Thanh Phương - RFI
Thứ sáu 07 Tháng Mười 2011
Ngày 07/10/2011, tại Oslo- Na Uy, Uỷ ban Nobel vừa loan báo trao giải Nobel Hòa bình 2011 cho ba phụ nữ châu Phi : nữ tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, nhà đấu tranh người Liberia Leymah Gbowee và nhà đấu tranh người Yemen Tawakkul Karman.
Theo lời chủ tịch Uỷ ban Nobel Thorbjoern Jagland, ba phụ nữ nói trên được tặng thưởng giải Nobel Hòa bình 2011 vì « cuộc đấu tranh bất bạo động của họ cho sự an toàn của nữ giới và cho quyền của phụ nữ được tham gia đầy đủ vào việc kiến tạo hòa bình ». Ông Jagland cho rằng : « Chúng ta không thể đạt đến dân chủ và hòa bình lâu dài trên thế giới nếu phụ nữ không có được những cơ hội như nam giới trong việc tác động đến sự phát triển ở mọi cấp trong xã hội ».
Bà Ellen Johnson Sirleaf, 72 tuổi, là nữ tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Phi. Được mệnh danh là « Người đàn bà gan thép », tổng thống Liberia, Johnson Sirleaf được quốc tế đánh giá rất cao về những nỗ lực của bà nhằm tái thiết một đất nước bị tàn phá nặng nề sau 14 năm nội chiến. Nhưng trong nước bà lại thường bị chỉ trích.
Dù sao, bà Sirleaf cũng đã đi vào lịch sử khi vào năm 2005 trở thành phụ nữ được bầu tiên được bầu làm tổng thống ở châu Phi, lãnh đạo một quốc gia bốn triệu dân.
Mười bốn năm nội chiến ( 1989 – 2003 ) đã khiến khoảng 250 ngàn người thiệt mạng, phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng và làm suy kiệt nền kinh tế Liberia.
Ngay sau khi lên nhậm chức tổng thống vào năm 2006, bà Sirleaf, nguyên là bộ trưởng Tài chính dưới hai đời tổng thống, đã đề ra mục tiêu xóa nợ và thu hút đầu tư ngoại quốc để tái thiết đất nước, điều mà bà đã đạt được một phần.
Trong suốt cuộc đời đấu tranh chính trị, bà Sirleaf vẫn quyết liệt chống tham nhũng và đòi cải cách sâu rộng các định chế tại Liberia. Vì cuộc đấu tranh này mà bà đã hai lần vào tù trong những năm 1980. Lên làm tổng thống, nhiệm vụ của bà Sirleaf cũng rất cam go, vì ở Liberia tham nhũng lan tràn mọi cấp, trong khi đó cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đã để lại nhiều vết thương khó lành.
Nhưng trong nước, tổng thống Sirleaf lại bị chỉ trích là đã không thực hiện những hứa hẹn về mặt kinh tế và xã hội và nhất là đã không tích cực thúc đẩy hòa giải dân tộc.
Tuy vậy, những thành tích tổng thống Sirleaf nay đã được quốc tế công nhận qua giải Nobel Hòa bình 2001. Nhưng bà Sirleaf đã không thể lên nắm quyền nếu không có công sức là một phụ nữ Liberia khác, đó là bà Leymah Gbowee, vốn được mệnh danh là « nữ chiến binh của hòa bình », vì chính bà đã khởi xướng phong trào hòa bình góp phần chấm dứt cuộc nội chiến thứ hai vào năm 2003.
Sáng kiến của bà Gbowee, tung ra vào năm 2002, rất độc đáo : mọi phụ nữ, bất kể thuộc tôn giáo nào, đều từ chối quan hệ tình dục với đàn ông, khi nào mà chiến tranh tiếp diễn. Phong trào này mạnh đến mức Charles Taylor, cựu chiến lãnh, sau này trở thành tổng thống, phải chấp nhận cho phụ nữ tham gia các cuộc hòa đàm. Cũng chính bà Leymah Gbowee đã có công trong việc đấu tranh để phụ nữ tham gia tuyển cử ở Liberia.
Phụ nữ thứ ba của giải Nobel Hòa bình năm nay, bà Tawakkul Karman, người Yemen, cũng là người đã đóng vai trò quyết định trong cuộc đấu tranh cho nữ quyền, cho dân chủ và hòa bình ở Yemen. Bà đã khởi đầu cuộc đấu tranh từ rất lâu trước khi phong trào Mùa Xuân Ả Rập bùng phát.
Cho tới nay, chỉ mới có 12 phụ nữ được trao Giải Nobel Hòa bình trong 110 năm lịch sử giải này. Phụ nữ cuối cùng được trao giải Nobel Hòa bình là nhà bảo vệ môi sinh Kenya Wangari Maathai.
----------------------
VOA
Thứ Sáu, 07 tháng 10 2011
Giải Nobel Hòa bình 2011 được trao cho bà Ellen Johnson Sirleaf, Tổng thống Liberia, cùng với nhà hoạt động cho hòa bình của nước này là bà Leymah Gbowee, và nhà tranh đấu nữ quyền Yemen, bà Tawakkul Karman.
Ủy ban Nobel Na Uy loan báo như thế ngày hôm nay tại Oslo. Họ nói rằng 3 phụ nữ vừa kể cùng đoạt giải thưởng cao quí này vì “cuộc tranh đấu bất bạo động của họ cho sự an toàn của phụ nữ và cho các quyền của phụ nữ.”
Chủ tịch ủy ban, ông Thorbjoern Jagland tán dương thành quả hoạt động của 3 phụ nữ này và nói rằng “chúng ta không thể có được hòa bình lâu dài trên thế giới trừ phi phụ nữ có được cùng những cơ hội trên thế giới như nam giới.”
Bà Ellen Johnson Sirleaf, 72 tuổi, trở thành nữ tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ ở Phi châu năm 2005. Ủy ban Nobel ca ngợi nhà lãnh đạo Liberia này về những nỗ lực cho hòa bình, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và xã hội và tăng cường vị thế của phụ nữ.
Ủy ban tán dương bà Leymah Gbowee, 39 tuổi, về đóng góp của bà cho việc chấm dứt cuộc nội chiến Liberia bằng cách khuyến khích các phụ nữ Cơ đốc giáo và Hồi giáo tham gia một loạt những cuộc biểu tình ngồi lỳ và biểu tình bất bạo động. Năm 2002, bà Gbowee vận động phụ nữ Liberia tham gia một “cuộc đình công tính dục” cho tới khi bạo động chấm dứt.
Trong khi đó, nhà tranh đấu Tawakkul Karman của Yemen, 32 tuổi, được tuyên dương về việc đã đóng “một vai trò lãnh đạo trong cuộc tranh đấu cho nữ quyền và dân chủ và hòa bình ở Yemen.” Bà Karman là một nhân vật tranh đấu hàng đầu ở Yemen trong cuộc vận động Mùa xuân Ả rập. Bà nói với báo chí sau khi đoạt giải rằng bà tặng giải thưởng này cho “giới trẻ của cuộc cách mạng ở Yemen”. Bà nói rằng đây là một chiến thắng trong cuộc nổi dậy ở Yemen chống lại Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Ủy ban Nobel nói rằng họ hy vọng giải thưởng này sẽ có ích cho việc chấm dứt “nạn đàn áp phụ nữ vẫn còn xảy ra ở nhiều quốc gia.”
Ủy ban Nobel Na Uy loan báo như thế ngày hôm nay tại Oslo. Họ nói rằng 3 phụ nữ vừa kể cùng đoạt giải thưởng cao quí này vì “cuộc tranh đấu bất bạo động của họ cho sự an toàn của phụ nữ và cho các quyền của phụ nữ.”
Chủ tịch ủy ban, ông Thorbjoern Jagland tán dương thành quả hoạt động của 3 phụ nữ này và nói rằng “chúng ta không thể có được hòa bình lâu dài trên thế giới trừ phi phụ nữ có được cùng những cơ hội trên thế giới như nam giới.”
Bà Ellen Johnson Sirleaf, 72 tuổi, trở thành nữ tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ ở Phi châu năm 2005. Ủy ban Nobel ca ngợi nhà lãnh đạo Liberia này về những nỗ lực cho hòa bình, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và xã hội và tăng cường vị thế của phụ nữ.
Ủy ban tán dương bà Leymah Gbowee, 39 tuổi, về đóng góp của bà cho việc chấm dứt cuộc nội chiến Liberia bằng cách khuyến khích các phụ nữ Cơ đốc giáo và Hồi giáo tham gia một loạt những cuộc biểu tình ngồi lỳ và biểu tình bất bạo động. Năm 2002, bà Gbowee vận động phụ nữ Liberia tham gia một “cuộc đình công tính dục” cho tới khi bạo động chấm dứt.
Trong khi đó, nhà tranh đấu Tawakkul Karman của Yemen, 32 tuổi, được tuyên dương về việc đã đóng “một vai trò lãnh đạo trong cuộc tranh đấu cho nữ quyền và dân chủ và hòa bình ở Yemen.” Bà Karman là một nhân vật tranh đấu hàng đầu ở Yemen trong cuộc vận động Mùa xuân Ả rập. Bà nói với báo chí sau khi đoạt giải rằng bà tặng giải thưởng này cho “giới trẻ của cuộc cách mạng ở Yemen”. Bà nói rằng đây là một chiến thắng trong cuộc nổi dậy ở Yemen chống lại Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Ủy ban Nobel nói rằng họ hy vọng giải thưởng này sẽ có ích cho việc chấm dứt “nạn đàn áp phụ nữ vẫn còn xảy ra ở nhiều quốc gia.”
-------------------------
BBC
Cập nhật: 09:39 GMT - thứ sáu, 7 tháng 10, 2011
Giải Nobel Hòa bình 2011 đã được trao cho ba người phụ nữ, trong đó có hai người của Liberia, vì tranh đấu cho quyền phụ nữ.
Johnson Sirleaf, nhà hoạt động người Liberia Leymah Gbowee và bà Tawakkul Karman từ Yemen được vinh danh.
Ủy ban Nobel Na Uy nói ba người phụ nữ đã có công "tranh đấu phi bạo lực vì an toàn của phụ nữ và quyền phụ nữ được tham gia đầy đủ vào công tác xây dựng hòa bình".
Bà Karman, 32 tuổi và là mẹ của ba đứa con, nói: "Tôi vô cùng hạnh phúc vì giải thưởng."
Bà cũng là một nhân vật đi đầu trong việc tổ chức biểu tình phản đối Tổng thống Ali Abdullah Saleh hồi tháng Giêng.
Trong khi đó, bà Johnson Sirleaf, 72 tuổi, là một kinh tế gia đào tạo ở Harvard, trở thành tổng thống nữ được bầu lên một cách dân chủ lần đầu tiên ở châu Phi năm 2005.
Tháng này sẽ có cuộc bầu cử tổng thống ở Liberia.
Bà được xem là nhà cải cách và hoạt động hòa bình ở Liberia khi mới được bầu. Nhưng gần đây, những người chống đối trong chiến dịch bầu cử tổng thống cáo buộc bà mua phiếu và dùng tiền chính phủ để tranh cử. Bà bác bỏ mọi cáo buộc.
Liberia trong nhiều năm hứng chịu hậu quả của nội chiến cho mãi đến 2003.
Nhà hoạt động người Liberia Leymah Gbowee, đã tổ chức nhóm phụ nữ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo chống lại các lãnh chúa nước này.
--------------------
Nobel Peace Prize goes to women's rights activists
OSLO, Norway (AP) — Africa's first democratically elected female president, a Liberian campaigner against rape and a woman who stood up to Yemen's autocratic regime won the Nobel Peace Prize on Friday in recognition of the importance of women's rights in the spread of global peace.
.
.
.
No comments:
Post a Comment