10/07/2011
Cuộc biểu tình gọi là Chiếm Wall Street (Occupy Wall Street) là một cuộc biểu tình vì dân nghèo chống tài phiệt. Cuộc biểu tình đó thành phố New York đã tăng nhân số lên hàng ngàn và biến thành phong trào phát triển sang hàng trăm thành phố lớn khắp nước Mỹ.
Phân tích cho thấy về kỹ thuật vận động và huy động quần chúng biểu tình trên Internet chẳng những thành công ở Bắc Phi, Trung Đông tạo Mùa Xuân Á rập lật đổ độc tài mà còn đắc dụng ngay tại Mỹ, quê hương của computer và Internet trong công cuộc biểu tình vì dân nghèo chống tài phiệt.
Phong trào biểu tình chống tài phiệt, đòi công bằng cho dân nghèo khởi xướng qua trang mạng “OccupyWallSt.org.. Web này tuyên xưng "Chúng tôi là 99% của dân số không dung tha cho lòng tham và thói tham nhũng của 1% còn lại nữa. Chúng tôi dùng những chiến thuật cách mạng của Mùa Xuân Cách Mạng Á rập để tiến tới cứu chúng tôi và chúng tôi khuyến khích bất bạo động”. Lời kêu gọi ấy đã đánh động được lòng người Mỹ. Chủ trương đòi hỏi công bình cho đại đa số người Mỹ nghèo đối với tối thiểu số tài phiệt quá giàu trên mồ hôi nước mắt người nghèo, ngày càng được nhiều người Mỹ ủng hộ, nhiều tiểu bang tòan quốc Mỹ ủng hộ.
Thực vậy, Văn Phòng Kiểm Kê Dân Số Hoa Kỳ cho biết dân Mỹ nghèo thêm, con số tăng cao nhất kể từ khi Cục Điều tra Dân số Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1959. Năm ngoái 2010, số người Mỹ nghèo là 46,2 triệu, năm nay 2011 ắt còn cao hơn vì kinh tế vẫn suy trầm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn trên 9%. 25,8% người Mỹ gốc Phi Châu và 25,3% người Mỹ gốc Tây Ban Nha đang sống trong nghèo đói. Số người Mỹ không có bảo hiểm y tế vẫn còn khoảng 50 triệu.
Nước Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới, kinh tế, chánh trị, quân sự, giấc mơ của nhiều người trên thế giới mà hố sâu ngăn cách nghèo giàu trong dân chúng như vậy, Nên lời kêu gọi biểu tình và cuộc biểu tình chiếm Wall Street dễ bắt lửa và lửa lan nhanh, xa và rộng lắm.
Ban đầu chỉ một số nhóm người vận động chống lại những hành động quá lố, những quyền lợi và bổng lộc quá quắc của bọn tài phiệt. Nhưng phong trào thay vì yếu đi và tàn lụi, nó bùng lên và lan ra. Đến đâu?
Chỉ trong ba tuần lễ bắt dầu tứ ngày 17 tháng 9 những người biểu tình không được xuống đường phải co cụm trong một công trường nhỏ gần Wall Street ở New York. Họ gọi đó là Công Trường Tự do theo kiểu người biểu tình ở Ai Cập phong thánh cho Công Trướng cứ điểm và điểm xuất phát của phong trào biểu tình lật đổ độc tài ở Ai cập được gọi là mùa Xuân Á rập.
Từ khi bám được cứ điểm nhỏ này số người biểu tình lại lớn lên, tăng dần 100 rồi 300, và cuối tuần của tháng 9 lên hàng 1000 người, cụ thể ngày chủ nhựt 2 tháng 10, báo chí độc lập cho biết có cả 1,500 người, gấp ba những ngày trước.
Quan trọng nhứt, cuộc biểu tình Chiếm Wall Street ở New York phát triển theo vết dầu loang về diện địa cũng như nhân sự. Làn sóng cách mạng chống tài phiệt, đòi công bình cho ngưới Mỹ nghèo lan qua cả 100 thành phố lớn Hoa Kỳ, từ Houston miền Nam lên Chicago Miền Bắc, xuống Philadelphia Miền Đông tới San Francisco Miển Tây. Ở Boston, dân biều tình đóng đô ngang trụ sở Quỹ Dự Trữ Liên Bang và đòi đóng cửa ngân hàng trung ương này của Mỹ.
