Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2011-08-29
200 Nhà Dân chủ, Giáo sư Đại học, Đại biểu Quốc hội và các Nhà hoạch định chính sách của 36 quốc gia trên khắp năm châu đã về Đài Bắc họp Đại hội Dân chủ Á châu trong hai ngày 22 và 23.8 vừa qua.
Giáo sư George W. Tsai (bên trái), GS Võ Văn Ái (giữa) đúc kết thành quả Đại hội tại Đại hội Dân chủ Á châu tổ chức tại Đài Bắc hai ngày 22 và 23.8 . Photo courtesy of queme.net
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam được mời tham dự Đại hội trong tư cách đại biểu cho Việt Nam. Hà Nội gửi một quan sát viên đến đại hội nhưng không tham gia các tổ hội thảo hay đọc tham luận.
Mục tiêu của Đại hội nhằm nghiên cứu sự liên hệ giữa dân chủ và phát triển trong xã hội ngày nay, cũng như khảo sát những phương pháp tối hậu thực hiện dân chủ.
Nhiệm vụ của Đại hội đối với các nước Á châu là ủng hộ các phong trào dân chủ, thăng tiến đồng bộ các phong trào này, và tìm những đường hướng phát triển dân chủ. Bốn mục tiêu nhắm tới là tập họp các nhà dân chủ Á châu để chia sẻ kinh nghiệm, vận dụng ý chí để thực hiện dân chủ nơi các vùng miền khác nhau, liên hệ các phong trào dân chủ với sự phát triển kinh tế xã hội, và liên kết dân chủ với vấn đề tăng trưởng, bình đẳng và công bằng xã hội.
Ông Vương Kim Bình, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, và Phó Tổng thống Đài Loan, Vincent Siew, đọc diễn văn khai mạc Đại hội.
Đại hội chia thành 10 tổ thảo luận qua 10 đề tài : Con đường đưa tới dân chủ và phát triển; Tăng trưởng và Bình đẳng : thử thách dân chủ tại Châu Á; Quyền năng của Xã hội dân sự; Phụ nữ Á châu tham gia chính trị; Vai trò truyền thông dân chủ; Giới trẻ tham gia thăng tiến dân chủ; Giáo dục dân chủ; Sự đói nghèo và dân chủ; Đa văn hóa và dân chủ; Công nghệ và dân chủ.
Đại hội chia thành 10 tổ thảo luận qua 10 đề tài : Con đường đưa tới dân chủ và phát triển; Tăng trưởng và Bình đẳng : thử thách dân chủ tại Châu Á; Quyền năng của Xã hội dân sự; Phụ nữ Á châu tham gia chính trị; Vai trò truyền thông dân chủ; Giới trẻ tham gia thăng tiến dân chủ; Giáo dục dân chủ; Sự đói nghèo và dân chủ; Đa văn hóa và dân chủ; Công nghệ và dân chủ.
Hiện trạng dân chủ ở châu Á
Đại hội kết thúc với hai phiên khoáng đại : đúc kết thành quả Đại hội do ông Võ Văn Ái và Giáo sư George W. Tsai làm chủ tọa, và khoáng đại 2 do ông Teh-Fu Huang, Chủ tịch Đài loan Dân chủ Cơ kim hội đọc Tuyên ngôn Đại hội Dân chủ Á châu.
Liên quan đến Việt Nam, Ông Chủ tịch Teh-Fu Huang nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 27 điểm rằng :
“Chúng tôi được báo động khẩn trương về tình hình chính trị tệ hại tại Á châu như trường hợp các nước Thái Lan, Cam-Bốt, Lào và Sri Lanka. Đồng thời, trường hợp các nước Miến Điện, Bắc Triều Tiên và Việt Nam vẫn còn là ba quốc gia đàn áp nhất trên địa cầu.
Chúng tôi vinh danh và tưởng nhớ đông đảo những nạn nhân vô danh hay hữu danh tranh đấu cho nhân quyền song song với những nhà quán quân cho nhân quyền và dân chủ như ông Munir ở Nam Dương, Somchai Neelapaijit ở Thái Lan, Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam, Liu Shiu Bao và Ai Wei Wei ở Trung quốc. Bằng sự chia sẻ và làm nhân chứng, chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền, và hồi phục tình liên đới với những ai đấu tranh chống lại các chính quyền phi dân chủ tại Châu Á”.
Ngoại trưởng Đài Loan, Yang Jin-Tien, đọc diễn văn bế mạc Đại hội ca ngợi cuộc gặp gỡ quan trọng của những nhà dân chủ và nhân vật quốc tế tại Đại hội Dân chủ Á châu lần thứ nhất.
Ông nói :
“Thật phấn khởi cho chúng tôi khi các nhà dân chủ, các nhà hoạch định chính sách gặp gỡ nhau tại Đài Loan, để đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa tại Châu Á tới đỉnh cao. Những biến cố hiện thời cho thấy các lời kêu gọi cho sự đổi thay đang truyền lan thế giới minh chứng rằng dân chủ và tự do là lý tưởng mà mọi dân tộc tìm kiếm”.
Chiều ngày 22.8, Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, tiếp tại Phủ Tổng thống trong vòng hơn một giờ đồng hồ để trao đổi về vấn đề thăng tiến dân chủ tại Á châu với phái đoàn 14 người đại diện cho 200 đại biểu, bao gồm các Giáo sư và Nghiên cứu sư về chính trị học tại Viện Nghiên cứu Hoover, Đại học Berkeley, Đại học Chicago ở Hoa Kỳ, Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi, Đại học Jain, Ấn Độ, Đại học Quốc gia Đài Bắc, Viện Nghiên cứu Chiến lược Phi Luật Tân, Giám đốc Vụ Trung quốc của Trung tâm Jimmy Carter, Giám đốc Diễn đàn Dân chủ thuộc Tổ chức Quốc gia Tài trợ Dân chủ, Hoa Kỳ, Giám đốc Trung tâm quốc tế Chuyển tiếp dân chủ, Hung Gia Lợi; Giám đốc Hội đồng Quốc tế Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Dân biểu Quốc hội Lithuania, và ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam.
Sau đó tại Quốc hội Đài Loan, Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình cũng tiếp phái đoàn gần một giờ đồng hồ trao đổi vấn đề dân chủ tại Châu Á.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Đài Bắc, Đài Loan
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------------
200 Nhà Dân chủ trên thế giới, Nghiên cứu sư, Giáo sư chính trị học, Đại biểu Quốc hội họp Đại hội Dân chủ Á châu tại Đài Bắc
Tông thống Đài Loan và Chủ tịch Quốc hội Đài Loan tiếp riêng 14 nhà Dân chủ
ĐÀI BẮC, ngày 25.8.2011 (QUÊ MẸ) - 200 Nhà Dân chủ, Giáo sư Đại học, Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách của 36 quốc gia trên khắp năm châu, trong có 16 quốc gia Á châu, về Đài Bắc họp Đại hội Dân chủ Á châu trong hai ngày 22 và 23.8.2011. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam được mời tham dự Đại hội trong tư cách đại biểu cho Việt Nam. Hà Nội gửi một quan sát viên đến đại hội nhưng không tham gia các tổ hội thảo hay đọc tham luận.
Mục tiêu của Đại hội nhằm nghiên cứu sự liên hệ giữa dân chủ và phát triển trong xã hội ngày nay, cũng như khảo sát những phương pháp tối hậu thực hiện dân chủ. Đặc biệt trước hiện tượng hai nước Trung quốc và Singapore đang phát triển thành những cường quốc kinh tế nhưng lại không có dân chủ.
Nhiệm vụ của Đại hội đối với các nước Á châu là ủng hộ các phong trào dân chủ, thăng tiến đồng bộ các phong trào này, và tìm những đường hướng phát triển dân chủ. Bốn mục tiêu nhắm tới là tiêu tập họp các nhà dân chủ Á châu để chia sẻ kinh nghiệm, vận dụng ý chí để thực hiện dân chủ nơi các vùng miền khác nhau, liên hệ các phong trào dân chủ với sự phát triển kinh tế xã hội, và liên kết dân chủ với vấn đề tăng trưởng, bình đẳng, công bằng xã hội.
Ông Vương Kim Bình, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, và Phó Tổng thống Đài Loan, Vincent Siew, đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Sau đó Đại hội chia thành 10 tổ thảo luận trên 10 đề tài : Con đường đưa tới dân chủ và phát triển ; Tăng trưởng và Bình đẳng : thử thách dân chủ tại Châu Á ; Quyền năng của Xã hội dân sự ; Phụ nữ Á châu tham gia chính trị ; Vai trò truyền thông dân chủ ; Giới trẻ tham gia thăng tiến dân chủ ; Giáo dục dân chủ ; Sự đói nghèo và dân chủ ; Đa văn hóa và dân chủ ; Công nghệ và dân chủ.
Bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam tham luận về “Vai trò người Phụ nữ Việt Nam trong xã hội và chính trị dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.
