Chuyện các giáo sư của trường Đại Học Đà Nẵng cõng kiến thức kinh tế ngành “kinh tế phát triển” lên bản làng ở Tây Nguyên để đào tạo “từ gần” cho các cán bộ địa phương, là chuyện bảo tồn cái đuôi kinh tế định hướng XHCN của Nhà nước hay là chuyện đem về nông thôn tiêu thụ sản phẩm trí tuệ kém chất lượng của Đại Học Đà Nẵng?
Mới đây Đại học Đà Nẵng đã mở lớp học đào tạo ngành “kinh tế phát triển” ở huyện Chư Sê tỉnh Gia lai. Lớp học đã khai giảng được một học kỳ.
Ngành học có cái tên là “Kinh tế phát triển” thực chất là ngành học về nền kinh tế kế hoạch, một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ở nước ta đã được chuyển đổi. Đúng ra là vứt bỏ ngành học này đi nhưng nhà trường đại học XHCN vẫn còn giữ lấy nó để mà đào tạo ra những con người nắm lấy cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế của Nhà nước.
Ngành này đã lỗi thời không ai học và nhà trường đã ép buộc các ngành kinh tế khác phải học nó với tư cách là một môn phụ. Trong khi các ngành học kinh tế khác luôn đông đúc sinh viên theo học với đủ các loại hình đào tạo khác nhau thì ngành học này hầu như vắng bóng sinh viên. Vì thế nên đã được Trường Đại Học Đà Nẵng đem về giảng dạy ở những vùng xa.
Lớp đầu tiên mà Đại học Đà Nẵng mở dạy là ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. Tham dự lớp học này là các quan chức cấp huyện xã, những người chưa có học nhưng vì theo Đảng mà họ bỗng chốc trở nên có học. Lâu nay những người cán bộ ở Tây Nguyên vẫn thường hay theo học đại học với loại hình đào tạo từ xa. Nhưng rồi một loạt các bằng đại học từ xa lại hóa ra là bằng giả. Màng kịch “đỉnh cao trí tuệ” của Đảng đã bị dân chúng phỉ cười. Vậy là Đảng đã sáng kiến chuyển sang đại học “từ gần”. Gần vì người học chỉ đi có mấy km, và một cái gần nữa là gần dân, học ở gần dân, dân biết nên không thể chê là bằng giả được.
Cán bộ đi học thì chỉ muốn có tấm bằng, Đại học Đà Nẵng thì muốn có đầu ra cho một ngành đào tạo “dỏm”. Đảng thì muốn giữ mãi cái đuôi định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường Các “tư tưởng lớn” đã gặp nhau nên đã tạo ra một lớp học đặc biệt ở Tây Nguyên.
.
.
.
No comments:
Post a Comment