3/10/2011 - 10:23
Các nhà khoa học Australia đã giành giải thưởng IgNobel năm 2011 với phát hiện loài bọ cánh cứng thích ‘yêu’ vỏ chai bia và nghiên cứu về hiện tượng nhịn đi toilet có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.
PHOTO: Bọ cánh cứng Julodimorpha bakervelli tìm kiếm tình yêu nhầm chỗ. (Flickr: Jean and Fred Hort)
Giải thưởng IgNobel được trao tặng hàng năm bởi tạp chí Annals of Improbable Research (tạm dịch: Biên niên sử về các nghiên cứu lạ lùng) có trụ sở tại Havard. Đây được xem là một giải thưởng hài hước đối lập với giải thưởng Nobel sẽ được quyết định trao tặng vào năm 2012.
Giải thưởng IgNobel nhằm tôn vinh trí tưởng tượng khác thường và khuyến khích niềm đam mê của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, y học và công nghệ, hơn nữa, giải thưởng này khiến cho mọi người không thể nhịn cười.
Hầu hết các nhà khoa học đạt giải thưởng IgNobel đều cảm thấy vui vẻ với yếu tố hài hước.
Tiến sĩ David Darby, Giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học thần kinh Hành vi tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Victoria, cho rằng việc giành giải thưởng IgNobel là niềm vinh dự ‘pha trộn những cảm xúc trái ngược’.
Tiến sĩ David Darby, Giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học thần kinh Hành vi tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Victoria, cho rằng việc giành giải thưởng IgNobel là niềm vinh dự ‘pha trộn những cảm xúc trái ngược’.
“Chúng tôi vui mừng khi nghiên cứu đã được công nhận. Tuy nhiên, thực tế là khi mọi người cười nhạo công trình nghiên cứu này, chúng tôi cảm thấy hơi buồn”, Tiến sĩ Darby, một trong những thành viên nhóm nghiên cứu giành giải thưởng IgNoble về Y học, cho biết.
Nhịn đi toilet có thể đưa đến những quyết định sai lầm
Nghiên cứu đăng trên tạp chí ‘Neurology and Urodynamics’ vào đầu năm 2011 là công trình đầu tiên cho thấy những người nhịn đi tiểu có thể ảnh hưởng tới các quy trình hoạt động tâm thần của cơ thể.
“Phát hiện nghiên cứu của chúng tôi là một mắt xích trong chuỗi nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố làm suy giảm khả năng nhận thức, bao gồm đồ uống có cồn, tình trạng mất ngủ kéo dài và hiện tượng nhiễu trắng”, Tiến sĩ Darby cho biết. “Trong tình huống con người không thể xả bàng quang trong một khoảng thời gian, mức độ chú ý tới các chi tiết và khả năng xử lý thông tin của họ tương đương với người có nồng độ cồn trong máu là a.08”.
Tiến sĩ Darby lý giải: “Một khả năng là do cảm giác đau khi bàng quang đầy; một cách lý giải khác là chức năng não liên quan trong quá trình ức chế dòng chảy nước tiểu nằm ở phần trước trong não bộ, gần các vùng điều khiển động cơ, sự chú ý và trí nhớ trong công việc. Lý do cuối cùng là người ta bị ám ảnh với việc nhịn tiểu và không thể nghĩ tới những việc khác”.
Theo Tiến sĩ Darby, cuộc nghiên cứu này đã chỉ ra một vấn đề ở nơi làm việc: “Nếu người làm công bị ép buộc tiếp tục công việc khi ‘có nhu cầu tự nhiên’, việc đó sẽ liên quan đến vấn đề an toàn và gây ra một số tác động khác”.
Tình yêu với vỏ chai bia
Tiến sĩ Darryl Gwynne, nhà côn trùng học từ Đại học Toronto Mississauga và Tiến sĩ David Rentz, giáo sư trợ giảng tại Đại học James Cook, Queensland, nhận được giải thưởng sinh học cho nghiên cứu năm 1983 đăng trên tạp chí ‘Australian Journal of Entomology’ với phát hiện bọ cánh cứng đực của Úc giao hợp với những vỏ chai bia bỏ không.
Nhẫm lẫn bởi màu sắc và hình ảnh phản chiếu của những vệt nhỏ dưới đáy chai bia thủy tinh, bọ đực Julodimorpha bakervelli leo lên chiếc vỏ chai và cố gắng giao phối.
Có trường hợp bọ cánh cứng không muốn rời khỏi chai kể cả khi nó bị kiến tấn công.
Các nhà nghiên cứu đùa rằng ngoài việc làm ô nhiễm môi trường, những chiếc vỏ chai bia rỗng còn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với cơ quan sinh dục của loài bọ cánh cứng.
Các nghiên cứu vui nhộn khác
Ngoài hai giải thưởng trên, một nhóm các nhà nghiên cứu Châu Âu giành giải thưởng IgNobel Vật lý do xác định được nguyên nhân tại sao những người ném lao bị hoa mắt trong khi những người ném búa không có cảm giác này.
Thị trưởng Lithuania, ông Arturas Zuokas, được trao giải thưởng IgNobel hòa bình cho ý tưởng giải quyết vấn đề các xe hạng sang đỗ bất hợp pháp bằng cách lái xe tăng bọc sắt đâm thẳng vào.
Giải thưởng an toàn công cộng được trao cho ông John Senders đến từ Đại học Toronto nhờ một loạt thí nghiệm nghiên cứu các tác động khi một lái xe trên đường cao tốc liên tục bị cản tầm nhìn bởi tấm kính che nắng.
Các giải thưởng khác được trao cho các nhà nghiên cứu phát hiện thấy loài rùa chân đỏ không ngáp với tần xuất liên tục ở mức có thể tạo ra một máy báo cháy trên không. Do vậy, cách tốt nhất là nghiên cứu một phương pháp khác.
Các nhà khoa học Australia từng giành giải thưởng IgNobel gồm có ông Nic Svenson và Piers Barnes từ tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang (CSIRO) với công trình nghiên cứu tính toán số lượng những bức ảnh nhóm cần được chụp để đảm bảo không người nào trên ảnh nhắm mắt; Tiến sĩ Dr Karl Kruszelnicki trong chuyên mục ABC Science với phát hiện thành phần của dây thắt rốn; Tiến sĩ Mike Tyler từ Đại học Adelaide nhờ ngửi và liệt kê mùi của 131 con ếch bị căng thẳng.
.
.
.
No comments:
Post a Comment