Đại hội kết thúc với hai phiên khoáng đại : đúc kết thành quả Đại hội do ông Võ Văn Ái và Giáo sư George W. Tsai làm chủ tọa, và khoáng đại 2 do ông Teh-Fu Huang, Chủ tịch Đài loan Dân chủ Cơ kim hội đọc Tuyên ngôn Đại hội Dân chủ Á châu. Liên quan đến Việt Nam, Ông Chủ tịch Teh-Fu Huang nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 27 điểm rằng :
“Chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền như những giá trị phổ quát và phương thức tiến hành dân chủ tại Châu Átrong tinh thần ôn hòa và phát triển kinh tế.
“Chúng tôi được báo động khẩn trương về tình hình chính trị tệ hại tại Á châu như trường hợp tại các nước Cam-Bốt, Lào và Tích Lan. Đồng thời, trường hợp các nước Miến Điện, Bắc Triều Tiên và Việt Nam vẫn còn là ba quốc gia đàn áp nhất trên địa cầu.
“Chúng tôi vinh danh và tưởng nhớ đông đảo những nạn nhân vô danh hay hữu danh tranh đấu cho nhân quyền song song với những nhà quán quân cho nhân quyền và dân chủ như ông Munir ở Nam Dương, Somchai Neelapaijit ở Thái Lan, Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam, Liu Shiu Bao và Ai Wei Wei ở Trung quốc. Bằng sự chia sẻ và làm nhân chứng, chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền, và hồi phục tình liên đới với những ai đấu tranh chống lại các chính quyền phi dân chủ tại Châu Á”.
Mục tiêu của Đại hội nhằm nghiên cứu sự liên hệ giữa dân chủ và phát triển trong xã hội ngày nay, cũng như khảo sát những phương pháp tối hậu thực hiện dân chủ. Đặc biệt trước hiện tượng hai nước Trung quốc và Singapore đang phát triển thành những cường quốc kinh tế nhưng lại không có dân chủ.
Nhiệm vụ của Đại hội đối với các nước Á châu là ủng hộ các phong trào dân chủ, thăng tiến đồng bộ các phong trào này, và tìm những đường hướng phát triển dân chủ. Bốn mục tiêu nhắm tới là tiêu tập họp các nhà dân chủ Á châu để chia sẻ kinh nghiệm, vận dụng ý chí để thực hiện dân chủ nơi các vùng miền khác nhau, liên hệ các phong trào dân chủ với sự phát triển kinh tế xã hội, và liên kết dân chủ với vấn đề tăng trưởng, bình đẳng, công bằng xã hội.
Ông Vương Kim Bình, Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, và Phó Tổng thống Đài Loan, Vincent Siew, đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Sau đó Đại hội chia thành 10 tổ thảo luận trên 10 đề tài : Con đường đưa tới dân chủ và phát triển ; Tăng trưởng và Bình đẳng : thử thách dân chủ tại Châu Á ; Quyền năng của Xã hội dân sự ; Phụ nữ Á châu tham gia chính trị ; Vai trò truyền thông dân chủ ; Giới trẻ tham gia thăng tiến dân chủ ; Giáo dục dân chủ ; Sự đói nghèo và dân chủ ; Đa văn hóa và dân chủ ; Công nghệ và dân chủ.
Bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam tham luận về “Vai trò người Phụ nữ Việt Nam trong xã hội và chính trị dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.
Đại hội kết thúc với hai phiên khoáng đại : đúc kết thành quả Đại hội do ông Võ Văn Ái và Giáo sư George W. Tsai làm chủ tọa, và khoáng đại 2 do ông Teh-Fu Huang, Chủ tịch Đài loan Dân chủ Cơ kim hội đọc Tuyên ngôn Đại hội Dân chủ Á châu. Liên quan đến Việt Nam, Ông Chủ tịch Teh-Fu Huang nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 27 điểm rằng :
“Chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền như những giá trị phổ quát và phương thức tiến hành dân chủ tại Châu Átrong tinh thần ôn hòa và phát triển kinh tế.
“Chúng tôi được báo động khẩn trương về tình hình chính trị tệ hại tại Á châu như trường hợp tại các nước Cam-Bốt, Lào và Tích Lan. Đồng thời, trường hợp các nước Miến Điện, Bắc Triều Tiên và Việt Nam vẫn còn là ba quốc gia đàn áp nhất trên địa cầu.
“Chúng tôi vinh danh và tưởng nhớ đông đảo những nạn nhân vô danh hay hữu danh tranh đấu cho nhân quyền song song với những nhà quán quân cho nhân quyền và dân chủ như ông Munir ở Nam Dương, Somchai Neelapaijit ở Thái Lan, Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam, Liu Shiu Bao và Ai Wei Wei ở Trung quốc. Bằng sự chia sẻ và làm nhân chứng, chúng tôi tái xác nhận sự cam kết về những nguyên tắc cơ bản cho dân chủ và nhân quyền, và hồi phục tình liên đới với những ai đấu tranh chống lại các chính quyền phi dân chủ tại Châu Á”.
Ngoại trưởng Đài Loan, Yang Jin-Tien, đọc diễn văn bế mạc Đại hội ca ngợi cuộc gặp gỡ quan trọng của những nhà dân chủ và nhân vật quốc tế tại Đại hội Dân chủ Á châu lần thứ nhất. Ông nói : “Thật phấn khởi cho chúng tôi khi các nhà dân chủ, các nhà hoạch định chính sách gặp gỡ nhau tại Đài Loan, để đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa tại Châu Á tới đỉnh cao (…) Những biến cố hiện thời cho thấy các lời kêu gọi cho sự đổi thay đang truyền lan thế giới minh chứng rằng dân chủ và tự do là lý tưởng mà mọi dân tộc tìm kiếm”.
Chiều ngày 22.8, ông Võ Văn Ái cùng với 13 nhân vật quốc tế (Giáo sư Viện Nghiên cứu Hoover, Hoa Kỳ, Larry Diamond ; Giáo sư Chính trị học Đại học Quốc gia Đài Bắc, Yun-Han Chu ; Khoa trưởng Á châu Thái Bình dương, Đại học Quốc gia Úc, Andrew MacIntyre ; Tiến sĩ Marc Plattner, Giám đốc Diễn đàn Dân chủ thuộc Tổ chức Quốc gia Tài trợ Dân chủ, Hoa Kỳ ; Tiến sĩ Sandeep Shastri, Phó Viện trưởng Đại học Jain, Ấn Độ ; Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Yang Da Li ; Dân biểu Quốc hội Lithuania, Mantas Adomenas ; Giáo sư Bang giao quốc tế, Đại học William & Mary, Hoa Kỳ, T. J. Cheng ; Giám đốc Trung tâm Carter, Vụ Trung quốc, Liu Ya-wei ; Giáo sự Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Berkeley, Hoa Kỳ, T. J. Pempel ; Giám đốc Trung tâm quốc tế Chuyển tiếp dân chủ, Hung Gia Lợi, Istvan Gyarmati ; Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển, Phi Luật Tân, bà Carolina Hernandez ; Giám đốc Hội đồng Quốc tế Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Robert LaGamma) đại diện cho 200 đại biểu tham dự Đại hội Dân chủ Á châu đã được Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu tiếp tại Phủ Tổng thống trong vòng hơn một giờ đồng hồ để trao đổi về vấn đề thăng tiến dân chủ tại Á châu.
Sau đó tại Quốc hội Đài Loan, Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình tiếp phái đoàn 14 nguời gần một giờ đồng hồ trao đổi vần đề dân chủ tại Châu Á.
Chiều ngày 22.8, ông Võ Văn Ái cùng với 13 nhân vật quốc tế (Giáo sư Viện Nghiên cứu Hoover, Hoa Kỳ, Larry Diamond ; Giáo sư Chính trị học Đại học Quốc gia Đài Bắc, Yun-Han Chu ; Khoa trưởng Á châu Thái Bình dương, Đại học Quốc gia Úc, Andrew MacIntyre ; Tiến sĩ Marc Plattner, Giám đốc Diễn đàn Dân chủ thuộc Tổ chức Quốc gia Tài trợ Dân chủ, Hoa Kỳ ; Tiến sĩ Sandeep Shastri, Phó Viện trưởng Đại học Jain, Ấn Độ ; Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Yang Da Li ; Dân biểu Quốc hội Lithuania, Mantas Adomenas ; Giáo sư Bang giao quốc tế, Đại học William & Mary, Hoa Kỳ, T. J. Cheng ; Giám đốc Trung tâm Carter, Vụ Trung quốc, Liu Ya-wei ; Giáo sự Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Berkeley, Hoa Kỳ, T. J. Pempel ; Giám đốc Trung tâm quốc tế Chuyển tiếp dân chủ, Hung Gia Lợi, Istvan Gyarmati ; Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển, Phi Luật Tân, bà Carolina Hernandez ; Giám đốc Hội đồng Quốc tế Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Robert LaGamma) đại diện cho 200 đại biểu tham dự Đại hội Dân chủ Á châu đã được Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu tiếp tại Phủ Tổng thống trong vòng hơn một giờ đồng hồ để trao đổi về vấn đề thăng tiến dân chủ tại Á châu.
Sau đó tại Quốc hội Đài Loan, Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình tiếp phái đoàn 14 nguời gần một giờ đồng hồ trao đổi vần đề dân chủ tại Châu Á.
.
.
.
No comments:
Post a Comment