Lã Thụ Nhân dịch từ AsiaNews
8/27/2011
Hà Nội (AsiaNews) - Trung Quốc không chỉ muốn chiếm 85% diện tích mặt nước Biển Đông của các nước khu vực Đông Nam Á, nhưng từ năm 2010 đã thực hiện một chương trình bành trướng nơi tất cả các nước đang phát triển của lục địa này. Đây là ý kiến của các chuyên gia về lịch sử, được khẳng định bởi những gì đang xảy ra tại Việt Nam, nơi có sự hiện diện ngày càng tăng của các doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc, rất nhiều người trong số họ là công nhân bất hợp pháp.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, cựu phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế, thì e sợ rằng "sự xâm lược của Trung Quốc sẽ đưa đất nước vào tay của những người lãnh đạo vô thần và duy vật của Bắc Kinh. Nếu chúng ta mất nước, chúng ta mất tất cả mọi thứ. Và Trung Quốc sẽ buộc Giáo Hội Việt Nam theo mô hình Trung Quốc, sẽ buộc chúng ta tách rời khỏi Tòa Thánh và phá vỡ sự hiệp thông trong Giáo Hội".
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/08 của Người Việt Online, cha tuyên bố rằng "đã làm việc mười năm giữa các tín hữu ở các giáo xứ miền núi xa xôi. Tôi đã chứng kiến hành vi xấu xa của công nhân Trung Quốc, những kẻ bắt nạt dân làng. Nhiều lần sau khi ăn uống, chúng không muốn trả tiền. Và nếu dân làng phản đối, họ sẽ gọi hàng ngàn công nhân khác để tấn công và phá hoại nhà cửa".
Tại Việt Nam, "sự mở rộng kinh tế Trung Quốc" được đại diện bởi người lao động bất hợp pháp Trung Quốc. Gần đây, báo chí và các chuyên gia đã cảnh báo về tình hình bất thường của công nhân Trung Quốc tại Việt Nam. Hầu hết các nhân viên không có các kỹ năng chuyên môn, và các công nhân này đang gây ra sự bất ổn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự, chính trị cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội", vào tháng Năm 2011 đã có 74.000 lao động nước ngoài tại Việt Nam. Trong số các nhân viên làm việc, 90% là người Trung Quốc, đa số là người lao động".
Người Trung Quốc hiện diện trải đều từ tỉnh Lạng Sơn (gần biên giới với Trung Quốc) đến Cà Mau (tỉnh cực nam). Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch của Quốc hội (nguyên là Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH), nói rằng bà "lo ngại về các công nhân Trung Quốc bởi vì họ hiện diện khắp nước, cả xa xôi như tỉnh Cà Mau".
Và hầu hết họ là bất hợp pháp. UBND tỉnh Ninh Bình đã thừa nhận trên 2.000 công nhân Trung Quốc có mặt ở tỉnh này, trong đó có 1.500 người không có giấy phép lao động. Lao động nhập cư là bất hợp pháp. Ngay cả ở Tây Nguyên: các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch gây tranh cãi về khai thác bauxite ở Nhân Cơ, Tân Rai với hàng ngàn công nhân Trung Quốc, nhưng chỉ 25% trong số họ có giấy phép. Ở địa bàn tỉnh Cà Mau, chỉ có 690 người trên 1.700 nhân viên được phép làm việc”.
Một quan chức về Lao động và Xã hội của tỉnh Cà Mau nói với hãng Tin Tức Á Châu rằng "vào tháng Tám năm nay, khi chúng tôi đi vào nhà máy kiểm tra, vị Giám đốc, người Trung Quốc, đã vắng mặt và đã kêu nhân viên của mình đi khỏi (nhà máy). Vì vậy, chúng tôi không biết chính xác có bao nhiêu người".
Một ký giả từ Quảng Ngãi giải thích rằng "lý do đằng sau tình trạng này là các dự án xây dựng của chính quyền Việt Nam trao tặng cho các nhà thầu Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc đã thực hiện các dự án ở khắp nơi".