Biểu tình đa số là lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên và người thất nghiệp. Và cũng không thiều những người có máu biễu tình trong người như những hippies già và những người thuộc phong trào xanh bảo vệ môi sinh khắp thế giới.
Họ nói họ dùng chiến thuật cách mạng của Mùa Xuân Á rập nhưng hành động văn nghệ hơn, đờn guitar, hát nhạc Mỹ, và diễn trò khôi hài bọn tài phiệt. Đặc biệt chưa thấy người nào tỏ ra hy sinh cho chánh nghĩa công bằng cho người nghèo.
Họ không có người lãnh đạo chỉ huy, không có ban tổ chức, không có những yêu sách rõ ràng. Nhưng họ hành động rất có tổ chức, tỏ rõ nổi bất mãn hệ thống tài chánh độc quyền và giai cấp tài phiệt tham ô nhũng lạm, túi tham không đáy đang nắm các định chế tài chánh công và tư ở Mỹ.
Họ tự đứng lên, nổi dậy, xuống đường chống các nhà tài phiệt chủ ngân hàng lương quá cao, bổng lộc quá lớn, tiền thưởng quá nhiều mà làm cho ngân hàng sập tiệm khiến chánh quyền phải lấy tiền thuế của dân để cứu trợ nếu không hệ thống tài chánh của Mỹ đổ vỡ. Họ đổ tội cho những người này làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thất bại, sa thải người làm, gây thất nghiệp. Họ gọi những người tài phiệt này làm những tội ác có tổ chức. Họ kêu gọi đóng cửa Quỹ Dự Trữ Liên bang quách cho rồi.
Người biểu tình tổ chức nơi ăn trưa, đồ ăn, thức uống do những người cảm tình đem đến hiến. Có trạm y tế có những chuyên viện tâm lý trị liệu cho người thất nghiệp. Có họp thư như một thùng thư của một nhà hàng cảm tình cho mượn.
Họ làm ra một tờ báo mạng tên báo Occupied Wall Street Journal, do hai nhà báo giúp. Nhờ Internet, ngay khi công bố dự án được những người cảm tình tăng 12,000 dollars. Giữa công trường cứ điểm họ lập ra trung tâm truyền thông với nhiều máy computers loan tải những hình ảnh sống động, hội thọai, chat, blogs, Facebook, Twitter cũng như để phổ biến tin tức, lời nhắn, và thông báo.
Phong trào biểu tình chống tài phiệt, đòi công bằng cho người nghèo bùng lên. Tăng nhân số hàng ngàn người ở Wall Street New York và lan rộng cả 100 thành phố khắp nước Mỹ sau vụ cảnh sát bắt 700 người biểu tình vì đã cản trở lưu thông trên cầu Brooklyn, không theo lịnh của cảnh sát phải nhường lối đi cho bộ hành.
Dù hầu hết được thả sau đó. Nhưng người Chicago, Boston, Los Angeles và cả 100 thành phố khác xuống đường ửng hộ phong trào biểu tình Chiếm Wall Street.
Báo chí từ trước đó coi cuộc biểu tình ở Wall Street là chuyện nhỏ, sau ngày Cảnh sát bắt 700 người, truyền thông đại chúng Mỹ đồng hệ thông tin, nghị luận như tin nóng, trang đầu.
Tỷ phú như George Soros nhập cuộc, tuyên bố ủng hộ những người biểu tình. Ở New York Khôi Nguyên Kinh tế Nobel Joe Stiglitz và kinh tế gia Jeff Madrick, tác giả quyền sách bán chạy nhứt mới xuất bản Age of Greed (Thời Đại Tham Lam), đến nói chuyện với người biểu tình.
Nhưng cũng có dư luận chê bai. Tờ báo thiên tả Mother Jones chê biều tình này không có thông điệp rõ ràng, quá yếu, chỉ có 2,000 người biểu tình với một dân số 312 triệu người Mỹ thì quá ít.
Trái lại Dorian Warren, giáo sư Khoa Chánh trị của Đại học Columbia, thì khác, cho phong trào biểu tình này sẽ tiếp tục và lớn lên vì theo lời Ông, "Công luận bất mãn. Tám trên mười người Mỹ không hài lòng về hướng đi đã chọn cho đất nước.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment