Monday, October 17, 2011

BÁO BA LAN PHỎNG VẤN NHÀ VĂN LIÊU DIỆC VŨ (Pawet Sulik, Polityka.pl)



Tác giả: Paweł Sulik, phóng viên của Radio TOK. Bản tiếng Ba Lan lấy từ Polityka.pl

Mạc Việt Hồng chuyển ngữ

Nhà văn Trung Quốc Liêu Diệc Vũ tỵ nạn ở Đức. Ảnh DR

Paweł Sulik: Đầu tháng Bẩy vừa qua ông đã chạy khỏi Trung Quốc, tại sao vậy?
Liêu Diệc Vũ: Từ lâu mật vụ đã theo dõi và cảnh báo tôi rằng, tôi không được phép xuất bản bất kỳ cuốn sách nào ở phương Tây cũng như Đài Loan. Những nhà phát hành sách ở nước ngoài đã phải nhiều lần trì hoãn việc xuất bản vì lo ngại cho an ninh cá nhân của tôi. Tình trạng này diễn ra không biết tới khi nào, khiến tôi quyết định chạy trốn.

Paweł Sulik: Bằng cách nào, thưa ông?
Liêu Diệc Vũ: Tôi không thể tiết lộ một cách chi tiết, bởi sẽ nguy hại cho những người đã giúp tôi. Tôi chỉ có thể nói rằng, Vân Nam là một tỉnh nghèo, mà ở đó, tôi quen rất nhiều người thuộc tầng lớp lao động. Nhờ sự quen biết đó, mà tôi có thể vượt qua biên giới Việt Nam dễ dàng, không gây bất kỳ sự chú ý nào. Từ đó, tôi tới Warsaw và sau đó là Berlin, nơi tôi đang sống hiện nay. Nhà xuất bản người Đức chờ đón tôi ở sân Bay đã đứng ngây người ra rất lâu vì không tin rằng tôi đã chạy thoát.

Paweł Sulik: Có phải ở trong tù, ông gặp một người – mà sau này ông viết trong cuốn sách của mình – đã cố gắng trong nhiều năm mà không thể trốn thoát được khỏi Trung Quốc?
Liêu Diệc Vũ: Vâng, tôi nhớ rất rõ. Tôi đã quen nhiều người từng lên kế hoạch chạy trốn. Khác với họ, tôi hành động phù hợp với pháp luật. Tôi không muốn vượt biên trái phép, vì biết rằng, có thể gặp những chuyện như hồi tháng Năm, khi tôi nhận được lời mời tham dự Liên hoan Văn học tại Úc châu. Chính quyền đã trao tận tay tôi tờ quyết định từ chối xuất cảnh vì lý do an ninh. Do vậy, lần này tôi chuẩn bị chuyến đi một cách bí mật.

Paweł Sulik: Công an đã đối xử với ông thế nào?
Liêu Diệc Vũ: 20 năm qua tôi đã nghiệm ra rằng, dù những người thẩm vấn đã thay đổi nhiều lần, người già về hưu, những người trẻ thế chỗ, nhưng cách thẩm vấn thì không khác gì: Kéo dài bất tận.
Đã 2 lần họ tịch thu bản thảo cuốn hồi ký viết về thời gian ở tù của tôi. Lần thứ 3 tôi may mắn lấy lại được từ ổ cứng và gửi nó ra nước ngoài, cuốn sách được xuất bản dưới cái tên là “Lời chứng”. Chính quyền nhiều lần thúc ép tôi phải ký cam đoan, sẽ không xuất bản sách về đàn áp Kito giáo ở Trung Quốc. Họ hứa rằng, nếu tôi chịu hợp tác, tôi sẽ được hậu đãi.

Paweł Sulik: Cuốn sách bị cấm tại Trung Quốc “Dẫn dắt những người chết”, đã lột tả sự thật về đời sống xã hội của tầng lớp đáy cùng. Cuốn sách đã được xây dựng ra sao?
Liêu Diệc Vũ: Sau năm 1989, tôi bị tống vào tù vì bài thơ “Thảm Sát” nói về những biến cố xảy ra trên quảng trường Thiên An Môn. Ở đó, tôi tiếp xúc với đủ loại tội phạm: giết người, trộm cắp và hãm hiếp. Trong môi trường khép kín và đầy bạo lực, những tù nhân ở đây, qua những trải nghiệm của mình, đã kể lại hàng trăm câu chuyện. Qua đó, tôi biết được những bạn tù của mình đã phạm tội như thế nào. Thật là tàn ác, tôi bắt đầu phản ứng lại, những câu chuyện vượt quá sức chịu đựng của tôi. Tôi đã nói với họ rằng, tôi không còn muốn nghe những chuyện như thế nữa, nhưng chẳng ăn thua gì.
Cuối cùng, tôi nhận ra, viết lại những câu chuyện đó là cách để tự giải thoát mình. Từ lúc nào đó, tôi bắt đầu cảm thấy gắn bó với những kẻ phạm tội và như sống trong những câu chuyện của họ. Ít nhất trong đầu tôi có 300 mẩu chuyện như vậy. Một phần tôi đã viết trong cuốn sách “Dẫn dắt những người chết”, phần còn lại sẽ được tiếp tục vào một thời điểm thích hợp. Những người tù mà tôi đã gặp không chỉ là những kẻ giết người hay trộm cướp, mà còn có cả những nhà sư hay những nhạc sĩ đường phố.

Paweł Sulik: Ở các quyển sách của ông có thể thấy, dân Trung Quốc rất thống khổ?
Liêu Diệc Vũ: Khách du lịch hay các nhà chính trị ngoại quốc chỉ nhìn thấy những tòa nhà cao tầng và từ đó cho rằng đất nước chúng tôi giầu có và phát triển nhanh. Nhưng đó chỉ là phần nổi, còn phần chìm của nó hoàn toàn khác: Tăm tối và bị quên lãng. Ở đó, những người như chúng tôi, đáy tầng của xã hội, sống như những con chuột trong bóng tối. Đó là 2 hình ảnh trái ngược của Trung Quốc, là 2 đất nước khác nhau. Ngày nay, chính quyền chỉ muốn các nhà văn viết về thành công thôi, như Olympic hay triển lãm Expo Thượng Hải, chẳng hạn. Nhưng tôi lại phơi ra những chuyện khác, đó là cái tát thẳng vào mặt chính quyền. Thực tế rất đáng xấu hổ nhưng lại vắng bóng trong ý thức của công chúng.

Paweł Sulik: Do đâu mà xảy ra tình trạng ‘hai bức tranh’ như vậy?
Liêu Diệc Vũ: Sự chênh lệch giầu nghèo ở Trung Quốc đã trở nên quá lớn. Tôi sinh ra trong thời kỳ vô cùng nghèo đói, nhưng khi đó ai cũng nghèo, người ta hy sinh để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bây giờ thì chẳng có chút hy vọng nào, ký ức về nạn đói khủng khiếp đã được phủ kín, và những người giầu có sống ngay bên cạnh những kẻ nghèo khó. Mặt khác, cảm giác chung của cả xã hội là bất an. Mặc dù nhà nước cũng nới lỏng một số lĩnh vực nhưng không ai cảm thấy an toàn và chính những người giầu có nhất lại thường di tản ra nước ngoài.

Paweł Sulik: Cho tới năm 1989, ông không hề lên án chính quyền?
Liêu Diệc Vũ: Lúc đó tình hình ở Trung Quốc hoàn toàn khác… Sau cái chết của Mao, mọi người đều hy vọng đất nước sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Sau những thử nghiệm khủng khiếp của cuộc Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa, cuộc sống những năm 80 dường như đã trở lại bình thường. Trung Quốc trở nên lớn mạnh trên trường quốc tế và người dân cảm thấy tự hào. Phần lớn người Trung Quốc đều tin tưởng rằng, một sự thay đổi từ từ sẽ tốt hơn.
Thật bất hạnh, những người muốn đẩy nhanh sự thay đổi bằng các cuộc xuống đường đã bị sát hại bởi chính Tổ quốc thân yêu của mình, chứ không phải từ kẻ thù bên ngoài. Chúng tôi thực sự bị sốc! 3000 người đã chết trên quảng trường Thiên An Môn, hàng chục ngàn người bị cầm tù và hàng chục ngàn khác phải bỏ chạy khỏi Trung Quốc để tránh sự trả thù. Đó là một năm mang tính đột phá. Những người chỉ vì yêu nước mà phải bỏ mạng, nên sau đó, dưới thời Đặng Tiểu Bình, họ chuyển sang say mê tiền bạc. Tình trạng đó kéo dài cho tới ngày nay.

Paweł Sulik: Những người Công giáo Trung Quốc mà ông kể trong cuốn sách “Chúa mầu đỏ” họ là ai?
Liêu Diệc Vũ: Ở Trung Quốc có khoảng 10 triệu người theo Thiên chúa giáo nhưng chính quyền chỉ kiểm soát được một số thông qua Giáo hội quốc doanh. Tôi tiếp cận được với những người từng bị đàn áp vì duy trì một số truyền thống, nghi thức tôn giáo. Phần lớn họ phải lập những nhóm tín ngưỡng bất hợp pháp bằng tiền riêng của mình. Có những nhà thờ hoạt động theo cách riêng. Như trường hợp Pháp Luân Công chẳng hạn, giáo phái được thành lập bởi những người tìm kiếm sự tốt đẹp và công lý trong một xã hội đầy dối trá. Không thể tìm thấy những giá trị như vậy trong xã hội đương đại Trung Quốc nên họ đến với tôn giáo và tâm linh.

Paweł Sulik: Năm ngoái, người bạn của ông là Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel về Hòa bình, ông nghĩ gì về điều này?
Liêu Diệc Vũ: Thật vui, vì thế giới đã quan tâm tới anh ấy. Tôi cũng nhận được giấy mời tới dự lễ trao giải, nhưng tôi biết, nếu tôi rời Trung Quốc, thì chính quyền sẽ không cho phép tôi quay trở lại. Tôi từng tin rằng, sau giải thưởng Nobel cho Lưu Hiểu Ba đất nước Trung Quốc sẽ bắt đầu thay đổi. Thật đáng tiếc, sự thay đổi duy nhất là chính quyền gia tăng đàn áp. Cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi đã dẫn đến những phản ứng điên cuồng của chính quyền Trung Quốc.

Paweł Sulik: Điên cuồng ư?
Liêu Diệc Vũ: Vâng. Nhà chức trách ra tay bắt giữ, có khi chỉ vì nghe tin một nhóm người kêu gọi biểu tình trên Internet. Tình hình ở các quốc gia Ả Rập không mảy may ảnh hưởng gì tới Trung Quốc, nhưng chính quyền đã trở nên quá nhạy cảm trong mấy tháng gần đây trước mọi chỉ trích công khai. Bức tranh biểu tình ở Tunisia và Ai Cập đã kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của nhà cầm quyền, khiến cho quốc gia này trở nên ngột ngạt tới mức tôi phải bỏ chạy để có thể tiếp tục viết lách.

Paweł Sulik: Ông có nghĩ rằng, một lúc nào đó, tình hình ở Trung Quốc sẽ thay đổi để ông có thể trở lại đó?
Liêu Diệc Vũ: Sẽ không nhanh chóng đâu. Đừng nghĩ rằng nó sẽ nhanh như ở Libya. Trung Quốc là một nước lớn và hùng mạnh. Đất nước đó có quân đội lớn và được đào tạo bài bản, và biến cố Thiên An Môn đã cho thấy, quân đội này có thể được sử dụng để chống lại chính nhân dân của mình. Chính phủ đã xác định, bằng mọi giá duy trì quyền lực. Giống như năm 1989, những thay đổi ở châu Âu đã không đem đến sự chuyển đổi ở Trung Quốc, cách mạng ở Bắc Phi hiện nay cũng vậy.

Paweł Sulik: Vậy châu Âu có ảnh hưởng gì tới Trung Quốc?
Liêu Diệc Vũ: Một mặt, có thể thấy, Na Uy, một nước nhỏ và không có quân đội hùng mạnh như Trung Quốc nhưng đã dám trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba, bất chấp những sức ép từ phía Bắc Kinh. Đó là điều tuyệt vời.
Nhưng mặt khác, sự giao lưu kinh tế rất lớn giữa Trung Quốc và châu Âu cho thấy sự thiếu vắng những chế tài về đầu tư của châu Âu đối với đất nước chúng tôi. Ở Trung Quốc, mọi thứ đều có thể giải quyết được. Người ta có thể làm giàu bất chấp những bất hạnh của người khác. Thật không may, các doanh nghiệp châu Âu ở Trung Quốc lại nhanh chóng học tập điều này.
Tôi cho rằng, Trung Quốc cần học hỏi nhiều từ những người châu Âu. Các giá trị nhân quyền phải được đem tới từ châu Âu, chứ không chỉ có tiền bạc.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

--------------------------------

Thanh Hà   -   RFI
Thứ bảy 09 Tháng Bẩy 2011

Báo chí Đc hôm qua (8/7/2011) cho biết : nhà văn Trung Quc Liêu Dic Vũ và cũng là mt trong nhng tiếng nói ch trích chính quyn Bc Kinh gay gt nht va đến đnh cư ti th đô Berlin hôm th tư 07/07/11 va qua sau mt cuc hành trình dài, ngang qua Hà Ni và Vacxava.

Theo hãng thông tn Đc, hai ngày sau khi đt chân đến Berlin, nhà văn Trung Quc này đã bt đu gii thiu tác phm mi mà trong đó ông k li thi gian b giam gi trong nhà tù Trung Quc và con đường hai mươi năm ông liên tc lên án chế đ Bc Kinh.
Tr li phng vn qua đin thoi ca báo Der Spiegel, ông Liêu Dic Vũ, 52 tui cho biết trong nhng tháng gn đây, công an Trung Quc thường xuyên lui ti nhà ông tnh T Xuyên và đe da bt nht ông nếu như sách ca nhà văn h Liêu được ph biến nước ngoài. Ông Liêu Dic Vũ b cm tham gia hi ch sách quc tế t chc ti Úc hi tháng 3/2011. Trước đó, ông cũng đã không được phép lên máy bay khi chun b đến Đc tham d hi ch sách quc tế ln nht ca châu Âu.
Ông Liêu Dic Vũ ni tiếng nh mt bài thơ ông ch trích chính quyn Trung Quc thng tay đàn áp phong trào dân ch Mùa Xuân Bc Kinh năm 1989. Tiếp theo đó, ông đã cho ra đi nhiu tác phm khác. Sách ca ông đã được dch sang nhiu th tiếng như tiếng Anh, tiếng Nht, Tây Ban Nha và c tiếng Pháp.
Năm ngoái, nhà văn h Liêu đã được quyn tham d hi ch sách ti Đc nhưng không được phép cho n bn các tác phm ca mình nước ngoài. Ln này, ông quyết đnh li Đc vì không mun tiếp tc b chính quyn Bc Kinh bt làm "con tin", vì theo ông, đi vi bt k mt người cm bút nào, vic cm xut bn đu là mt s "s nhc" không th chp nhn được.
Nhà văn, nhà thơ Liêu Dic Vũ khng đnh vi báo chí Đc : điu quan trng nht đi vi ông gi đây là "quyn t do được in sách, là quyn t do sáng tác". Mt trong nhng d án sp ti ca ông là viếng thăm Hoa K và Úc trước khi tr li Berlin đ bt tay vào mt công vic mi. Dù vy, nhà văn Trung Quc này vn hy vng là mt ngày nào đó ông được tr v quê hương.
----------------------------

Liêu Diệc Vũ  ( LIAO YIWU)
Published: September 14, 2011

Chuyển ngữ: Hoàng Chính
13.10.2011

Tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung quốc, từ lâu đã là điểm xuất phát cho những người Hoa khao khát một cuộc sống mới ở hải ngoại. Ở đó, người ta có thể lẩn trốn khỏi Trung Quốc bằng đường bộ, băng qua những khu rừng trinh nguyên, hoặc có thể dùng đường thủy, xuôi dòng sông Lan Can tới khi nó biến thành sông Mekong, chảy quanh co vào Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam bốt và Việt Nam.
Thế nên mỗi lần đặt chân đến đó, nơi đất đỏ le lói trong nắng, tôi trở nên bứt rứt; trí tưởng tượng của tôi náo loạn. Xét cho cùng sau khi bị bỏ tù bốn năm vì viết một bài thơ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp dã man những sinh viên phản kháng năm 1989, đơn xin xuất ngoại của tôi đã bị bác 16 lần.
Tôi cảm nhận sự xúi giục. Có sổ thông hành hay giấy tờ nhập cảnh hay không là điều không quan trọng. Có bao nhiêu tiền trong túi, đó mới là điều đáng nói. Bạn quăng bỏ điện thoại di động, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài và lẻn vào một ngôi làng, nơi bạn có thể dễ dàng tìm được một nông dân hay một kẻ đưa đường sẵn lòng giúp bạn. Sau khi đã thỏa thuận giá cả, bạn sẽ được đưa ra khỏi Trung Quốc bằng lối đi bí mật mà cả người lẫn ma cũng không biết được.
Mãi cho tới đầu năm nay, tôi vẫn băn khoăn cầm cự với ý định trốn đi. Thay vào đó, tôi chọn ở lại Trung Quốc, tiếp tục ghi nhận cuộc sống của những người ở nấc thang chót trong xã hội. Thế rồi, các cuộc phản kháng dân chủ lan tràn trong thế giới Ả Rập, và những thông tin kêu gọi những cuộc phản kháng tương tự ở Trung quốc bắt đầu xuất hiện trên mạng. Vào tháng Hai và tháng Ba, mỗi chiều chủ nhật, đã có những cuộc tụ ôn hòa ở những trung tâm thương mại hay du lịch đông đúc ở vài chục thành phố. Nhà cầm quyền hốt hoảng dàn một cuộc biểu dương sức mạnh trên toàn quốc. Lính tráng mặc thường phục, mang súng đạn, đi tuần hành trên đường phố, sẵn sàng bắt những ai mà họ cho là đáng nghi ngờ.
Trong khi đó, mọi đề cập đến cuộc Cách Mạnh Hoa Nhài ở Tunisia (ngay cả chữ hoa nhài) đều bị kiểm duyệt qua những nhắn tin mạng hoặc những công cụ truy tìm trên mạng. Công an bố ráp những luật sư, những nhà văn và họa sĩ tranh đấu cho nhân quyền. Nhà vận động dân chủ Lưu Hiền Bân, người đã trải qua chín năm trong tù vì tiếp tay thành lập đảng Dân Chủ Trung Quốc, nhận thêm bản án mới 10 năm. Họa sĩ Ngải Vị Vị bặt tông tích vào tháng Tư và bị đặt dưới sự canh chừng chặt chẽ của chính quyền từ khi ông được phóng thích vào trung tuần tháng Sáu.
Là một nhà văn lạc hậu, tôi hiếm khi lên mạng, và Mùa Xuân Ả Rập trôi qua ngoài tầm hiểu biết của tôi. Tuy nhiên, dù đứng bên lề, tôi vẫn không tránh khỏi bị công an xách nhiễu. Khi các viên chứa an ninh công cộng khám phá ra sách của tôi sẽ được xuất bản ở Đức, Đài Loan và Hoa Kỳ, họ bắt đầu điện thoại và ghé thăm tôi thường xuyên.
Vào tháng Ba, đám công an đóng chốt ngay bên ngoài căn hộ của tôi để giám sát mọi hành vi thường nhật của tôi. “Xuất bản sách ở phương Tây là vi phạm pháp luật Trung Quốc,” họ bảo tôi. “Hồi ký tù làm hoen ố thanh danh của hệ thống trại giam của Trung Quốc và cuốn ‘Thượng Đế Mầu Đỏ’ làm méo mó chính sách của đảng về tôn giáo và khuyến khích những giáo hội bí mật.” Họ nói, Nếu tôi từ chối không hủy bỏ hợp đồng với các nhà xuất bản Phương Tây, tôi sẽ bị luật pháp trừng trị.
Rồi thư mời của Salman Rushdie gửi đến, yêu cầu tôi tham dự Lễ Hội Những Tiếng Nói Thế Giới của Văn Bút Quốc tế ở New York. Ngay lập tức, tôi tiếp xúc với nhà cầm quyền để xin phép xuất ngoại và đặt vé máy bay. Tuy nhiên hôm trước ngày khởi hành, một viên công an gọi tôi đi “uống trà,” và thông báo cho tôi biết đơn của tôi đã bị từ chối. Nếu tôi nhất định đi ra phi trường, viên công an bảo tôi, họ sẽ làm tôi biến mất, hệt như Ngải Vị Vị.
Với một nhà văn, nhất là một người mong mỏi làm chứng nhân cho những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, tự do ngôn luận và xuất bản quan trọng hơn cả chính mạng sống. Bạn thân của tôi, Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên giải Nobel, đã phải trả một giá rất đắt cho những bài viết và sự đấu tranh chính trị. Tôi không muốn đi theo con đường của anh. Tôi không muốn trở lại nhà tù. Tôi cũng không mong muốn được vinh danh như “biểu tượng của tự do” bởi những người đứng ngoài những bức tường kiên cố của trại giam.
Chỉ bằng cách trốn khỏi nhà tù khổng lồ và vô hình có tên Trung Quốc tôi mới có thể sáng tác và xuất bản tự do. Tôi có trách nhiệm trình bày cho thế giới biết về nước Trung Quốc thực sự ẩn nấp phía sau ảo tưởng của cuộc bộc phát kinh tế – một nước Trung Quốc dửng dưng với sự phẫn uất âm ỉ của người dân.
Tôi giữ kín kế hoạch của mình. Tôi không theo đúng tập quán thông thường là xin phép viên công an. Thay vào đó, tôi gom áo quần, cây sáo Trung Quốc của tôi, một cái mõ Tây Tạng và hai trong số những cuốn sách được trao giải thưởng của mình, “Ghi Chép Của Một Sử Gia Vĩ Đại” và cuốn “Kinh Dịch.” Rồi tôi rời nhà khi công an không theo dõi, và lên đường đi Vân Nam. Mặc dù trời ở đó oi ả, tôi vẫn cảm thấy như con chuột cống mùa đông, nằm yên để dành năng lực. Tôi dành hầu hết thời gian với những người trên đường phố. Tôi biết nếu tôi cố tìm tòi, thế nào cuối cùng tôi cũng sẽ tìm được lối ra.
Với sổ thông hành và giấy nhập cảnh của Đức, Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi bắt đầu thực hành ý định. Tôi tắt điện thoại di động sau khi đã vắn tắt liên lạc với bạn bè ở Phương Tây, những người đã sắp xếp kế hoạch. Vài ngày sau, tôi tới một thị trấn nhỏ ở biên giới, nơi tôi có thể nhìn thấy Việt Nam phía bên kia một con sông chảy xiết. Người đưa đường ở địa phương bảo tôi có thể thuê người nào đó lén đưa tôi qua sông, nhưng tôi từ chối. Tôi có sổ thông hành hợp pháp. Tôi chọn cách băng qua trạm kiểm soát trên cây cầu biên giới.
Trước khi trốn, người đưa đường đã sắp xếp cho tôi ở một khách sạn gần biên giới. Giữa những cơn mưa từng chập, tôi bập bềnh giữa mộng và thực và giật mình thức dậy khi có tiếng gõ cửa, để chỉ thấy một cô gái điếm run rẩy trong mưa tìm chỗ trú chân. Dù thông cảm, tôi cũng không thể giúp đỡ.
Vào 10 giờ sáng ngày 2 tháng bảy, tôi đi bộ 100 bộ Anh về phía trạm biên phòng, sẵn sàng chuần bị cho điều tệ hại nhất, nhưng phép lạ đã xảy ra. Viên chức biên phòng xem xét giấy tờ của tôi, nhìn tôi một lát rồi đóng dấu lên sổ thông hành của tôi. Không ngưng nghỉ, tôi đến Hà Nội rồi đáp máy bay đi Ba Lan sau đó đến Đức. Khi tôi ra khỏi phi trường Tegel ở Bá Linh sáng ngày 6 tháng bảy, Peter Sillem, biên tập viên người Đức của tôi, đón tôi “Chúa ơi, Chúa ơi,” ông ta kêu lên. Ông vô cùng cảm động và không thể tin tôi đang thực sự ở nước Đức. Bên ngoài phi trường, không khí trong lành và tôi cảm thấy tự do.
Sau khi ổn định, tôi điện thoại cho gia đình và cô bạn gái, những người đang bị công an tra vấn. Bản tin về cuộc đào thoát của tôi lan rộng nhanh chóng. Một người bạn họa sĩ bảo tôi là anh đã đến thăm Ngải Vị Vị, người vẫn đang bị canh chừng nghiêm nhặt. Khi bạn tôi thông báo là tôi đã đáp xuống nước Đức một cách bí mật, đôi mắt Ngải Già tròn xoe. Anh hú lên với niềm nghi hoặc, “Thật không? Thật không? Thật không?”