Người dân Thanh Hóa nói rằng "khi các công nhân Trung Quốc vào các cửa tiệm, thường họ bắt đầu gây phiền toái. Đã có người chứng kiến tận mắt những người buôn bán bị đánh đập. Hàng trăm người, đôi khi người dân bị tấn công bằng dùi cui. Chính quyền địa phương không có quyền lực và người dân mất niềm tin. Người dân phải tự bảo vệ mình".
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, cựu phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế, thì e sợ rằng "sự xâm lược của Trung Quốc sẽ đưa đất nước vào tay của những người lãnh đạo vô thần và duy vật của Bắc Kinh. Nếu chúng ta mất nước, chúng ta mất tất cả mọi thứ. Và Trung Quốc sẽ buộc Giáo Hội Việt Nam theo mô hình Trung Quốc, sẽ buộc chúng ta tách rời khỏi Tòa Thánh và phá vỡ sự hiệp thông trong Giáo Hội".
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/08 của Người Việt Online, cha tuyên bố rằng "đã làm việc mười năm giữa các tín hữu ở các giáo xứ miền núi xa xôi. Tôi đã chứng kiến hành vi xấu xa của công nhân Trung Quốc, những kẻ bắt nạt dân làng. Nhiều lần sau khi ăn uống, chúng không muốn trả tiền. Và nếu dân làng phản đối, họ sẽ gọi hàng ngàn công nhân khác để tấn công và phá hoại nhà cửa".
Tại Việt Nam, "sự mở rộng kinh tế Trung Quốc" được đại diện bởi người lao động bất hợp pháp Trung Quốc. Gần đây, báo chí và các chuyên gia đã cảnh báo về tình hình bất thường của công nhân Trung Quốc tại Việt Nam. Hầu hết các nhân viên không có các kỹ năng chuyên môn, và các công nhân này đang gây ra sự bất ổn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự, chính trị cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội", vào tháng Năm 2011 đã có 74.000 lao động nước ngoài tại Việt Nam. Trong số các nhân viên làm việc, 90% là người Trung Quốc, đa số là người lao động".
Người Trung Quốc hiện diện trải đều từ tỉnh Lạng Sơn (gần biên giới với Trung Quốc) đến Cà Mau (tỉnh cực nam). Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch của Quốc hội (nguyên là Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH), nói rằng bà "lo ngại về các công nhân Trung Quốc bởi vì họ hiện diện khắp nước, cả xa xôi như tỉnh Cà Mau".
Và hầu hết họ là bất hợp pháp. UBND tỉnh Ninh Bình đã thừa nhận trên 2.000 công nhân Trung Quốc có mặt ở tỉnh này, trong đó có 1.500 người không có giấy phép lao động. Lao động nhập cư là bất hợp pháp. Ngay cả ở Tây Nguyên: các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch gây tranh cãi về khai thác bauxite ở Nhân Cơ, Tân Rai với hàng ngàn công nhân Trung Quốc, nhưng chỉ 25% trong số họ có giấy phép. Ở địa bàn tỉnh Cà Mau, chỉ có 690 người trên 1.700 nhân viên được phép làm việc”.
Một quan chức về Lao động và Xã hội của tỉnh Cà Mau nói với hãng Tin Tức Á Châu rằng "vào tháng Tám năm nay, khi chúng tôi đi vào nhà máy kiểm tra, vị Giám đốc, người Trung Quốc, đã vắng mặt và đã kêu nhân viên của mình đi khỏi (nhà máy). Vì vậy, chúng tôi không biết chính xác có bao nhiêu người".
Một ký giả từ Quảng Ngãi giải thích rằng "lý do đằng sau tình trạng này là các dự án xây dựng của chính quyền Việt Nam trao tặng cho các nhà thầu Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc đã thực hiện các dự án ở khắp nơi".
Người dân Thanh Hóa nói rằng "khi các công nhân Trung Quốc vào các cửa tiệm, thường họ bắt đầu gây phiền toái. Đã có người chứng kiến tận mắt những người buôn bán bị đánh đập. Hàng trăm người, đôi khi người dân bị tấn công bằng dùi cui. Chính quyền địa phương không có quyền lực và người dân mất niềm tin. Người dân phải tự bảo vệ mình".
.
.
.
No comments:
Post a Comment