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) sẽ thực hiện chương trình lưu diễn lịch sử: hòa nhạc lưu diễn tại Nhà hát Carnegie Hall, New York lúc 14g ngày 23-10 và Nhà hát Symphony Hall, Boston (Mỹ) lúc 20g ngày 24-10.
Nhà hát Carnegie Hall là một trong số nhà hát lớn nhất thế giới và chỉ cho phép các dàn nhạc có đẳng cấp nhất định được biểu diễn tại đây.
Theo thông tin từ VNSO, chương trình lưu diễn lần này của dàn nhạc sẽ bao gồm:
Bản hòa tấu Thăng Long cho violin và dàn nhạc được sáng tác bởi nhạc sĩ Ðàm Linh (1932-2001) - một trong những nhạc sĩ đặt nền móng cho nền khí nhạc Việt Nam và cũng là người đã đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam tài năng.
Tác phẩm được trình diễn bởi nghệ sĩ violin người Việt Lê Hoài Nam, đang làm việc tại dàn nhạc Hong Kong. Ðây là tác phẩm mang đậm âm hưởng âm nhạc dân gian Việt Nam, kết hợp với ngôn ngữ hiện đại, làm nổi bật sự huyền bí của văn hóa phương Ðông.
Bên cạnh đó còn có hai tác phẩm mang đậm âm hưởng âm nhạc dân tộc Việt Nam là hai bản dân ca Trống cơm và Lý hoài nam do Ngô Hoàng Quân chuyển soạn cho dàn nhạc dây.
Khán giả sẽ được thưởng thức bản Adagio cho dàn dây nổi tiếng của nhạc sĩ người Mỹ Samuel Barber. Chương trình lưu diễn còn trình diễn bản Giao hưởng số 8 nổi tiếng của nhà soạn
nhạc người Czech Antonin Dvorak - một trong những tác giả quan trọng nhất của trường phái âm nhạc lãng mạn và cũng nằm trong số những người đầu tiên góp công xây dựng nền
âm nhạc hàn lâm của Mỹ.
nhạc người Czech Antonin Dvorak - một trong những tác giả quan trọng nhất của trường phái âm nhạc lãng mạn và cũng nằm trong số những người đầu tiên góp công xây dựng nền
âm nhạc hàn lâm của Mỹ.
Bộ VH-TT&DL quyết định đưa VNSO thực hiện chuyến lưu diễn này do những thành tựu nghệ thuật vượt bậc mà VNSO thể hiện trong suốt hơn 15 năm qua, từ khi Việt Nam mở cửa cho các hoạt động biểu diễn và giao lưu nghệ thuật, với khoảng 60 chương trình hòa nhạc tại Việt Nam và quốc tế mỗi năm.
VIỆT HOÀI
.
.
.
No comments:
Post a Comment