Tháng Chín, ngày 4, 2011

BÌNH LUẬN :

xem viết:
Bản tiếng Anh trên The New York Times:
“… I packed some clothes, my Chinese flute, a Tibetan singing bowl and two of my prized books, “The Records of the Grand Historian” and the “I Ching.””
Hoàng Chính dịch:
“…tôi gom áo quần, cây sáo Trung Quốc của tôi, một cái mõ Tây Tạng và hai trong số những cuốn sách được trao giải thưởng của mình, “Ghi Chép Của Một Sử Gia Vĩ Đại” và cuốn “Kinh Dịch.”
Trùng Dương dịch:
“…tôi gói ít quần áo, cây sáo Trung Hoa, một cái bát chuông Tây Tạng và hai cuốn sách qúy, “Hồ sơ của nhà Đại Sử Gia” và cuốn “Đạo Đức Kinh.” (http://www.diendantheky.net/2011/09/gia-tu-trung-quoc.html)

“Prized books” Trùng Dương dịch là “sách quý”, đúng hơn là “sách được trao giải thưởng của mình” như Hoàng Chính dịch.
Ngược lại, “I ching” thì Hoàng Chính dịch đúng hơn, đó là “Kinh Dịch”, không phải “Đạo Đức Kinh” như Trùng Dương dịch.
Nhưng “The Records of the Grand Historian” không phải là cuốn sách lạ, mà chính là cuốn “Sử Ký” của Tư Mã Thiên.
- 14.10.2011 vào lúc 8:43 pm
.
.
.

No comments: